KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố cá lưu vực sông đằm, sông đạt và sông chu thuộc địa bàn huyện thường xuân thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 96 - 98)

VI. Bộ cá Vược Perciformes (14) Họ cá Rô mo Percichthyidae

90. Cá Chành dục Channa orientalis Schneider,

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

1. Trên lưu vực các sông: Đằm, Đạt và Chu thuộc địa bàn huyện Thường Xuân có 90 loài cá thuộc 63 giống, 21 họ và 6 bộ. Trong đó có 2 loài cá rộng muối, phân bố cả ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn; 7 loài là cá nhập nội; 37 loài cá kinh tế.

2. Có 3 loài cá được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 2 loài ở mức độ VU, 1 loài ở mức độ EN. Có 37 loài cá có giá trị kinh tế, 7 loài cá làm cảnh và 12 loài làm thuốc

3. Bổ sung cho hệ thống sông Chu 36 loài, chủ yếu tập trung ở bộ cá Chép (Cypriniformes) với 21 loài (chiếm 58,33% tổng số loài mới phát hiện), tiếp đến là bộ cá Vược (Perciformes) với 7 loài (chiếm 19,44% tổng số loài mới được phát hiện), bộ cá Nheo (Siluriformes) có 5 loài (chiếm 13,89% tổng số loài mới được phát hiện), và bộ cá Hồng nhung (Characiformes) có 2 loài (chiếm 5,55% tổng số loài mới được phát hiện) và bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) chỉ có 1 loài (chiếm 2,78% tổng số loài mới được phát hiện).

4. Khu vực nghiên cứu có thành phần loài gần với khu hệ cá Sông Chu (R = 0,26), Sông Con (R = 0,3) và Sông Ngàn Sâu (R = 0,28) nhưng có quan hệ thành phần loài xa với các khu hệ cá Sông Gianh (R = 0,44), Sông Thạch Hãn (R = 0,52) và Sông Bến Hải (R = 0,52).

5. Trong tổng số 90 loài thu được có 31 loài phân bố ở độ cao trên 100m (chiếm 34,44%), có 80 loài phân bố ở độ cao dưới 100m (chiếm 88,89%), có 32 loài phân

bố tại các điểm có độ cao trên 100m và dưới 100m (chiếm 35,55% tổng số loài). Càng lên khu vực đầu nguồn thì số lượng các loài càng giảm.

6. Các mối đe dọa chính đến Đa dạng sinh học cá tại địa phương là tình trạng săn bắt cá bừa bãi bằng nhiều dụng cụ có tính chất hủy diệt hàng loạt như lưới quét, kích điện, bom mìn... do xây dựng công trình thủy điện làm thay đổi môi trường, sinh cảnh tại khu vực.

ĐỀ NGHỊ

1. Quy định các phương tiện và mùa vụ khai thác và đánh bắt cá cụ thể, nghiêm cấm các phương tiện, dụng cụ đánh bắt có tính chất hủy diệt như lưới quét, kích điện, bom mìn...

2. Trước khi xây dựng các công trình thủy điện cần xem xét mức độ ảnh hưởng của công trình tới đa dạng sinh học các loài cá nói riêng và đa dạng hệ động – thực vật tại nơi tiến hành xây dựng công trình. Từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn nguồn gen Động – thực vật tại địa phương.

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố cá lưu vực sông đằm, sông đạt và sông chu thuộc địa bàn huyện thường xuân thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w