II. CHUẨN BỊ 1 Giáo viên:
2. Học sinh: Ôn lại các đặc trưng vật lí của âm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1. Ổn định tổ chức: 1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:3. Bài mới 3. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Trình chiếu
Click vào liên kết để nghe phân biệt các nốt nhạc -Hai ca sĩ một nam một nữ cùng hát một câu hát, nhưng thường thì giọng nam trầm hơn giọng nữ. Cảm giác về sự trầm bổng của âm được mô tả bằng khái niệm độ cao của âm. - Thực nghiệm, âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao, âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm. - Chú ý: Tần số 880Hz thì gấp đôi tần số 440Hz nhưng không thể nói âm có tần số 880Hz cao gấp đôi âm có tần số 440Hz.
- HS đọc Sgk và ghi nhận đặc trưng sinh lí của âm là độ cao.
Hoạt động 2( phút): Tìm hiểu về độ to của âm
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Trình chiếu
- Click liên kết
- Thực nghiệm, âm có I càng lớn → nghe càng to.
- Tuy nhiên, Fechner và Weber chứng minh rằng cảm giác về độ to của âm lại không tỉ lệ với I mà tỉ lệ với mức cường độ âm.
- Lưu ý: Ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm. Vì các hạ âm và
- HS nghiên cứu Sgk và ghi nhận đặc trưng sinh lí của âm là độ to.
siêu âm vẫn có mức cường độ âm, nhưng lại không có độ to.
Hoạt động 3( phút): Tìm hiểu về âm sắc
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Trình chiếu
- Click vào các liên kêt để nghe giọng hát của các ca sĩ, tiếng các nhạc cụ, các loại vật
- Ba ca sĩ cùng hát một câu hát ở cùng một độ cao → dễ dàng phân biệt được đâu là giọng của ca sĩ nào. Tương tự như một chiếc đàn ghita, một chiếc đàn viôlon và một chiếc kèn săcxô → Sỡ dĩ phân biệt được ba âm đó vì chúng có âm sắc khác nhau. - Nhìn vào đồ thị dao động hình 10.6, ta có nhận xét gì?
- Y/c HS nghiên cứu ở Sgk cơ chế hoạt động của đàn oocgan.
- HS nghiên cứu Sgk và ghi nhận đặc trưng sinh lí của âm là âm sắc.
- Đồ thị dao động có dạng khác nhau nhưng có cùng T.
- HS đọc Sgk để tìm hiểu.
IV.CỦNG CỐ:
2.5. Kết luận chương 2
Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 2, cụ thể là 1. Xây dựng thư viện tư liệu
- Tranh ảnh, các hình vẽ SGK, SBT, một số hình ảnh chụp các thiết bị trong thực tế từ máy ảnh kỹ thuật số
- Xây dựng một số thí nghiệm mô phỏng dưới dạng phim video giáo khoa để đưa vào BGĐT
- Tải một số hình ảnh, thí nghiệm từ mạng internet
2. Thiết kế 5 BGĐT hỗ trợ phương pháp dạy học truyền thống. Trong mỗi bài có chỉ rõ sự hỗ trợ của MVT trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. 3. Một số kết quả điều tra, thăm dò về tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học từ đó đề xuất một số hướng khắc phục.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1.1. Đối tượng thực nghiệm 3.1.1. Đối tượng thực nghiệm
Học sinh lớp 12 thuộc 2 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An và trường THPT Dân tộc nội trú Quế Phong năm học 2009-2010.
