Qúa trình xâm lược của thựcdân Phương Tây ở Đông Dương trước khi nổ ra tranh chấp Pháp – Xiêm.

Một phần của tài liệu Quá trình tranh chấp giữa xiêm anh ở bán đảo mã lai và xiêm pháp ở bán đảo đông dương từ thế kỷ XVI đến cuối thế ký XIX luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 45)

khi nổ ra tranh chấp Pháp – Xiêm.

Thế kỉ XVI, khi chủ nghĩa tư bản phương Tây bước vào giai đoạn tìm kiếm thị trường và thuộc địa thì hàng loạt những nhà truyền giáo và thương nhân đã toả đi đến nhiều nơi trên thế giới để truyền đạo, buôn bán và làm tai mắt cho chủ nghĩa thực dân.

Là một quốc gia có nền văn hoá lâu đời, vương quốc Campuchia thành lập từ thế kỉ VII, nhưng từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV mới bước vào thời kì cực thịnh. Chính trong thời gian này, nhân dân Campuchia đã để lại cho gia tài văn hoá nhân loại kiến trúc Ăngco Vát, Ăngco Thom hùng vĩ. Nó trở thành một trong những kì quan thế gối. Đó cũng chính là thời kì mà văn hoá, xã hội, kinh tế đều đạt đến trình độ phát triển. Những dấu tích còn lại đến ngày nay của tài liệu bi kí, mạng lưới thuỷ lợi đều ghi nhận thời kì phát triển vẻ vang trên.

Campuchia bắt đầu tiếp xúc với người Châu Âu từ thế kỉ XVI, trước hết với người Bồ Đào Nha, vì họ là người phát hiện ra sớm nhất con đường biển vòng qua Châu Phi để sang Viễn Đông, nên họ cũng là những kẻ đầu tiên đặt chân đến vùng này.

Năm 1511, người Bồ Đào Nha dựa vào ưu thế của hải quân và pháo binh, đánh chiếm Malắcca, dùng nơi đây làm bàn đạp để bành trướng thế lực ra khắp khu vực Đông Nam Á. Từ căn cứ chính của họ là Malăcca họ liên tiếp phái sứ giả đến Xiêm và Việt Nam để đề nghị thiết lập quan hệ buôn bán. Năm 1540, một sứ giả của Bồ Đào Nha là Menđe Pintô ghé qua Côn Đảo để đi Nam Kì, rồi sau đó lại ngược sông Mê Kông tới Campuchia. Năm 1555, một giáo sĩ Bồ Đào Nha là Gaspa De Cruse tới Campuchia để truyền giáo nhưng không có kết quả vì người Campuchia không chấp nhận Đạo thiên chúa. Tiếp đó nhiều giáo sĩ khác như Lope Cardozo Madera, Sylvestre De Azevedo…đã đến Campuchia nhưng vua mới lên là Pônhea An (1599 – 1600)

từ chối không cần giúp đỡ, nên đã xảy ra một trận chiến quyết liệt, cuối cùng hạm đội Tây Ban Nha phải rút lui.

Cũng vào thời gian này,người Hà Lan tăng cường tìm kiếm thị trường và thuộc địa. Năm 1596, họ đến đảo Giava. Đến năm 1644, thực dân Hà Lan phái một đạo quân viễn chinh xuất phát từ Inđônêxia tiến sang Campuchia nhằm bắt Campuchia thần phục, nhưng chúng không thực hiện được ý đồ của mình. Nối gót Hà Lan là tư bản Pháp ( tuy nhiên ta sẽ cùng tìm hiểu ở mục tranh chấp Pháp – Xiêm).

Trái lại với Campuchia, trên đất nước Lào không có hoạ ngoại xâm của phương Tây chia cắt mà chủ yếu dưới ách thống trị của phong kiến Xiêm. Mãi đến cuối thế kỉ XIX (1893) mới có sự hiện diện của người Pháp trên đất nước này.

Vào thế kỉ XVI, nước Lào đã được thống nhất. Pha ngừm là người có công thống nhất đất nước, lập nên một chính quyền từ trung ương đến địa phương. Cũng giống như các nhà nước chuyên chế phương Đông, vua là người chủ tối cao tất cả đất đai trong nước, đồng thời là người nắm quyền tuyệt đối về chính trị. Vương quốc Lạn Xạng chia ra làm nhiều châu, mường, đứng đầu mỗi mượng là một thủ lĩnh do nhà vua chỉ định. Hàng tháng các thủ lĩnh gửi tấu cáo về triều đình và ba năm một lần, đích thân đem thuế về đóng và trình diện với nhà vua ở kinh đô để biểu lộ lòng trung thành.

Quý tộc và các sư sãi đêud được nhà vua ban cho đất đai và số cư dân nhất định sống trong vùng cư trú.

Nông dân thường ở trong các làng bản dưới hình thức công xã nông thôn. Sống trong các vương quốc nhỏ thần phục và trong vùng đất đai phong kiến, nông dân không có quyền di cư sang đất khác. Người nông dân gánh vác nghĩa vụ của nhà nước đồng thời chịu sự bóc lột nặng nề của chúa phong kiến. Với sự tồn tại phổ biến của công xã nông thôn,nên sản xuất ở Lào chưa phát triển, dân cư thưa thớt, việc chiếm cứ đất đai chưa phải là yêu cầu bức thiết mà vấn đề chủ yếu là chiếm và chi phối sản phẩm ruộng đất và lao dịch.

