Miêu tả hành động nhiều hơn tâm lí.

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết tắt đèn của ngô tất tố (Trang 29 - 40)

Ngô Tất Tố luôn đặt tính cách trong sự mâu thuẫn đối kháng để nhằm làm nổi bật một nét tính cách nào đấy của nhân vật. Lòng nhân hậu, giàu hy sinh của chị Dậu đợc toả sáng khi đặt bên cạnh sự táng tận lơng tâm, mất nhân tính của vợ chồng Nghị Quế, phẩm hạnh của chị Dậu đợc khẳng định khi đặt bên cạnh sự dâm dục của quan phủ và quan cụ ... Nh vậy xây dựng tính cách điển hình, mỗi tác giả có một cách đi riêng và đều nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng nhân vật điển hình thành công.

Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, việc lựa chon kiểu nhân vật và tính cách luôn gắn liền với việc sử dụng các phơng tiện, biện pháp thể hiện chúng trong tác phẩm. Thể hiện nhân vật sao cho phù hợp, sinh động và hấp dẫn là điều quan trọng quyết định sự thành bại đối với ngời cầm bút. Hơn nữa, nó cũng là một trong những yếu tố chủ chốt tạo nên dấu ấn phong cách của từng nhà văn. Soi vào tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố chúng ta sẽ thấy đợc điều đó. Trớc hết phơng tiện cơ bản để thực hiện biện pháp thể hiện nhân vật là các chi tiết. Đó là những nét cụ thể mà nhà văn sử dụng để miêu tả ngoại hình , nội tâm, hành động của nhân vật cũng nh cảnh vật, sự kiện có liên quan đến nhân vật đó. Đan dệt hàng loạt chi tiết lại với nhau mới có đợc bức tranh bằng ngôn ngữ có thể tạo nên một ấn tợng tơng

đối xác định về nhân vật. Cũng nh các nhà văn hiện thực phê phán khác Ngô Tất Tố rất tôn trọng tính chân thực của các chi tiết. Việc bố trí, lựa chọn và sắp xếp các chi tiết một cách chặt chẽ, đúng với các quá trình phát triễn logic của sự vật là điều kiện quan trọng góp phần "tái hiện chân thực tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình". Các chi tết đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật. Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong... nghĩa là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Ngoại hình của nhân vật đợc thẻ hiện sinh động sẽ góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, đặc biệt nó có tác dụng khá rõ trong việc cá biệt hoá nhân vật. Ngô Tất Tố trong "Tắt đèn" rất chú ý đến việc miêu tả ngoại hình và một số nhân vật của ông đã vẽ nên đợc bức chân dung khá hoàn chỉnh. Trong miêu tả, Ngô Tất Tố tuân thủ nguyên tắc đồng nhất một chiều, ở nhân vật luôn có sự trùng khít ở bên trong, qua những nét bề ngoài ngời ta có thể đoán đợc thế giới bên trong và tính cách nhân vật. Nhân vật của Ngô Tất Tố nội tâm và ngoại diện bao giờ cũng thống nhất. Một nhân vật đẹp thì đẹp cả ngời lẫn nết. Hình tợng chị Dậu trong"Tắt đèn" là một hình tợng một con ngời đẹp cả hình thức và tâm hồn. Chị Dậu là một ngời đàn bà cần cù lao động, đảm đang tháo vát và có phẩm chất tốt đẹp thì đồng thời chị cũng có cái "nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tơi, cái mịn màng của nớc gia đen giòn và cái nuột nà của ngời đàn bà hai mơi bốn tuổi". Trái lại tên quan tri huyện đểu cáng dâm dục của hắn thì bề ngoài của hắn cũng làm cho mọi ngời "mất vía". Hắn có một bộ mặt rất đặc biệt "cái mặt phèn phẹt luôn hằm hằm nh sắp rơi xuống sân đình đánh "huỵch" " và đặc biệt là bộ râu của hắn đợc Ngô Tất Tố đặc tả chi tiết: "cái râu mới lạ làm sao. Nó đen nh vệt hắc ín và cong nh cái lỡi liềm. Nó nhọn nh mũi dùi nung và bầu nh đầu dao trổ. Nó khum khum quắp lấy hai mép, giống nh hai cánh dơi. Nó vất vể vễnh ra hai mang tai , gần nh hai sừng củ áu. Nó châuđầu dới ống mũi, nh sắp chui vào cái mũi sọc dừa. Nó lại giúp cho cái mồm lèm bèm

