Sự nghiệp trớc tác dòng họ Trịnh

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ trịnh ở thanh hoá (Trang 51 - 57)

6. Bố cục luận văn

2.3. Sự nghiệp trớc tác dòng họ Trịnh

Mỗi tác phẩm, mỗi công trình nghiên cứu chính là sản phẩm tinh thần, là kết tinh sức lao động của trí tuệ, trái tim những con ngời sáng tạo ra nó. Đó là những di sản thiêng liêng, là cầu nối giữa hiện tại và tơng lai. Từ những tác phẩm ấy ta thêm hiểu tâm hồn của những con ngời và thời đại họ đã sống, ta thêm hiểu bề dày tri thức của ông cha tích lũy đợc qua từng chặng đờng lịch sử, ta thêm hiểu, thêm trân trọng những ớc vọng của ông cha để sống tốt hơn, sống đẹp hơn với cuộc sống xung quanh mình.

Ngời xa có câu:

Cổ lai hà vật bất thành thổ Tử hậu duy thì khả thắng kim

( Xa nay có vật gì rồi không thành cát bụi Sau khi chết chỉ có thơ còn quý hơn vàng)

Dòng họ Trịnh, trong suốt chiều dài phát triển của mình đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị. Đầu tiên, có thể kể tới thơ văn các chúa Trịnh. Dẫu bận việc triều chính nhng với tâm hồn tinh tế, giàu tình cảm, các chúa Trịnh vẫn làm thơ và trong số đó có rất nhiều bài đợc các nhà nghiên cứu đánh giá đã làm rạng rỡ nền văn học dân tộc.Có thể kể ra đây chúa Trịnh C- ơng với một số bài thơ chữ Hán: Kỳ viên (Ban cho vờn), phong niên vịnh ( vịnh năm đợc mùa ) Ông th… ờng viết rồi dịch Nôm, ông cũng rất chú ý đến thơ Nôm. Đặc biệt, ngời con thứ của ông lên làm chúa - Ân Vơng Trịnh Doanh cũng nổi tiếng thơ văn. Trịnh Doanh sinh năm 1720, đời Lê ý Tông, năm 1736 ông đợc phong Âu Quốc Công, sau đến đời Lê Hiển Tông, tự xng là Minh Đô Vơng thay anh Trịnh Giang làm chúa. Trịnh Doanh không chỉ thay anh nối nghiệp mà còn tiếp bớc thơ văn của các bậc tiên vơng. Thi tập của ông “ chia làm 4 quyển với 263 bài, trong đó 241 bài thơ Nôm và 22 bài thơ Hán. Quyển 1 gồm 84 bài (2 bài Hán) mừng tặng khuyên răn ngời thân trong gia đình, các cung nhân và bề tôi hầu hạ trong cung. Quyển 2 gồm 51 bài, khích lệ các tớng sỹ ra trận hoặc trấn nhậm các nơi xa. Quyển 3 gồm 52 bài (14 bài Hán) ban khen các đại thần, sứ thần và bầy tôi già về hu. Quyển 4 gồm 76 bài (6 bài Hán) cảm hứng để vịnh” [30,178]. Sau khi Ân vơng Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên ngôi đặt tên cho tập thơ là Càn nguyên ngự chế thi tập. Lê Quý Đôn ca ngợi: “Âm thanh hùng hồn tráng kiệt, vần điệu thanh nhã ôn hòa, khi đề vịnh cảnh vật hoặc yến ẩm cùng bề tôi, thì những bài thởng hoa của họ Tống, hạch trạch của vua Đờng cũng còn thua kém một bậc” [30,205]. Cho đến ngày nay,

các nhà nghiên cứu nớc ta trong tổng tập văn học Việt Nam đã thêm một lần nữa khẳng định vị trí của thơ Trịnh Doanh trong thơ văn Việt Nam trung đại: “Thi tập gồm 4 quyển trên 260 bài thơ trong đó có khoảng 240 bài thơ nôm. Với số lợng thơ nôm này, Trịnh Doanh chỉ đứng sau Nguyễn Trãi... ông xứng đáng đứng trong hàng ngũ những tác gia có hạng của văn th nôm thời trung đại” [30,209]. Những lời bình ngắn gọn ấy đã khẳng định một cách sâu sắc giá trị lớn lao của các tác phẩm thơ văn của vị chúa Trịnh tài hoa này.

Ngời kế nghiệp Trịnh Doanh- con cả Trịnh Sâm cũng là ngời thích thơ văn, hay đi đây đó, làm thơ đề vịnh. Tác phẩm của Trịnh Sâm còn lại có Nam tuần ký trình thi, Tây tuần ký trình thi, Bình hng thực lục, danh từ thực lục. Thơ Trịnh Sâm cũng không đi ngoài quỹ đạo các đề tài ca ngợi đất nớc thanh bình, cỏ cây non nớc, danh lam thắng cảnh nh trong thi ca của tiền nhân “nhng ở đây không còn ý sáo, những lời rờm,những đẽo gọt về hình thức nh trong đời trớc, nhà thơ có cái nhìn khám phá, lối tả tinh vi, biểu hiện những rung cảm thật củ một trí tởng tợng phong phú”[1,352].

