Có thể nói trước khi có sự hiện diện của người Anh, Mã Lai đã là một nước phụ thuộc Xiêm – nó là kết quả của quá trình bành trướng lãnh thổ của Xiêm ngay từ thế kỉ XIII – XIV. Tuy vậy Mã Lai chỉ thực cự trở thành vấn đề nóng bỏng khi mâu thuẫn về quyền lợi giữa Anh - Xiêm trở nên gay gắt.
Từ cuối thế kỉ XVI, nối gót Bồ Đào Nha, Hà Lan, người Anh bắt đầu chú ý đến bán đảo Mã Lai. Ban đầu các thương nhân Anh hoạt động dưới hình thức cướp biển, cướp phá thuyền buôn của Bồ Đào Nha và Hà Lan. Bên cạnh đó, công ty Đông Ấn của Anh cũng phái người đến thăm dò Mã Lai (Malăcca), tham nhập một số vùng ở Pênang và Kêdad.
Đến thế kỉ XVIII, sau những cuộc đọ sức thể hiện rõ ưu thế của công nghiệp, Anh mới dần dần trở thành một nước tư bản thực dân có thế lực. Công ty Đông
Ấn Độ của Anh từ một lực lượng thương nghiệp trở thành một lực lượng quân sự có quyền kí kết hoà ước, thương ước, chiếm lĩnh đất đai. Cũng chính từ đó, Anh đặt cơ sở cho nền thống trị ở phương Đông trong hàng mấy thế kỉ.
Trong lúc người Anh cũng đang nhòm ngó và quyết chiếm vùng đất phì nhiêu rộng lớn ở Ấn Độ, Trung Quốc. Anh cố gắng xây dựng những cứ điểm chiến lược quan trọng trên đường biển đi về phương Đông. Chính vì vậy, công ty Đông Ấn Độ của Anh đã đưa vào chương trình xâm lược của chúng việc chiếm bán đảo Mã Lai. Mà điểm đến đầu tiên của chúng là vương quốc Kêdad ở phía Bắc Mã Lai (nơi mà Xiêm đã nhòm ngó từ thế kỉ XIII - XIV và cũng đã củng cố được khá nhiều quyền lợi của mình). Đối với chủ nghĩa đế quốc Anh, Mã Lai không chỉ là cứ điểm chiến lược và thị trường tiêu thụ, mà còn là nơi đầu tư và khai thác nguyên liệu vô cùng phong phú. Đặc biệt khoáng sản thiếc phân bố ở hầu hết Miền Trung và Miền Bắc Mã Lai là nguồn lợi rất lớn. Mã Lai còn có nhiều sản phẩm nông nghiệp như cao su, dừa, canhkina… Những nguồn tài nguyên lớn này càng thúc giục đế quốc Anh đẩy mạnh công cuộc chinh phục toàn bán đảo.
Năm 1771, thực dân Anh đến Kêdad đàm phán với Suntan ở đây. Kêdad là một vương quốc nhỏ ở phía Bắc Mã Lai, luôn luôn bị Xiêm tấn công uy hiếp. Nền thống trị phong kiến ở vương quốc này cực kì thối nát, mâu thuẫn trong tầng lớp quí tộc và mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến ngày càng sâu sắc. Các cuộc tranh giành ngôi báu thường xuyên xảy ra và nhất là các cuộc chiến tranh nông dân chống lại chế độ bóc lột hà khắc đã làm cho chế độ phong kiến lung lay. Giữa lúc đó thực dân Anh lợi dụng thời cơ nhảy vào hứa sẽ viện trợ quân sự, giúp đỡ Kedad tránh khỏi sự xâm lựơc và trấn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sự đụng đầu giữa Anh-Xiêm có thể nói đã bắt đầu từ đây.
Từ năm 1874 đến năm 1909, thực dân Anh áp dụng chính sách mua chuộc, uy hiếp và dùng vũ lực mở rộng địa bàn khống chế, buộc các vương quốc kí nhiều hiệp ước nô dịch.
