đồng ruộng
Tỷ lệ vũ hoá trưởng thành của ong E xanthocephalus được tiến hành theo dõi và trình bày trong bảng 3.2. Kết quả cho thấy: Trong thời gian theo dõi (từ tháng IV đến tháng VIII) ở điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ, độ ẩm trung bình là 29,820C - 57%) tỷ lệ vũ hoá trung bình đạt khá cao 83,63%; tỷ lệ này cao hơn so với ở ngoài đồng ruộng (nhiệt độ, ẩm độ TB là 28,920C - 79,07%RH), chỉ đạt 70,03%. Do ở ngoài đồng ruộng nhộng E. xanthocephalus bị tác động nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh (thuốc hoá hoc,…), ký sinh bậc 2 của chúng, sự cạnh tranh các loài khác trong sinh quần ruộng lạc.
Mặt khác, tỷ lệ vũ hoá của ong E. xanthocephalus có sự biến động theo các tháng do sự thay đổi nhiệt độ, ẩm độ khác nhau ở cả 2 điều kiện theo dõi. Từ tháng IV - VI vụ lạc Xuân ở điều kiện đồng ruộng (nhiệt độ, ẩm độ TB là 27,690C - 79,16%RH) và phòng thí nghiệm (29,550C - 67,87%RH) cho tỷ lệ vũ hoá TB đều đạt mức cao, tương ứng là 87,68% và 90,09%. Do điều kiện nhiệt độ, ẩm độ TB trong thời gian theo dõi từ tháng IV - VI ở điều kiện ngoài đồng ruộng và phòng thí nghiệm ít chênh lệch nên tỷ lệ vũ hoá giữa 3 tháng khá đồng điều. Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho nhân nuôi, lây thả bởi đây là nhiệt độ, ẩm độ trung bình phổ biến ở vùng Nghệ An. Tuy nhiên, sang tháng VII, tháng VIII (vụ Hè Thu) ở điều kiện PTN và ngoài đồng ruộng, nhiệt độ tăng từ 10C đến 30C, ẩm độ giảm từ 5% đến 15% thì tỷ lệ vũ hoá trung bình giảm xuống tương ứng còn 73,97% và 63.57%.
Như vậy, tỷ lệ vũ hoá của ong ký sinh chịu ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ và ẩm độ môi trường, nhiệt độ càng tăng, ẩm độ giảm thì tỷ lệ vũ hoá có xu hướng giảm xuống. Do đó, cần xác định nhiệt độ, ẩm độ phù hợp để trong nhân nuôi cho tỷ lệ vũ hoá cao nhất.
Bảng 3.2. Tỷ lệ vũ hoá của ong E. xanthocephalus
Tháng theo
Trong phòng thí nghiệm Ngoài đồng ruộng
Σ số nhộng Tỷ lệ vũ hoá (%) TL không vũ hoá (%) Nhiệt độ TB (0C ) Ẩm độ TB (%) Σ số nhộng Tỷ lệ vũ hoá (%) TL không vũ hoá (%) Nhiệt độ TB (0C Ẩm độ TB (%) IV 209 95,22 4,78 28,53 70,17 65 90,76 9,24 25,16 85,90 V 115 90,43 9,57 28,73 71,43 121 86,77 13,23 27,75 79,19 VI 13 84,62 15,38 31,18 62,47 40 85,5 14,5 30,15 72,40 VII 67 77,61 22,39 32,26 59,26 96 70,83 29,17 30,52 70,29 VIII 101 70,29 29,71 33,51 56,14 103 56,31 43,69 31,01 69,56 TB ± S 83,63 ± 4,45 16,37 ± 4,45 29,82 57 70,03 ± 6,39 21,97 ± 6,39 28,92 79,07
Xét tỷ lệ giới tính biến đổi theo từng mùa vụ ở ngoài đồng ruộng cho thấy: Tỷ lệ ong đực đầu vụ lạc Xuân (tháng IV tỷ lệ ong đực là 30,48%) và cuối vụ tháng IV tỷ lệ ong đực cao nhất là 35,29%. Điều này là phù hợp vì tháng IV đầu vụ lạc Xuân ong E. xanthocephalus xuất hiện muộn, số lượng sâu khoang bị khống chế bởi nhiều loài thiên địch khác đặc biệt là CTAT. Đến tháng V là giai đoạn giữa vụ để tăng khả năng phục hồi quần thể và đây là giai đoạn ong
E.xanthocephalus thể hiện vai trò chuyên tính quan trọng trong hạn chế sự bùng dịch số lượng sâu khoang nên tỷ lệ ong cái tăng đáng kể (chiếm 69,52%). Còn tháng VI là giai đoạn cuối vụ Xuân, số lượng sâu khoang có xu hướng giảm xuống nên quần thể ong E. xanthocephalus có sự điều chỉnh để giảm mật độ phù hợp với nguồn thức ăn, do đó lúc này tỷ lệ ong cái giảm, ong đực tăng (chiếm 50%).
Vào vụ Hè Thu ở điều kiện đồng ruộng nhiệt độ tăng dần từ tháng VII (30,520C - 70,29% RH) đến tháng VIII (31,010C - 69,56%) thì tỷ lệ giới tính có sự thay đổi theo chiều tăng của ong đực là 29,41% và 34,48%. Vì vào tháng VII ong
E.xanthocephalus bắt đầu xuất hiện và tăng lên về số lượng nên trong quần thể ong E. xanthocephalus tỷ lệ ong cái cao hơn ong đực. Nhưng đến cuối vụ các loài thiên địch khác xuất hiện để kìm hãm sự gây hại của sâu khoang. Do đó, trong quần thể ong E. xanthocephalus có sự điều chỉnh số lượng cá thể đực trong quần thể nhằm duy trì cân bằng cho sinh quần ruộng lạc (tỷ lệ ong đực lúc này cao hơn). Như vậy, tỷ lệ giới tính phụ thuộc vào sự biến động quần thể trong từng mùa vụ.