Hiện trạng nguồn lợi trước và sau khi xây đập thủy điện

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố cá lưu vực sông đằm, sông đạt và sông chu thuộc địa bàn huyện thường xuân thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 94 - 95)

VI. Bộ cá Vược Perciformes (14) Họ cá Rô mo Percichthyidae

3.5.3.Hiện trạng nguồn lợi trước và sau khi xây đập thủy điện

90. Cá Chành dục Channa orientalis Schneider,

3.5.3.Hiện trạng nguồn lợi trước và sau khi xây đập thủy điện

Công trình thủy điện Cửa Đạt được khởi công từ năm 2006 và hoàn thành tháng 12/2010. Bên cạnh việc mang lại lợi ích to lớn cho ngành điện lưới quốc gia thì việc xây dựng công trình tại địa phương đã gây nên nhiều tổn hại và suy giảm cho hệ sinh thái nơi đây nói chung và đa dạng thành phần loài cá nói riêng.

Việc xây dựng công trình đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái nơi đây bằng nhiều hình thức như:

- Sử dụng một khối lượng lớn bom, mìn để phá núi.

- Sử dụng nhiều hóa chất độc hại trong qua trình thi công xây dựng.

- Xây các hồ, đập chứa nước, đập tràn xả lũ, ngăn dòng – đổi dòng chảy của các con sông cũng như làm biến mất một số ngọn núi, sông, suối tại địa phương.

- Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng công trình... Tất cả những hành động trên đã và đang là suy giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản nơi đây.

Qua điều tra của chúng tôi trên một số người dân (phụ lục 4), vào thời điểm trước và trong khi xây dựng, người dân vẫn đánh bắt được nhiều loại cá nhưng sau khi xây dựng thì sản lượng đánh bắt được ít, cá có kích thước nhỏ (bảng 3.12).

stt Tên loài Trước năm 2010 (kg)* Sau năm 2010 (kg)* Tỉ lệ % giảm

1 Cá Nheo - Silurus asotus 0,8 - 1 0,4 -0,6 40 -50

2 Cá Lăng - Hemibagrus guttatus 3 -4 0,8-1,2 70 - 80

3 Ké – Bagarius rutilus 20-25 Không thấy

4 Chép - Cyprinus carpio 7-8 1-1,5 80 - 90

5 Chạch sông - Mastacembelus armatus 1-1,2 0,1-0,3 60 - 90

6 Cá Chuối - Channa maculata 1,5-1,7 1,2 20 - 30

7 Cá Trôi - Cirrhinus molitorela 3-4 1,8 40

8 Cá Dốc - Spinibarbus maensis 1 0,2 80

Ghi chú : * Cá có kích thước lớn nhất

Qua bảng trên nhận thấy nhìn chung tất cá các loài cá sau khi xây dựng hồ thủy điện đều có kích thước, trọng lượng cơ thể giảm đáng kể.

Theo người dân địa phương cho biết, trước khi xây dựng công trình, trung bình mỗi hộ khai thác được 7-8kg cá/hộ/ngày, nhưng hiện nay giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 0,5 -3kg/hộ/ngày (tùy hộ đánh bắt).

Điều này cho thấy việc xây dựng công trình thủy điện có ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản của địa phương. Hay nói cách khác đa dạng thành phần loài cá ở đây đang bị suy giảm cả về số lượng và thành phần loài.

Một phần của tài liệu Thành phần loài và đặc điểm phân bố cá lưu vực sông đằm, sông đạt và sông chu thuộc địa bàn huyện thường xuân thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 94 - 95)