Trong nhiều vương quốc ở Mã Lai, việc khai mỏ thiếc đã có từ rất sớm nhưng phần lớn do người Hoa tiến hành theo phương pháp giản đơn. Những chủ người Hoa thuê đất của chúa phong kiến Mã La, phải nộp 10% thu nhập cho Suntan, tuyển mộ những người nghèo đói từ miền Nam Trung Quốc lên làm thuê.
Thực dân Anh quyết định giành bằng được quyền khai thác thiếc. Năm 1874, quân Anh tấn công xâm lược Pêrăk và buộc Suntan Pêrăk kí hiệp ước nô dịch. Căn cứ vào hiệp ước, Anh được phái một viên khâm sứ bên cạnh Suntan nắm mọi việc giao dịch với nước ngoài và kiểm soát nguồn thu nhập của Suntan.Suntan chỉ có quyền cai quản tôn giáo và các nghi lễ mà thôi. Thực dân Anh trên thực tế đã nắm quyền ở Pêrăk, khống chế toàn bộ chính trị và kinh tế ở Pêrăk. Dĩ nhiên quyền khai mỏ thiếc lập tức chuyển giao từ tay chủ người Hoa sang tay thực dân Anh.
Để bảo vệ quyền lợi ích kỉ của mình, ngày 12/ 8/ 1876, Suntan Kedad đồng ý kí hiệp ước với công ty Đông Ấn Độ của Anh. Trong đó qui định: Pênang thuộc quyền sở hữu của người Anh và Anh hứa sẽ giúp Suntan Kedad “bảo vệ khi có kẻ xâm lược”. Rõ ràng sự kiện này đã đánh dấu việc công ty Đông Ấn Độ của Anh chiếm Pênang là xuất phát từ dộng cơ chiến lược hải quân. Thế nhưng Kêdad đâu ngờ rằng chính việc tiểu vương nhường Pênang cho Anh đã vô tình nuôi trong Xiêm một mối thù quyết phải trả. Và cũng vô tình làm cho mâu thuẫn giữa Xiêm – Anh trở nên gay gắt hơn.
Vì thế nếu như có thể nói lịch sử xâm lược của Anh đối với Mã Lai bắt đầu thì cũng không ngoa khi nói rằng từ đây mối thù giữa Anh và Xiêm có từ năm 1771 đã thực sự bùng nổ và nó trở thành một cuộc tranh giành quyết liệt.
Năm 1788, Kedad bị Xiêm tấn công, nhưng Anh lấy cớ chính phủ Anh không pgê duyệt viện trợ quân sự cho Suntan nên cự tuyệt không giúp đỡ. Anh- Xiêm đã ngấm ngầm thoả thuận với nhau nhưng “bằng mặt mà không bằng lòng” bởi vì thưc ra Anh muốn lợi dụng Xiêm để tiêu diệt vương quốc Kedad. Suntan Kêdad nhận rõ bộ mặt của Anh nên sau khi đánh đuổi được Xiêm, khôi
phục lại chính quyền của mình, Suntan Kedad liền bắt tay với Xiêm chống Anh.
Năm 1789, một đội quân 8000 người Mã Lai và Xiêm tấn công lên đảo Pênang (nơi có to giới Anh), nhưng do tổ chức và trang bị kém cuộc tấn công thất bại.
Năm 1795, Anh tổ chức đội quân viễn chinh đánh chiếm Malắcca, là nơi có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và quân sự, có thể làm tiền đồn tốt nhất để tấn công Giava, một trung tâm của Pháp – Hà Lan ở phương Đông. Vương quốc Malắcca bị chinh phục, Râyphơlit được phái làm toàn quyền với mục đích chuẩn bị tấn công cả Giava và quần đảo Mã Lai.
Năm 1800, Anh chiếm một phần đất duyên hải Kêdad. Tại hội nghị Viên để lôi kéo Hà Lan về phía mình Anh đã trả Malắcca cho Hà Lan, nhưng vẫn giữ Pênang và vùng ven biển Kêdad.