Quá trình thực nghiệm được tiến hành tại trường Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An gồm 4 lớp và trường THPT Dân tộc nội trú Quế Phong gồm 2 lớp có kết quả học tập chung tương đương nhau (theo kết quả học tập năm học 2008 - 2009). Trong đó các lớp thực nghiệm là 12A1 (38 HS) , 12C2 (22 HS) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh và 12A1 (52HS) - Trường THPT Dân tộc nội trú Quế Phong , các lớp dùng để đối chứng là 12A2 (37 HS) , 12C1 (26 HS) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh và 12A2 (48HS) - Trường THPT Dân tộc nội trú Quế Phong
Lý do tôi chọn thực nghiệm tại các trường này là:
Đây là 2 trường thuộc hệ thống trường DTNT của tỉnh Nghệ An nhưng phong trào triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học diễn ra khá mạnh đó là thuận lợi để tôi tiến hành thực nghiệm.
Học sinh ở trường mặt bằng chung tương đối đồng đều
Cơ sở vật chất bước đầu thuận lợi, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu về thiết bị để tiến hành giảng dạy với BGĐT.
3.1.2. Mục đích thực nghiệm
Mục đích của thực nghiệm sư phạm là nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài từ đó rút ra những kết luận cần thiết nhằm cải tiến, khắc phục những hạn chế và bổ sung cơ sở lý luận sao cho phù hợp.
Khẳng định tính khả thi của đề tài
3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.2.1. Nội dung thực nghiệm 3.2.1. Nội dung thực nghiệm
Đối với các lớp thực nghiệm được chọn giáo viên giảng dạy theo BGĐT đã được thiết kế
Đối các lớp đối chứng giáo viên soạn giảng thông thường không có sự hỗ trợ của máy vi tính dưới bất kì hình thức nào.
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm3.2.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm 3.2.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành chọn 6 lớp có kết quả học tập tương đối đồng đều với tổng số học sinh là 204 em, trong đó lớp thực nghiệm là 102 em và lớp đối chứng 102 em.
3.2.2.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm
Sau khi xin ý kiến của lãnh đạo trường và tổ chuyên môn về kế hoạch tiến hành thực nghiệm. Chúng tôi triển khai kế hoạch như dự kiến, chọn ra 6 lớp, trong đó ba lớp đối chứng giảng dạy theo các phương pháp truyền thống không có sự hỗ trợ của máy vi tính, còn ba lớp thực nghiệm sử dụng BGĐT. Các lớp được chọn có sĩ số, điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất lượng học tập vật lý là tương đương nhau. Như vậy kích thước và chất lượng của mẫu đã thoả mãn yêu cầu của thực nghiệm sư phạm. Tất cả các giờ học ở lớp thực nghiệm đều được quan sát và ghi chép về tiến trình dạy học. Sau các tiết học chúng tôi tổ chức cho các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm làm cùng một đề kiểm tra 45 phút. Ngoài ra sau các tiết học với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn chúng tôi trao đổi và rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và các vấn đề như phương pháp giảng dạy, phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, hệ thống câu hỏi dẫn dắt vấn đề, tác phong sư phạm của giáo viên, các tiêu chí về thiết kế BGĐT…Kết quả thực nghiệm được rút ra từ sự so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về kết quả bài làm của các học sinh. Bên cạnh đó là các ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp, ý kiến thăm dò từ việc trao đổi phỏng vấn một số học sinh.
3.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.3.1. Kết quả định tính 3.3.1. Kết quả định tính
Qua quan sát giờ học ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng được tiến hành theo tiến trình đã được xây dựng, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:
- Đối với các lớp đối chứng, mặc dù dạy theo chương trình SGK 12 mới nhưng hầu như không có một thí nghiệm đưa vào giảng dạy. Phương pháp giảng dạy chủ yếu là diễn giảng và thông báo. Học sinh đa phần ghi chép và ít tham gia vào xây dựng bài.
- Đối với các lớp thực nghiệm, phần lớn các thí nghiệm trong SGK đều được thực hiện thông qua các TNMP, các mô hình, hình ảnh về sóng cơ, sóng âm, truyền sóng…. Các hoạt động của GV và HS diễn ra trong tiết học chủ động và tích cực. HS hứng thú và tự giác trong các hoạt động học tập, HS rất tập trung theo dõi quá trình định hướng của GV,