2.5.1. Điều kiện tự nhiên của Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Trường Sơn Bắc, có toạ độ địa lý từ 18035’ - 19030’ vĩ độ Bắc và 103052’ - 105042’ độ kinh Đông, với tổng diện tích 1.637.068 ha (bằng 1/20 diện tích lãnh thổ Việt Nam). Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng về tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An.
Đặc điểm chung của lãnh thổ Nghệ An là một tổng thể tự nhiên nhiệt đới ẩm điển hình, với đủ các loại cảnh quan. Tổng thể này lại thay đổi theo mùa và mang đặc tính khắc nhiệt của miền Trung.
Địa hình Nghệ An có thể chia ra 3 vùng cảnh quan: Vùng núi cao (chiếm 70,0% diện tích), vùng gò đồi (13,0%), vùng đồng bằng Nghệ An chỉ chiếm khoảng 10,0% diện tích của tỉnh và bị đồi núi chia cắt thành vùng đồng bằng phù sa và dải cát ven biển. Đồng bằng phù sa gồm các dải đồng bằng của huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên.
Khí hậu Nghệ An mang đặc tính nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm cơ bản là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa mưa. Hàng năm đất Nghệ An nhận được trung bình 120 - 140 kcal/cm2 bức xạ mặt trời, nhiệt độ trung bình 250 - 240C, tổng nhiệt trên 90000C. Mỗi năm có trên 30 ngày nhiệt độ dưới 100C và 20 - 25 ngày nhiệt độ trên 300C. Độ ẩm không khí là 85%, lượng mưa trung bình cả năm 1600 - 2000mm.
Khí hậu Nghệ An có hai mùa: Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.