thêm dữ dội ". Bộ râu ấy của quan "phụ mẫu" khiến cho vợ chồng chị Dậu "mất vía" và "nếu không biết quan phủ xuất thân từ chức thông phán, ngời ta tởng ngài làm quan chỉ vì bộ râu”. Và “nếu không rõ là ông quan, ngời ta có thể lầm ngài với ông cai xe hay ông thầu khoán". ở đây Ngô Tất Tố đã có điểm gặp gỡ với Nguyễn Công Hoan khi miêu tả các tên quan lại. Nguyễn Công Hoan cho rằng: "tiếng quan là tiếng đông nghĩa với nịnh hót, gian ác và ăn tiền, ta cứ tha hồ trút vào bức họa một tên quan, ta không sợ mang tiếng vu oan cho một điển hình quan lại" bởi vậy khi tiếp xúc với nhân vật của Ngô Tất Tố cũng nh cua Nguyễn Công Hoan chúng ta có thể "trông mặt mà bắt hình dong" quan niệm "con ngời đạo đức" nhìn nhận ở mức tuyệt đối trong sự phân tuyến rõ ràng đã chi phối khá mạnh mẽ đến việc miêu tả bề ngoài của nhân vật. Chị Dậu trong sáng tác đức hạnh thì ở chị cũng tập trung tất cả vẻ đẹp, sự duyên dáng của một ngời phụ nữ nông dân. Nghị Quế, quan phủ phẩm chất không ra gì thì cũng xấu xa cả về diện mạo, cử chỉ, điệu bộ. Ngô Tất Tố là ngời có tài châm biếm và có một óc quan sát tinh vi. Lối châm biếm của ông rất kín đáo sâu sắc, tế nhị. Ông để cho sự tự nói lên, ít khi tham gia bình phẩm. Đây là bức họa một tên chánh tổng "chánh tổng khoan thai bỏ giày b- ớc qua một dãy chiếu dới, để lại mặt chiếu hai hàng dấu chân đầy cát bụi, rồi vắt vẻo ngồi lên trên cùng. Bộ khay đèn tự tuy ngời nhà lý trởng sang tay cai lệ, lên nằm làm bạn với "quan trong hàng tổng" " chỉ một chi tiết "hai hàng dấu chân đầy cát bụi ... để lại trên mặt chiếu" cũng nói lên óc quan sát tinh vi và lối châm biếm kín đáo của nhà văn. Trong một đoạn văn khác Ngô Tất Tố viết: "bớc đờng công danh của ông cũng bắt đầu bằng chức lý trởng vợt qua những bậc phó tổng, chánh tổng rồi cơm rợu, bò lợn và quan phủ, quan tĩnh hợp sức với nhau đa ông lên ghế nghị viên". Ta thấy Ngô Tất Tố đã " khéo léo " xếp " quan phủ, quan tỉnh " ngang hàng với " cơm rợu, thịt bò lợn ..." do có một óc quan sát tinh tế nên Ngô Tất Tố đã ghi đợc những nét điển hình của một số nhân vật. Tả một tên lý trởng hách dịch đầu tiên ta nghe thấy tiếng chửi của hắn "mẹ cha chúng nó! Hôm nay vẫn cha chịu

đóng thuế, chúng nó định để tôi vạ cho ai? Đợc! Cứ bớng đi thì ông bắt hết trâu bò! Bán ráo! " sau đó mới thấy một "ông lý nách cắp cuốn sổ, một tay cầm gậy song một tay xếch đôi ống quần móng lợn, vừa đi ra phía điếm tuần vừa thét mắng những ngời chậm thuế ... một hồi tu tu đồng thời nổi lên hiệu sừng chen với hiệu ốc cố theo đúng mệnh lệnh của "nhất lý chi trởng" ... thật là ngắn gọn nhng cũng thật là sinh động. Và một thành công đặc biệt của Ngô Tất Tố là đã dựng lên một nhân vật phản diện, nhân vật địa chủ của nông thôn Việt Nam. Nghị Hách của Vũ Trọng Phụng có tính chất t sản mại bản hơn là địa chủ. Nghị Lại của Nguyễn Công Hoan tuy có thành công nhng nói chung cha thật sinh động. Nhng đọc đến Nghị Quế trong "Tắt đèn" chúng ta có cảm tởng đã gặp hắn ở một làng quê nào đó dới hồi pháp thuộc. Thủ đoạn của hắn là chiếm đoạt cho vay nặng lãi. Đầu tiên hắn chỉ là một tên lý trởng, rồi nhờ luồn lót dần dần hắn vợt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, cuối cùng lên ghế nghị viện. Nhng nghị của hắn là thứ nghị gật, nghị xôi thịt. Hắn ra nghị trờng chỉ cốt mua cái "vị thứ tân thời" lấy chỗ cho mỗi năm vài lần ăn uống và ... ngồi với bọn tai mặt trong xứ "cái đức không thèm biết ... chữ của ông hơn hẳn các bạn đồng viện, tuy những ông ấy chỉ xuất thân bằng nghề lái lợn, cai phu " và tất nhiên " trong các cuộc họp, Nghị Quế cũng nh các nghị viên khác không bàn ra và cũng không cần nghe ra bàn. Nhng ông cũng chỉ ngáp vặt, chứ không ngủ gật bao giờ vì sợ đôi giày chí Long để dới chân ghế lỡ bị mất trộm trong khi phải co chân đặt lên mặt ghế cho hợp cới thói quen của ông " tính cách của một tên trọc phú dốt nát ở thôn quê đã đợc phản ánh phần nào qua cách bài trí " phản thẫm mỹ " trong cái " nhà khách của ông dân biểu " vô học: “nào ở cạnh bức hoành phi khảm trai, mấy cô gái tồng ngồng vừa năm tủm tỉm cời tình. Nào ở giữa câu đối sơn then thiếp vàng hai thằng bé con béo tròn và xoay trần, lề mề khiêng hộp sữa bô cao lớn dần bằng chúng nó ... rồi ở trong cái tủ chè chạm dây nho, một rỗ trứng gà đầy lùm ngất ngễu trồng trên bộ khay chè trắng bóng. Rồi ở trớc cái sập vụ nớc, bốn chiếc ghế gụ mặt đá cũng châu vào chiếc bàn mây