Tất cả những điều đó giúp chúng ta hiểu vì sao Phan Trần Chúc trong sách “Trịnh Sâm và thời Lê Mạt” có thể vung bút tự hào: “Về văn học thì cha bao giờ chúng ta đợc thịnh vơng nh các đời Trịnh Doanh, Trịnh Sâm. Nếu Việt Nam còn đợc ít nhiều sách, sử để khỏi hổ với hai tiếng quốc học , chính“ ”

là nhờ ở những vị chúa thông minh và hiếu học ấy”[30,207].

Luôn biết vơn lên trong mọi thời kì lịch sử, con cháu họ Trịnh tiếp tục có nhiều sáng tác góp phần vào dòng văn học nớc nhà và quê hơng xứ Thanh. Chúng tôi chỉ xin dẫn ra đây một tấm gơng nh thế, đó là Trịnh Bu. Trịnh Bu (1882-?), có biệt hiệu là Tam An, ngời làng Tổng, huyện Yên Định. Ông đậu đầu khoa thi hơng năm Quý Mão (1903) từng là tri huyện Bình Khê, Bình Định,vốn tính cơng trực lại thêm phần kiêu ngạo, ông bị quan Pháp và bọn tay sai ghen ghét, sớm bị thải hồi. Chữ Bu vốn có nghĩa là con báo có lông vằn lốm đốm, gồm chữ Hổ và ba dấu phảy bên phải nên ông còn đợc nhân dân gọi là

Hổ ba phảy”. Anh ruột Trịnh Bu là Trịnh Tuần đậu cử nhân, giỏi thơ văn Nôm. Chữ Tuần gồm chữ Mã và ba nét sổ bên phải nên cũng đợc gọi đùa biệt hiệu “ Mã ba sổ”. Theo dân làng kể lại: Trịnh Bu dám chê tập “ Việt sử tổng vịnh” của Tự Đức là “vô vị, xốp nh bầu”.

Trịnh Bu ra Hà Nội làm báo Thực Nghiệp, Khai Hóa.v.v..Tác phẩm của Trịnh Bu hiện su tầm cha đầy đủ và mới chỉ thu thập đợc một số bài thơ chữ Hán và chữ Nôm ( in trong tuyển tập thơ văn yêu nớc và cách mạng Thanh Hóa, thế kỷ X-XX, văn học yêu nớc nửa sau thế kỷ XIX).

Nh vậy có thể nói không chỉ có bản lĩnh trên chính trờng, bản lĩnh để vơn lên từ những thịnh suy của thời cuộc, lớp lớp các thế hệ con cháu họ Trịnh thực sự là những ngời có bản lĩnh trong nghệ thuật- đó thực sự là những tâm hồn biết sống và giàu chất thơ.

2.3.2 Một số trớc tác khác

Trớc tiên, chúng tôi muốn đề cập tới một tác phẩm đặc biệt đã làm vẻ vang truyền thống của ngời phụ nữ Việt Nam: tác phẩm “Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa” của bà hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, đạo hiệu Pháp Tính. Vào năm 1644, khi bà Trịnh Thị Ngọc Trúc tu ở chùa Bút Tháp, vào dịp này bà đã biên soạn bộ tự điển song ngữ “ Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa”.

Về cấu tạo, bộ tự điển trên gồm có hai quyển. Quyển Thợng gồm từ đầu tiên đến tờ 52, quyển hạ gồm từ tờ 53 đến tờ 82, cả hai đóng chung thành một quyển. Tác giả cho biết về nguyên tắc viết chữ Nôm:

Vốn xa làm Nôm xa chữ kép

Ngời hiếu học khôn( khó) biết khôn( khó) xem Bây chừ (giờ) Nôm dạy chữ đơn

Cho ngời mới học nghỉ (dễ)xem nghỉ (dễ) nhuần” [1,394]

Khi soạn, tác giả đã dựa trên quyển Chỉ nam phẩm vợng mà tơng truyền do Sĩ Vơng biên soạn song đợc soạn lại kỹ lỡng và dễ hiểu hơn. Mỗi mục từ ( ngữ Hán) đợc giải thích nghĩa thông qua việc chuyển dịch sang tiếng Việt ( đ- ơng thời) và diễn đạt bằng văn vần theo thể lục bát là chủ yếu nên nó là bộ tự điển song ngữ Hán – Nôm độc đáo. Chẳng hạn quan hệ gia tộc, đạo thầy, tình bạn của ngời Việt đơng thời đợc ghi cụ thể:

Tổ mẫu là bà nội nay

Nghiêm phụ: Thuở này thực ấy cha sinh Thánh thiện: mẹ đẻ ra mình

Tôn s: Thầy cả

Hữu bằng: bạn tin”.[1,396-397]

Theo nghiên cứu của PTS Cung Khắc Lợc thì đây là “bộ tự điển song ngữ cổ nhất có tính chất bách khoa toàn th” và “tổng cộng tất cả các từ ngữ Việt Nam có cả thảy ngót một vạn rỡi từ, biểu hiện bằng chữ Nôm. Đây là một dung lợng khá to lớn về mặt từ ngữ Việt (chữ Nôm) so với những từ điển Hán - Nôm khác mà ngày nay chúng ta có thể thấy” [1,397]. Từ những điều trên, có thể thấy “Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa” là một kho báu về t liệu ngôn ngữ lịch sử.

