Mỗi loài sinh vật nói chung và côn trùng nói riêng chỉ có thể bắt đầu phát triển ở một giới hạn nhiệt độ nhất định gọi là “ngưỡng sinh học” hay là nhiệt độ khởi điểm (t0) và dừng lại ở một nhiệt độ cao gọi là giới hạn trên hay ngưỡng trên (T). Vùng nhiệt độ giới hạn bởi 2 ngưỡng t0 - T gọi là khoảng nhiệt độ côn trùng hoạt động [17]. Khi nhiệt độ nằm ngoài khoảng nhiệt độ t0 - T thì các phản ứng sinh hoá, các quá trình sinh lý bị ức chế và sự phát triển bị đình trệ.
Tiến hành nhân nuôi ong ký sinh E. xanthocephalus trong tủ định ôn ở 2 ngưỡng nhiệt độ, ẩm độ khác nhau (200C - 65% RH và 250C - 60% RH) xác định đựoc thời gian phát triển các pha.
Áp dụng công thức tính tổng nhịêt hữu hiệu của các tác giả là Sandeson và Pears (1917) và sau đó là Bluck (1923), ta tính được tổng nhiệt độ hữu hiệu và nhiệt độ thềm (nhiệt độ khởi điểm) của ong ký sinh E. xanthocephalus. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.
Nhiệt độ 200 C – 65% Nhiệt độ 250C - 60%
Bảng 3.5. Tổng nhiệt hữu hiệu và nhiệt độ thềm của ong E. Xanthocephalus
Pha phát dục Nhiệt độ thềm sinh học (0C) Tổng nhiệt hữu hiệu (độ ngày) Trứng 10,29 38,84 Ấu trùng 3,77 83,32 Nhộng 8,53 110,51 Trước đẻ trứng lần 1 5,00 7,20 Vòng đời 7,96 236,77
Kết quả thu được cho thấy, nhiệt độ thềm của ong E. xanthocephalus ngoại ký sinh tương đối thấp, cao nhất ở pha trứng (10,290C), thấp nhất ở pha ấu trùng (3,770C), cả vòng đời là 7,960C. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuý (2007) [18] nhiệt độ thềm của sâu khoang ở tất các pha điều khá cao, lớn nhất ở pha trứng (14,460C), thấp nhất ở giai đoạn trước đẻ trứng lần 1 (5,140C), ở cả vòng đời là 10,970C. Như vậy, ong ngoại ký sinh E. xanthocephalus có khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp tốt hơn vật chủ sâu khoang.
Qua thực nghiệm Reaumer (1973) và một số nhà khoa học khẳng định: Để hoàn thành một giai đoạn phát triển mỗi loài côn trùng điều đòi hỏi phải có một lượng nhiệt nhất định, gọi là tổng nhiệt hữu hiệu (K). Kết quả cho thấy ong E. xanthocephalus có tổng nhiệt độ hữu hiệu của vòng đời 236,77 (độ ngày), thấp nhất ở giai đoạn trước đẻ trứng lần 1 là 7,2 (độ ngày) và cao nhất là pha nhộng 110,51 (độ ngày).
Dẫn liệu về nhiệt độ thềm là cơ sở quan trọng cho việc nhân nuôi ong
E.xanthocephalus. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể tiến hành lưu nhộng (trên 8,530C) để làm vật liệu cho nhân nuôi ong trong phòng. Đồng thời, xác định được tổng nhiệt hữu hiệu có ý nghĩa quan trọng việc di dời ong E. xanthocephalus một cách phù hợp với nhiệt độ từng địa phương.
Trong công tác dự tính dự báo có thể xác định được số lứa sâu và ong lý thuyết (số thế hệ xuất hiện trong một năm) mỗi thời vụ ở các địa phương khác nhau khi biết được nhiệt độ trung bình nhiều năm của địa phương. Đây là cơ sở để
xác định thời gian, địa điểm xuất hiện, mức độ gây hại của sâu khoang cũng như khả năng khống chế của ong E. xanthocephalus để tiến hành nhân nuôi và lây thả ong ra đồng ruộng vào những thời điểm thích hợp.