sơn xanh. Và ở đầu cái gờng tây sơn quang dầu, quân lính thâm và khăn quang nhiễu xanh cùng vắt một chỗ! " tính chất trọc phú của hắn còn tỏ rõ trong cách ăn uống thô rỗ của hắn: "ông nghị đâm chéo đôi đũa qua mặt mâm, bng bát nớc canh trợn mắt húp một cái đánh "soạt". Rồi ông vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm rồi uống nớc "sục miệng òng ọc mấy cái, rồi nhổ toẹt xuống nền nhà ... " chủ nghĩa t bản Pháp đã đa vào xã hội phong kiến Việt Nam, nhất là ở thành thị, lối sinh hoạt t sản. Đối với lối sống cũ kĩ của bọn địa chủ ở thôn quê, cái gì ở tỉnh đều là sang là "tân thời" "văn minh" cả. Nghị Quế đã tiếp thu cái "văn minh" ấy một cách cũng rất trọc phú. Hắn dặn vợ phải gọi con gái là"mợ" nh những bà Ký, bà Phán trên tĩnh, hắn rất thoã mãn với cái đồng hồ mua trên tỉnh đánh 11 tiếng vào lúc có còi tàu một giờ chiều ... Nghị Quế giàu có nhng rất keo kiệt bủn xỉn. Đây cũng là một đặc điểm chung của địa chủ với lối bóc lột và tích luỹ tài sản hết sức bẩn thỉu lạc hậu. Nghị Quế có một dinh cơ lớn với đoàn bịch vựa đồ sộ chứa thóc hàng bốn, năm năm nhng vợ chồng hắn ăn một đĩa giò kho làm mấy bữa "bà nghị cầm đĩa giò kho ăn giở, trút vào trong niêu, sai thằng bếp treo lên lao màn và dặn: Bà đã đếm kĩ từng miếng rồi đấy còn mời bốn miếng tất cả. Hẽ mất một miếng nào thì chết với bà". Cho đến cái đồng hồ đặc biệt của nhà hắn "thong thả đánh 11 tiếng dây cót vỗ ra xoè xoè". Thế mà mua một ổ chó và một đứa con của chị Dậu, vợ chồng hắn cò kè mặc cả từng hào và giở đủ mánh khoé, khi dụ dỗ, khi hăm doạ, đến lúc trả tiền lại cố tình ăn cắp mỗi đồng mấy xu ... Tất cả đều tố cáo hắn là một tên dốt nát, bủn xỉn học làm sang và hũ lậu một trăm phần trăm cái cách "bắt chân chữ ngũ, vễnh mặt hút sòng sọc một hơi ... "