Cũng trong năm này tiểu vương Kêdad đã nhượng tỉnh Welesley cho Anh và Xiêm không bao giờ tha thứ cho tiểu vương về hành động này.
Toàn quyền Anh ở Pênang là Râyphơlít đã phát hiện vị trí đặc biệt của Xingapo (một hòn đảo nằm án ngữ giữa bán đảo Mã Lai và Xumatơra) nên tìm cách chiếm hòn đảo này. Xingapo với diện tích là 585 km vuông là yết hầu của eo Malắcca, khi đó vẫn còn là một bán đảo hoang tàn, có thể xây dựng thành một thương cảng lớn và một pháo đài ở vùng biển Đông Nam Á.
Lúc đầu Anh tìm mọi cách buộc Suntan Giôhô cho lập công ty buôn bán ở Xingapo. Tiếp đó Anh buộc Suntan Giôho cho phép độc quyền buôn bán ở Xingapovà độc quyền xây dựng đại lý ở bất cứ nơi nào trong vương quốc. Để trả công, công ty Đông Ấn Độ của Anh trợ cấp hàng năm cho Suntan 5000 pêxô và một nửa thu nhập thuế quan ở Xiêm (đến năm 1824, Anh hoàn thành việc biến Xingapo thành thuộc địa).
Thời kì này những quyền lợi của Anh tất nhiên sẽ va chạm với quyền lợi của Xiêm. Ngay từ năm 1819, Rama II đã ra lệnh cho chư hầu của mình, vua Kedad tấn công hầu quốc láng giềng Pêrắc và buộc chính quyền Pêrắc dâng
cho Băng Cốc “Bunggamax” những đoá hoa bằng vàng và bạc, dấu hiệu của sự phụ thuộc của chư hầu, vua Kêdad đã không thực hiện lệnh này, quân đội của Xiêm đã tiến hành cuộc chinh phạt, đạo quân của Kedad bị dánh tan, bản thân vua Kedad phải chạy trốn sang Pênang, nơi phụ thuộc Anh từ 1786. Đây cũng chính là bước mở đầu thời kì mà Xiêm đã gây sức ép tương đối mạnh đối với các quốc gia Mã Lai, điều đã làm cho Anh lo ngại và làm cho cả hai bên đều có nhiều hành động.
Nguy cơ thực tế Xiêm chiếm những nước Pêrắc, Xêlango đã nẩy sinh ra, trong khi đó các nước hầu quốc này đã bị kiệt quệ đi vì hành động thù địch lẫn nhau, tất cả những điều đó đã làm cho Anh quan tâm nhiều hơn. Như vậy, cơ sở cho việc can thiệp của Anh được chuẩn bị đã được chuẩn bị rồi và việc đến thăm của John Crawfurd là bước khởi đầu của sự can thiệp này.
Trong quá trình thương thuyết, phía Anh đòi được quyền hoàn toàn tự do, buôn bán và tối huệ quốc. Còn phía Xiêm yêu cầu đổi lại điều đó, người Anh phải buôn bán vũ khí cho Xiêm. (Tuy nhiên Anh không dễ dàng để cho Xiêm mạnh lên về quân sự). Kết quả là sau một quá trình đàm phán lâu dài, ngày 10/ 6/ 1822, hiệp ước Anh – Xiêm được kí kết, nhưng chỉ mang tính chất ghi nhận lịch sử các sự kiện thực tế mà thôi. Theo hiệp ước này, người Anh buộc phải cho người Xiêm kiểm tra tàu của mình và tháo dỡ đại bác cùng vũ khí khác lên bờ, trước khi tàu này được phép đi vào sông Mênam. Còn Xiêm đảm bảo không tăng thuế trong tương lai và người đứng đầu cơ quan hải quân của Xiêm phải tạo điều kiện cho người Anh buôn bán.
