Đặc điểm hình thái một số quần thể cá ở Sông Đằm, Sông Đạt và Sông Chu

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố cá lưu vực sông đằm, sông đạt và sông chu thuộc địa bàn huyện thường xuân thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 85 - 88)

VI. Bộ cá Vược Perciformes (14) Họ cá Rô mo Percichthyidae

3.3.Đặc điểm hình thái một số quần thể cá ở Sông Đằm, Sông Đạt và Sông Chu

90. Cá Chành dục Channa orientalis Schneider,

3.3.Đặc điểm hình thái một số quần thể cá ở Sông Đằm, Sông Đạt và Sông Chu

Số mẫu phân tích: 1.

Địa điểm thu mẫu: Xuân Lẹ. Mô tả: L = 119,1mm; Lo = 96,4mm; D = 34; P = 1.16; V= 1.5; A = 23; L.1 = 43; Vảy trước vây lưng = 7. Lo H (%) = 18,67; LoT (%) = 31,12; T O (%) = 17,33; OOT (%) = 33,66.

Thân tròn dài. Đầu ngắn, dẹp bằng. Miệng rộng, rạch miệng đến gần hết viền sau mắt. Mắt tương đối lớn, đường kính mắt nhỏ hơn khoảng cách hai mắt. Lỗ mũi trước hình ống dài. Vây lưng không có tia cứng. Khởi điểm vây lưng tương đương khởi điểm vây bụng. Vây lưng và vây hậu môn dài.

Thân có màu xám đen. Các vây lưng, vây ngực và vây hậu môn có viền trắng.

3.3. Đặc điểm hình thái một số quần thể cá ở Sông Đằm, Sông Đạt và Sông Chu Chu

Trên cơ sở mẫu thu, chúng tôi tiến hành so sánh đặc điểm hình thái giữa các quần thể của một số loài ở các địa điểm thu mẫu (bao gồm các loài có số lượng mẫu trên 5 ở các xã thượng nguồn và hạ nguồn, các địa điểm có các sinh cảnh khác nhau)

để thấy được những sai khác về môi trường sống và khoảng cách địa lí ở hai khu vực đã dẫn đến những sai khác về hình thái của các loài (áp dụng nguyên tắc Cách li địa lí và sự khác biệt về điều kiện môi trường là cơ sở tạo ra những biến dị của hai chủng quần [25]). Kết quả phân tích được thể hiện như sau:

* Đặc điểm hình thái cá Mại sọc Rasbora steineri

Bảng 3.7: Một số tỉ lệ hình thái sai khác của loài Rasbora steineri

STT Tỉ lệ Xuân Cẩm Xuân Chinh

mx X___1 ± CV X___2±mx CV 1 H/Lo 0,23±0,001 1,59 0,23±0,002 3,29 >0,05 2 T/Lo 0,24±0,002 3,39 0,24±0,003 4,63 >0,05 3 O/T 0,31±0,003 3,78 0,32±0,005 5,81 >0,05 4 OO/T 0,37±0,004 3,84 0,37±0,005 4,81 >0,05

Ghi chú : (*): Sai khác có ý nghĩa thống kê.

Qua phân tích 2 quần thể Rasbora steineri(n1= 5, n2 = 7) tại xã Xuân Cẩm và

Xuân Chinh nhận thấy tỉ lệ các phần cơ thể của loài ở hai địa điểm hầu như không có sự sai khác, biên độ biến dị dao động rất hẹp, chỉ dao động từ 0,001– 0,005. Quần thể Rasbora steineri tại xã Xuân Cẩm có sai số (mx) của tỉ lệ các phần cơ thể nhỏ hơn của quần thể tại xã Xuân Chinh. So sánh cho thấy sai khác của tỉ lệ các phần cơ thể không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Hai quần thể tại hai địa điểm có hệ số biến dị (CV) của hai quần thể là tương đương nhau. Tỉ lệ của Cao thân lớn nhất/Chiều dài tiêu chuẩn (H/Lo), Dài đầu/Chiều dài tiêu chuẩn (T/Lo), Đường kính mắt/Dài đầu (O/T), Khoảng cách hai

mắt/Dài đầu (OO/T)của quần thể tại xã Xuân Cẩm nhỏ hơn tại xã Xuân Chinh. * Đặc điểm hình thái cá mương xanh Hemiculter leucisculus

