So sánh thành phần loài cá lưu vực sông Đằm, sông Đạt và sông Chu với thành phần loài cá ở các khu hệ lân cận

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố cá lưu vực sông đằm, sông đạt và sông chu thuộc địa bàn huyện thường xuân thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 27 - 29)

V Bộ cá Mang liền Synbranchiformes

3.1.4. So sánh thành phần loài cá lưu vực sông Đằm, sông Đạt và sông Chu với thành phần loài cá ở các khu hệ lân cận

phần loài cá ở các khu hệ lân cận

Thành phần loài cá ở lưu vực sông Đằm, sông Đạt và sông Chu đặc trưng cho thành phần loài cá khu hệ núi cao nhiệt đới. Để thấy rõ hơn tính đa dạng và phong phú về thành phần loài cá tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh số lượng thành phần loài với các khu hệ lân cận: Sông Chu – Thanh Hóa [10], Sông Con – Nghệ An [12], Sông Ngàn Sâu – Hà Tĩnh [33], Sông Gianh – Quảng Bình [32], Sông Thạch Hãn – Quảng Trị [46], Sông Bến Hải – Quảng Trị [13] (bảng 3.4) (các loài chung của các khu hệ được thể hiện qua Phụ lục 5).

Bảng 3.4. Số loài chung và hệ số gần gũi của cá sông Đằm, sông Đạt và sông Chu và các khu vực khác S tt Khu hệ cá Tổng số loài Số loài chung R (*) Tỉ lệ % (**)

1 Sông Chu 94 49 0,26 54,44 Nguyễn Hữu Dực, 2004 [10]

2 Sông Con 88 46 0,3 51,11 Lê Văn Đức, 2006 [12]

3 Sông Ngàn Sâu 77 44 0,28 48,89 Vũ Thị Liên Phượng, 2009 [33] 4 Sông Gianh 123 46 0,44 51,11 Mai Thị Thanh Phương,2010 [32] 5 Sông Thạch Hãn 144 45 0,52 50 Hồ Anh Tuấn, 2010 [46]

6 Sông Bến Hải 107 38 0,52 42,22 Nguyễn Văn Giang, 2010 [13]

Ghi chú: (**)Tỉ lệ so với 90 loài cá ở lưu vực sông Đằm, sông Đạt và sông Chu. (*): Hệ số gần gũi R.

Hình 3.4. Tỉ lệ % các loài giống nhau trong các khu hệ

Qua bảng 3.4 nhận thấy so với các khu hệ khác, khu vực nghiên cứu có độ đa dạng thành phần loài là trung bình. So với các khu hệ khác, khu vực nghiên cứu có độ đa dạng thành phần loài thấp hơn khu hệ cá sông Chu, sông Con, sông Gianh, sông Thạch Hãn và sông Bến Hải nhưng lại có độ đa dạng cao hơn sông Ngàn Sâu.

Qua bảng 3.4 và hình 3.4 nhận thấy, số loài chung của khu vực nghiên cứu so với Sông Chu là cao nhất (54,44%) và có hệ số gần gũi là thấp nhất (R = 0,26), do giữa hai khu hệ có sự khác ít về thành phần loài. Điều này là do các sông của khu vực nghiên cứu là thành phần của lưu vực sông Chu, cùng nằm trong khu vực địa lí và cả hai khu hệ có điều kiện tự nhiên tương đồng nhau do đó có điều kiện sinh thái

giống nhau.

Quan hệ thành phần loài với các khu hệ có chỉ số R tăng dần từ Bắc vào Nam, thành phần loài cá khu vực nghiên cứu với khu hệ cá Sông Con, sông Ngàn Sâu có quan hệ gần nhau hơn (R = 0,28 – 0,3) do trong cùng khu phân bố địa lí cá nước ngọt (thuộc khu phân bố địa lí cá số IV) [22], là khu vực chuyển tiếp giữa Miền Bắc và Miền Nam do đó có điều kiện sinh thái, đặc điểm địa lí, thuỷ văn tương đồng do đó thành phần loài cá giữa các khu hệ khác nhau rất ít.

So với khu hệ cá sông Gianh, Sông Thạch Hãn và Sông Bến Hải – thuộc khu phân bố địa lí chuyển tiếp (khu phân bố địa lí cá số X) [22], nên có quan hệ xa hơn (R = 0,44 – 0,52). Mặc dù có tỉ lệ loài chung nhau khá cao nhưng hệ số gần gũi của các các khu hệ lại khá cao, và các khu hệ rất khác nhau về thành phần loài. Điều này là do các khu hệ cách xa nhau về mặt địa lí, điều kiện tự nhiên, sinh thái, thuỷ văn của các khu hệ khác nhau vì vậy thành phần loài cá của các khu hệ là khác nhau.

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố cá lưu vực sông đằm, sông đạt và sông chu thuộc địa bàn huyện thường xuân thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w