Nghị Quế rõ ràng mang tính chất phản động của giai cấp địa chủ. Lịch sử chính trị của hắn bắt đầu từ chức lý trởng, vợt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rợu, bò lợn và quan phủ, quan tĩnh hợp sức với nhau đa ông lên ghế "nghị viện". Dĩ nhiên, đó chỉ là một tên "nghị gật", "nghị lại" song bọn thực dân muốn tổ chức đợc cái trò hề "viện dân biễu" ấy để lừa bịp nhân dân ta chính là

phải dựa vào nhhững ngời nh hắn. Trong tất cả các ngón chơi của Nghị Quế chỉ có ngón xem tớng chó là sành sỏi hơn cả. Hắn rất tự hào về cái "tài hoa" đó - "Biết cái gì thì vất vả cái ấy" vì nó giúp hắn làm thân với bọn quan lại, viên chức trên tĩnh. Đối với Nghị Quế cái gì của Tây- trong quan niệm đơng thời, Tây là chỉ thực dân Pháp - cũng là sang, là oai: Thời Tây thì giờ là vàng bạc, đồng hồ Tây bao giờ cũng đúng ... Hắn mang trong huyết mạch tinh thần nô lệ của giai cấp địa chủ. Tiếng trống thúc thuế đã đẩy mẹ con chị Dậu vào nanh vuốt của Nghị Quế để ta thấy rõ bộ mặt hết sức vô nhân đạo của gia cấp địa chủ. Nghị Quế không phải là một tên bạo chúa nh Nghị Hách trong "Giông tố" cũng không có những "chơng trình" chiếm đoạt đầy mu mô phức tạp nh Nghị Lại trong "Bớc đờng cùng". Ngô Tất Tố chỉ tả hắn nh một "ông chủ ruộng kiêm ông chủ thả lãi" bình thờng, nhng bản chất tàn ác của hắn vẫn bộc lộ ra một cách đậm nét. Ngô Tất Tố đã dùng một loạt chi tiết vừa chan thực, vừa điển hình để bóc trần bản chất địa chủ của vợ chồng lão Nghị. Chẳng hạn nh thái độ dửng dng của chúng, thản nhiên ngồi ăn, mặc cho chị Dậu bị cả đàn chó xúm lại cắn "máu tơi chảy ra đầm đìa"... Nhng đặc biệt Ngô Tất Tố xoáy sâu vào tính chất chó má của cợ chồng địa chủ này, nhân việc chị Dậu đem đến bán tại nhà chúng một sinh mệnh ngời và năm con chó. Cái Tý với bao nhiêu công lao sinh dỡng của bố mẹ nó trong sáu , bảy năm trời, với bao nhiêu tình nghĩa của mẹ con, chị em nó, vợ chồng Nghị Quế đã lạnh lùng bắc lên mà cân với mấy con chó con để so kè tính toán từng xu một: " Thôi thế này: chó con tao cũng mua vậy. Bắt cả con chó cái và đàn chó sang đây, tao trả một đồng nữa. Với con bé kia một đồng là hai ... Thế là nhà mày đủ tiền nộp su lại khỏi phải nuôi chó, khỏi nuôi con. Sớng nhé!" "... Thôi cho thêm hào nữa, thế là vừa con, vừa chó, cả thảy đợc hai đồng mốt. Bằng lòng không?"...Đểu giả hơn nữa, nó còn bắt cái Tý ăn chỗ con thừa của chó "kẻo phí của giời"! Nó điên tiết lên khi cái Tý khóc mếu không chịu ăn: "Mày ăn cơm chó nhà bà cũng không đáng đâu. Con chó nhà bà còn đợc mấy chục, con ngời nh mày bà chỉ mua mỗi đồng đấy

thôi" Và nh thế, cho rằng cha đủ ác, mụ địa chủ còn nghiến răng kèn kẹt: "Bà truyền đời báo danh cho mày, từ giờ đến mai, phải ăn hết cái rá cơm ấy, rồi mới đ- ợc ăn cơm khác!" Miêu tả thật sắc thái độ Nghị Quế đối với con ngời trong một tr- ờng hợp cụ thể, tác giả đã làm cho ta căm thù giai cấp địa chủ một cách sâu sắc, thấm thía .

Thực ra thái độ miệt thị con ngời hơn súc vật, không phải không có ở một số nhân vật nhà giàu của các nhà văn khác. Nhng ở đây là thái độ tàn ác đó của địa chủ đợc tác giả miêu tả với một sức thuyết phục mạnh mẽ. Sức mạnh đó của ngòi bút ông, căn bản là do ông đã nắm vững sự thật, từ bản chất cho đến những chi tiết sinh động của hiện tợng. Đối với bọn địa chủ cũng nh mọi thế lực thống trị, bóc lột thái độ phê phán của Ngô Tất Tố nói chung là rất dứt khoát. Từ "cụ cố" dê già, lão tri phủ hiếp ngời, tới lũ cờng hào đầu trâu mặt ngựa tham ăn tục uống ở làng Đông xá, ngòi bút của Ngô Tất Tố tỏ ra không một chút khoan nhợng. Ông cha có

Một phần của tài liệu Phong cách tiểu thuyết tắt đèn của ngô tất tố (Trang 29 - 40)