Chúng tôi tiến hành phân tích hai quần thể Cá mương xanh Hemiculter leucisculus(n1 = 10; n2 = 12) tại hai xã Xuân Cẩm và Xuân Cao. Kết quả được trình

bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8: Một số tỉ lệ hình thái sai khác của loài Hemiculter leucisculus

STT Tỉ lệ Xuân Cẩm Xuân Cao

mx X___1 ± CV X___2±mx CV 1 H/Lo 0,21±0,005 4,98 0,25±0,002 3,70 >0,1 2 T/Lo 0,23±0,003 5,03 0,21±0,002 3,50 >0,1 3 O/T 0,27±0,006 4,07 0,26±0,006 5,70 >0,1 4 OO/T 0,26±0,004 5,35 0,29±0,003 5,02 >0,1

Ghi chú : (*): Sai khác có ý nghĩa thống kê.

Nhìn chung, sai số của tỉ lệ các phần cơ thể của hai quần thể Hemiculter leucisculus tại hai xã có biên độ biến dị dao động hẹp (mx dao động từ 0,002 –

0,006). Tỉ lệ O/T của hai quần thể có sai số bằng nhau (mx = 0,006). Tỉ lệ H/Lo, T/Lo và O/T tại xã Xuân Cẩm lại cao hơn xã Xuân Chinh. So sánh cho thấy các tỉ lệ các phần cơ thể sai khác có sự sai khác không rõ và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,1).

Hệ số biến dị của hai quần thể có sự chênh lệch khá rõ, dao động từ 3,50 – 5,70. Tỉ lệ H/Lo, T/Lo, O/T và OO/T của quần thể Hemiculter leucisculus tại xã

Xuân Cẩm có hệ số biến dị cao hơn tại xã Xuân Cao.

Tiến hành phân tích, so sánh hai quần thể Puntius semifasciolatus tại các xã

Xuân Cẩm (n1 = 12) và xã Xuân Chinh (n2 = 14). Kết quả được thể hiện tại bảng 3.9.

Bảng 3.9: Một số tỉ lệ hình thái sai khác của loài Puntius semifasciolatus

STT Tỉ lệ Xuân Cẩm Xuân Chinh

mx X___1 ± CV X___2±mx CV 1 H/Lo 0,32±0,007 6,88 0,35±0,003 5,60 >0,1 2 T/Lo 0,29±0,002 4,40 0,28±0,002 4,62 >0,1 3 O/T 0,33±0,005 8,97 0,34±0,004 6,81 >0,1 4 OO/T 0,36±0,01 6,85 0,37±0,003 5,06 >0,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú : (*): Sai khác có ý nghĩa thống kê.

Qua phân tích nhận thấy biên độ biến dị của hai quần thể Puntius semifasciolatus tại xã Xuân Cẩm và xã Xuân Chinh là hẹp, chỉ từ 0,002 – 0,01. Tỉ lệ

H/Lo, T/O và T/OO của quần thể tại xã Xuân Cẩm thấp hơn xã Xuân Chinh. Tỉ lệ T/Lo của quần thể tại xã Xuân Cẩm lại cao hơn tại xã Xuân Chinh. So sánh cho thấy sự sai khác tỉ lệ các phần cơ thể của hai quần thể không rõ và không có ý nghĩa thống kê (P > 0,1).

Hệ số biến dị của hai quần thể này cũng có sự khác biệt rõ rệt, dao động từ 4,40 – 8,97. Tỉ lệ các phần cơ thể của quần thể Puntius semifasciolatus tại xã Xuân Cẩm nhìn chung có hệ số biến dị là cao hơn quần thể tại xã Xuân Chinh (trừ tỉ lệ T/Lo).

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố cá lưu vực sông đằm, sông đạt và sông chu thuộc địa bàn huyện thường xuân thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 85 - 88)