Nông dân là lực lượng gánh vác thuế má, phu phen tạp dịch và đóng góp nghĩa vụ quân sự. Họ là bộ phận cư dân chính quyết định nền sản xuất xã hội và bảo vệ quốc gia.

Ở Lào lúc này vẫn tồn tại chế độ nô lệ không phát triển. Nô lệ là những người cùng khổ nhất trong xã hội. Họ không có chút quyền tự do nào, bị đem làm vật đổi chác, mua bán. Một số nô lệ vốn là nông dân thiếu nợ, thiếu thuế, do thiên tai họ không thể trang trải và tự nuôi sống, nên bán mình làm nô lệ. Cũng có một số nô lệ do bị bắt làm tù binh trong chiến tranh. Thân phận nô lệ có tính chất truyền đời, như đẳng cấp cùng khốn. Trong thực tế nô lệ không thể nào trở thành người công dân tự do vì không có qui định cho phép nô lệ được tự chuộc mình. Họ có thể bị bán, bị cho mượn hoặc nhượng lại. Thả hoặc cũng có nô lệ được giải phóng, đó là khi được lệnh ân xá của nhà vua và sự khoan dung của chủ.

Là nhà nước tập quyền phong kiến thống trị đất nước bằng sức mạnh quân sự, nên Lạn Xạng đã xây dựng một đạo quân hùng mạnh. Tuy vậy, đây vẫn là nhà nước ít tập trung nhất so với một số quốc gia phong kiến ở Phương Đông cùng thời. Các vương quốc nhỏ hợp thành quốc gia Lạn Xạng vẫn giữ tính độc lập tương đối. Các châu, mường được quyền thế tập. Chính vì vây, sự tập trung của chính quỳên trung ương không mạnh. Các cuộc chiến tranh giữa các địa phương vẫn xảy ra, sự tranh chấp quyền lợi trong nội bộ các nhóm quí tộchết sức gay gắt.

Vào thế kỉ XVII, nhà nước Lạn Xạng bước vào thời kì phồn vinh, nền kinh tế hàng hoá phát triển. Những trung tâm thương mại trong nước hình thành có quan hệ buôn bán với Đại Việt, Trung Quốc, Xiêm, Campuchia … Mường Khúc là một trong những trung tâm chính ở thế kỉ XVII xuất cảng sang Xiêm vàng, cánh kiến đỏ và đen, mậ ong, vải vóc. Luông Phabang là nơi hội tụ của nhiều chi nhánh sông Mê Kông thành một trung tâm trao đổi, là nơi dừng chân của nhiều đoàn thương nhân nước ngoài, và từ nơi đó, các sản phẩm tiểu thủ công, nông nghiệp được chuyển đi khắp vùng trong toàn quốc.

Nhưng cuối thế kỉ XVII, Xulinha Vôngxa chết, sự suy yếu của vương quốc Lạn Xạng trở nên rõ rệt. Các cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lợi ngày thêm mạnh mẽ. Cũng chính lúc đó, vương quốc Xiêm với triều đại Ayuthia thôn tính các nước lân bang bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm chiếm Lào. Mặc dù nhân dân Lào chiến đấu hết sức dũng cảm bảo vệ nên độc lập của mìn, các vùng Chămpaxắc, Mường Nakhon, Noongkhai … bị mất vào tay quân Xiêm. Vào năm 1779, Xiêm chiếm Viêng Chăn và ép Luông Phabang thừa nhận quyền đô hộ. Cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống ách nô dịch và giành độc lập còn kéo dài mấy chục năm sau, đặc biệt cuộc kgởi nghĩa của Chậu Anu ở đầu thế kỉ XIX. Nhưng cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, cuối cung bị thất bại vào 1828. Bọn thống trị Xiêm xâm lấn nước Lào, cướp bóc nhiều của cải vàng bạc, châu báu. Luông Phabang, Viêng Chăn thành một tỉnh của Xiêm. Chămpaxắc cũng thành thuôch địa của Ayuthia – vương quốc Xiêm.[ 3, 3,10]

Chính giữa lúc nước Lào đang ở trong cảnh nước mất nhà tan, bị Xiêm khống chế thì đế quốc Anh, Pháp bắt đầu cuộc phân chia thế lực trên bán đảo Trung Ấn. Đế quốc Anh sau khi vào Miến Điện và chiếm cứ Mã Lai đang bành trướng thế lực về phía Đông và phía Bắc. Đế quốc Pháp vào những năm 90 đã chiếm xong Việt Nam và Campuchia, bắt đầu vươn về phía Tây nên đặc biệt chú ý đến Lào. Sự xâm lược của Pháp đối với Lào bắt đầu vào cuối thế kỉ XIX.

Một phần của tài liệu Quá trình tranh chấp giữa xiêm anh ở bán đảo mã lai và xiêm pháp ở bán đảo đông dương từ thế kỷ XVI đến cuối thế ký XIX luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 45)