Nhưng không đầy hai năm sau, tình hình quốc tế trong khi vực trở nên phức tạp hơn đối với Xiêm. Tháng 3/ 1824, hiệp ước Anh – Hà Lan được kí kết, theo đó Mã Lai trở thành khu vực ảnh hưởng của Anh. Điều này có nghĩa là từ nay, trên bán đảo Malăcca Anh trở thành kẻ cạnh tranh với Xiêm. Mặt khác cũng vào tháng 3/ 1824 cuộc chiến tranh Anh – Miến bùng nổ. Cuộc chiến tranh này sẽ có ảnh hưởng to lớn tới Xiêm. Quan hệ Xiêm – Miến Điện tiếp tục xấu đi trong không khí thù địch. Năm 1823, vua Miến Điện là Bátgiđô đã đề
nghị Minh Mạng kí kết một liên minh chống Xiêm. Nhưng hoàng đế minh mạng đã thông báo bức thư này của Batgiđô cho triều đình Xiêm biết. Điều đó, chứng tỏ rằng quan hệ Xiêm – Việt ở ngay cấp nhà nước phong kiến trong thế kỉ XIX không phải lúc nào cũng là sự tranh chấp thù địch như người ta thường chỉ phóng đại một chiều. Trong khi đó người Anh vốn trung thành với truyền thống tiến hành chiến tranh bằng bàn tay của người khác, vẫn không ngừng lôi kéo Xiêm vào cuộc chiến tranh chống Miến Điện. Tuy vậy, sau khi hiệp ước 1824 được kí kết giữa Anh và Hà Lan thì người ta đã nói rằng từ sau thời gian đó là “nửa thế kỉ không hoạt động” của Hà Lan. [3, 77]
Kể từ khi Xiêm thất bại trong việc ngăn chặn sự đi lên của vương triều Malăcca, yêu sách thống trị toàn bộ bán đảo Mã Lai đã bị xếp xó. Nhưng dưới triều đại Chakri, Xiêm đã hùng mạnh hơn bất cứ thời gian nào trong lịch sử của mình, và các thống đốc của Pênang lo sợ rằng phần lơn bán đảo sẽ rơi vào ách thống trị của Xiêm.
Dưới thời trị vì của Bodawpaya, Miến Điện đã có tham vọng bành trướng xuống phía Nam, vào bán đảo theo hướng có hại cho Xiêm. Nhưng từ khoảng 1816, Miến Điện tập trung cố gắng vào Asram và các nước láng giềng và không còn là nối đe doạ nghiêm trọng đối với sức mạnh ngày càng tăng của Xiêm. Tuy vậy, Miến Điện vẫn tiếp tục âm mưu cùng với các tiểu vương Mã Lai để chống lại Băng Cốc, và thậm chí năm 1819 đã đe doạ xâm lược Xiêm.Vì thế, Băng Cốc không thiếu cớ để can thiệp vào Mã Lai. Nếu như công ty Đông Ấn Anh mà không khờ dại đến mức từ chối không làm theo lời khuyên của Francis Light về Kêdad, thì có thể đã giúp các nhân viên của công ty đã tránh được rất nhiều điều phiền toái trong giai đoạn sau. Vì năm 1818, Băng Cốc ra lệnh cho vua Kêdad phải xâm lược Pêrăk, nước láng giềng của Kêdad, và buộc vua Pêrăk phải triều cống bungamax cho Xiêm. Sau đó năm 1821, Xiêm triệu tập vua Kedad đến Băng Cốc để trả lời một số lời buộc tội, kể cả việc câu kết với vua Miến Điện. Khi ông từ chối, một quân đội Xiêm bất ngờ tấn công và đánh chiếm Kêdad rồi biến nó thành đống hoang tàn với những tội ác ghê sợ.
Nhà vua phải chạy sang Pênang để tị nạn; quân Xiêm yêu cầu vua Pênang trao nộp vua Kêdad, nhưng thống đốc của Pênang từ chối. Vua Kêdad đã yêu cầu xin được Công ty Đông Ấn Độ của Anh giúp đỡ nhưng công ty đã làm ngơ, vì thế vua Kêdad đã liên hệ với vua Miến Điện, cùng với Sêlango và các quốc gia Mã Lai khác mở một cuộc tấn công hỗn hợp vào Xiêm. Điều đó đã làm cho các nhà chức trách Anh ở Pênang lo lắng.