Cũng theo nghiên cứu của Cung Khắc Lợc thì vị Tuyên Quận Công Trịnh Quán cũng đã có đóng góp trong cuốn “Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh”. Dẫu cha xác định đợc công lao của ông trong khía cạnh nào: biên soạn hay san khắc thì việc tên ông đợc ghi ở tờ cuối cùng của cuốn sách cũng đủ nói lên vị trí quan trọng của ông trong sự ra đời của nó. Đây là quyển sách có rất nhiều thông tin quý: có nhiều chữ Nôm và đáng quan tâm hơn nữa là ở sách này có tới 20 tờ tranh liên quan đến đạo Phật là nguồn t liệu có ích khi chúng ta nghiên cứu.

Một bộ tự điển song ngữ cổ nhất, một sách ngữ văn, điều đó giúp chúng ta hiểu thêm công lao bồi đắp ngôn ngữ văn tự, ngữ văn và văn hóa dân tộc của dòng họ Trịnh.

Nói đến sự nghiệp trớc tác của dòng họ Trịnh, không thể không nhắc tới Trịnh Tuệ với luận văn triết học “Tam giáo nhất nguyên thuyết”. Các tác phẩm về triết học hiện nay của nớc ta không nhiều, nếu không phải là rất hiếm, do đó chỉ từng ấy thôi cũng đã thấy đóng góp của Trịnh Tuệ. Tác phẩm này kết thúc bằng hai câu:

Ai rằng tam giáo bất đồng

Thích ca, Lão tử cùng dòng Nho gia

Cũng trong bài luận ấy ông viết: “Cái lý trong thiên hạ chỉ đến chỗ phải mà thôi. Giữ tâm nuôi tính rồi suy ra mà dựng đặt những cơng lĩnh lớn, giúp đỡ cho nền giáo dục lớn, đó là cái lý của nhà Nho. Tỏ rõ tâm tính, rồi đi đến chỗ phổ độ chúng sinh thoát ly bể khổ, đó là lý của nhà Phật. Sửa mình luyện tính rồi đi đến chỗ vợt ra ngoài sự vật, đứng ra ngoài cõi trần, đó là lý của nhà Đạo. Nhà Nho có tam tài, nhà Phật có tam thế, nhà Đạo có tam thanh, cũng chẳng khác gì trời có ba ngôi sáng, vạc có ba chân, quan hệ mật thiết với nhau và không tách rời nhau đợc. Nói cho rõ hơn: lễ nhạc hành chính của nhà Nho dùng để ngăn ngừa lòng ngời, khiến cho ngời ta xu hớng về điều thiện và cấm chỉ điều ác, xa rời cái xấu và tăng thêm cái đẹp, đó là công việc hiển nhiên. Thanh tĩnh từ bi của nhà Phật trừ bỏ nghiệp chớng, cứu ngời độ vật cùng đi đến chỗ giác ngộ thì đó là lẽ uyên vi trong uyên vi Nhà Đạo chủ

trơng rửa sạch lụy trần, từ bỏ tham dục, vợt cõi phàm vào cõi thánh, cùng chung duyên lành, thì đó lại là lẽ huyền diệu trong huyền diệu Cho nên ba

giáo vẫn là một môn, ba dòng vẫn là một lý, vốn không phải là nớc - lửa, gió - than, đen - trắng, ngọt - đắng có tính chất chống lại nhau” [12,521-522]. Trần Văn Giàu đánh giá: “Bài luận văn kỳ quặc, nông cạn nhng lại có tính chất tiêu biểu cho tình hình t tởng thế kỷ XVIII Ông trạng nguyên cập đệ này còn đi

xa hơn nữa để phát hiện tiền thân của Khổng, Thích, Lão nh“ ” nói: tiền thân của Lão tử là Ca- Dip bồ tát v.v...và v.v để chững minh rằng ba ông tổ cùng

một gốc mà ra!! Cái thứ t tởng hỗn hợp này, thực tế rất thịnh hành từ Lê sang Nguyễn” [12,521]. Vẫn biết rằng chắc hẳn sẽ còn nhiều suy nghĩ trong bài “Tam giáo nhất nguyên thuyết” ấy cần phải bàn bạc lại song chúng tôi thiết nghĩ rằng t tởng cả Phật, Nho, Đạo chung quy lại cũng đều hớng con ngời vào việc thiện, t tởng ấy chẳng lẽ không đáng để chúng ta suy ngẫm và trân trọng?

Một góc nhìn nh vậy sẽ giúp chúng ta thêm hiểu về những cố gắng của một con ngời, một dòng họ để đóng góp vào tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu Lịch sử văn hoá dòng họ trịnh ở thanh hoá (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w