Vấn đề cấp thiết của biện pháp sử dụng ong ký sinh phòng trừ sâu hại là thời điểm đưa ra đồng ruộng. Để đảm bảo hiệu quả cao việc đưa ong E. xanthocephalus ra đồng ruộng cần đòi hỏi đúng thời gian, số lượng và thời điểm đưa ong ra phải trùng với thời điểm sâu khoang đang ở tuổi thích hợp cho sự ký sinh.
Đối với một quy trình thủ công không thể sản xuất ong E. xanthocephalus đủ để sử dụng trên một diện tích lớn. Do đó, việc lưu nhộng ong E. xanthocephalus
đủ để huy động số lượng ong là hết sức cần thiết. Bảo quản nhộng ở 60C, 50%RH trong tủ định ôn 2, 4, 6, 8, 10 và 12 ngày, mẫu được lấy ra theo dõi trong điều kiện phòng thí nghiệm (32,890C; 57,70%RH) và nhiệt độ 200C, 65%RH. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả lưu nhộng E. xanthocephalus ở nhiệt độ 60C - 50% RH
Thời gian lưu nhộng
Điều kiện phát dục của nhộng sau khi lưu ở nhiệt độ 60C - 50% RH
Phòng thí nghiệm 200C, 65 RH% Số nhộng theo dõi Thời gian sống (ngày) TB ± S Tỷ lệ vũ hoá (%) Tỷ lệ (cái : đực) Số nhộng Thời gian sống (ngày) TB ± S Tỷ lệ vũ hoá (%) Tỷ lệ (cái : đực) Đối chứng 40 5,84 ± 0,18 86,67 1: 0,3c 60 11.67 ± 0.06 67,86 1: 0,87 2 ngày 30 7, 28 ± 0,27 30,2a 1:0,25c 46 14,87 ± 0,34 13,56c 1: 0,75 4 ngày 38 8,42 ± 0, 58 26,11a 1: 0,50b 89 15,72 ± 0,54 8,92b 1: 0,50
6 ngày 50 11,05 ± 0,06 20,43b 1: 0,75a 45 0,00 0,00a 0:0
8 ngày 46 14,14 ± 0,11 13,67c 1: 0,42bc 60 0,00 0,00a 0:0
10 ngày 80 15,42 ± 0,23 8,78d 1: 0,50b 40 0,00 0,00a 0:0
12 ngày 50 0,00 0,00e 0:0 50 0,00 0,00a 0:0
LSD0,05 4,66 17,23 1,562 9,825
Ghi chú: - S: Phương sai ngẫu nhiên
- Trong phạm vi cột cùng chữ cái giống nhau chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất p < 0,05 theo Statistix.
Thời gian sống của ong E. xanthocephalus giữa các công thức thí nghiệm rất khác nhau và kéo dài dần theo độ dài của thời gian bảo quản: Thời gian sống trung bình ngắn nhất là 7,28 ± 0,27 ngày (nhộng lưu 2 ngày), và thời gian sống trung bình dài nhất 15,41 ± 0,23 ngày khi lưu nhộng 10 ngày. Như vậy, độ dài ngày lưu ở nhiệt độ 60C, 50%RH kìm hãm sự phát triển của nhộng.
Mặt khác, sau khi lưu mẫu được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm (31,320C, 38,18%RH) và 200C, 65%RH thời gian sống của ong E. xanthocephalus
trong các điều kiện đó khác nhau: Nhộng sau khi lưu 2 ngày, 4 ngày được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm thời gian sống của ong tương ứng là 7,28 ± 0,27 ngày và 8,42 ± 0,58 ngày; nuôi trong điều kiện 200C, 65%RH, thời gian sống tương ứng là 14,87 ± 0,34 ngày và 15,72 ± 0,54 ngày. Như vậy sau khi lưu, nhộng được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 200C, 65%RH có thời gian sống dài hơn so với điều kiện phòng thí nghiệm (bảng 3.11, hình 3.9).
Hình 3.9. So sánh tỷ lệ vũ hoá của nhộng sau khi lưu nuôi ở điều kiện PTN và 200C, 65%RH
Về tỷ lệ giới tính, phân tích thống kê sinh học ở mức sản xuất p < 0,05 theo Statistix thấy: Lưu 2 ngày (1 cái : 0,25 đực) và 8 ngày (1 : 0,42) ít thay đổi so với đối chứng (1 : 0,3); nhưng lưu 4, 6, 10 ngày thì tỷ lệ ong đực tăng lên và đạt cao nhất là 1 : 0,75 (6 ngày lưu). Như vậy, thời gian lưu nhộng khác nhau (4, 6, 10 ngày) thì tỷ lệ giới tính ít có sự thay đổi.
Về tỷ lệ vũ hoá, khi lưu nhộng ở 60C, 50%RH với thời gian khác nhau thì có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Lưu nhộng ở 60C, 50%RH thì tỷ lệ vũ hoá của ong E. xanthocephalus rất thấp (hình 3.9), cao nhất là 30,25% (lưu 2 ngày, sau đó nhộng được nuôi trong phòng thí nghiệm), thấp nhất là 8,78% (lưu 10 ngày, sau đó nhộng được nuôi trong phòng thí nghiệm).
Mặt khác, sau khi lưu ở 60C nhộng được đưa ra 2 điều kiện theo dõi là phòng thí nghiệm và nhiệt độ 200C, 65%RH cho thấy (hình 3.9): Ở nhiệt độ 200C, 65%RH nhộng lưu đến ngày thứ 6 thì tất cả đều không vũ hoá được (phòng thí nghiệm là 20,43%); còn ở điều kiện phòng thí nghiệm sau khi lưu 12 ngày nhộng mới không có khả năng vũ hoá. Như vậy, nhộng ong E. xanthocephalus có khả năng chịu lạnh tới 60C, 50%RH và khả năng chịu lạnh của nhộng thay đổi theo thời gian lưu và điều kiện nuôi sau khi lưu khác nhau. Đây là điều kiện quan trọng đảm bảo cho ong E. xanthocephalus tồn tại và duy trì số lượng qua giai đoạn khắc nghiệt của mùa đông và nhanh phục hồi quần thể sau khi nhiệt độ môi trường tăng. Điều này giải thích tại sao trên đồng ruộng ong E. xanthocephalus thường xuất hiện sớm và có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng sâu khoang.
Mặt khác, tỷ lệ vũ hoá ong và số ngày lưu nhộng ở phòng thí nghiệm có tương quan rất chặt (r = 0,94) được thể hiện qua hàm y = -3x + 37,54 (hình 3.11) và ở điều kiện 200C, 65%RH có tương quan chặt (r = 0,84) được thể hiện qua hàm y = -1,3509x + 13,203 (hình 3.10). Điều này chứng tỏ tỷ lệ vũ hoá ong E. xanthocephalus phụ thuộc rất lớn vào số ngày lưu nhộng. Đây là cơ sở quan trọng trong nhân nuôi để đảm bảo sau khi lưu nhộng cho tỷ lệ vũ hoá cao nhất.
Hình 3.10. So sánh tỷ lệ vũ hoá của nhộng vũ hoá sau khi lưu nuôi ở điều kiện 200C, 65%RH với số ngày lưu nhộng
Hình 3.11. Mối tương quan giữa tỷ lệ vũ hoá của nhộng sau khi lưu nuôi ở điều kiện PTN và số ngày lưu nhộng