Việc Xiêm chinh phục Kêdad đã gây nhiều lo sợ cho Anh ở Pênang về nguồn cung cấp lương thực vì Pênang phải nhập hầu hết lương thực từ Kêdad. Pêrăk, Patani, Tiểu Xây Lan đều là những quốc gia phụ thuộc Xiêm, là nơi có rất nhiều thiếc, nơi diễn ra hoạt động buôn bán sầm uất, quan trọng. Quyền lợi của Anh đã bị đe doạ một cách nghiêm trọng. Điều đó đã thôi thúc Anh cử ngay John Crawfurd tới Băng Cốc để bàn về tất cả các vấn đề nổi bật – Ông đã trở thành một chuyên gia được công nhận về các vấn đề Mã Lai.
Crawfurd được chỉ thị đến Băng Cốc năm 1822 không những để đàm phán mà còn để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về Xiêm. Cố gắng của Ông để khôi phục lại vua của Kêdad và loại bỏ những hạn chế đối với thương mại của Anh đã bị hoàn toàn thất bại, nhưng Ông đã gián tiếp giành được sự công nhận nào đó về việc Anh sở hữu đối với Pênang. Ông đã chứng minh được rằng sức mạnh của Xiêm yếu hơn nhiều so với sự đánh giá của chính phủ Pênang và không có già phải lo sợ về Xiêm ở Kêdad. Ông nói rằng nếu công ty dùng vũ lực để chống lại cuộc xâm lược Kêdad năm 1821, thì quân Xiêm chắc đã rút lui.
Năm 1824, chiến tranh Anh – Miến đã nổ ra và chính phủ Ấn Độ thuộc Anh đã ra lệnh cho các nhà chức trách ở Pênang tiếp cận và vận động Xiêm trở thành đồng minh. Low đã nhắc nhở Pênang rằng Xiêm có ý định giành quyền kiểm soát không những Pêrăk mà cả Sêlango. Vì thế ông đã thúc giục Calcutta khôi phục ngôi báu cho vua Kêdad và mở rộng sự bảo hộ của Anh đối với tất cả các quốc gia Mã Lai bị Xiêm đe doạ. Nhưng có vẻ như những cố gắng của Ông đã không thành.
Ngày 31/ 7/ 1825,một hiệp ước được kí kết giữa công ty Đông Ân Độ của Anh và tiểu vương Ligor. Trong đó cam kết rằng Ligor sẽ không tấn công Pêrăk hoặc Sêlango để đổi lấy sự bảo đảm rằng Anh không can thiệp vào Kêdad. Bruney (phái viên của chính phủ Anh) đã lập luận về hiệp ước rằng chính sách mà Ông theo đuổi là điều không thể tránh khỏi và những bất lợi của nó sẽ nhỏ “so với mối hiểm hoạ lớn hơn nhiều nếu cho phép Xiêm đánh chiếm các vùng lãnh thổ của nước láng giềng Sêlango”. Nhưng cái khôn khéo của chính phủ Anh thông qua việc phái viên Fulleston và đại uý Bruney đã kí kết hiệp ước là bề ngoài thì họ muốn làm yên lòng Xiêm nhưng thực chất trong lòng thì họ lại muốn xử lí kiên quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến nền độc lập của các quốc gia trong vùng mà sau này sẽ nằm dưới quyền kiểm soát của Anh.
Bruney đến Băng Cốc vào cuối năm 1825 và ở lại đó đến năm 1826. Tuy nhiên bất cứ điều gì Bruney làm đều bị Xiêm nghi ngờ ở mức cao nhất vì Xiêm rất lo ngại về khả năng Anh sẽ tấn công. Tuy vậy so cới Crawfurd thì