QÚA TRÌNH TRANH CHẤP GIỮA PHÁP – XIÊ MỞ BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu Quá trình tranh chấp giữa xiêm anh ở bán đảo mã lai và xiêm pháp ở bán đảo đông dương từ thế kỷ XVI đến cuối thế ký XIX luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 42)

BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG

3.1.Ảnh hưởng của Xiêm ở bán đảo Đông dương trước khi Pháp xâm lược

Ngay từ rất sớm Xiêm đã có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam,Lào, Campuchia.

Ở Campuchia sau một thời kỳ phát triển huy hoàng của nền văn minh Ăngco. Từ đầu thế kỷ XIV vương quốc Campuchia đã suy yếu đi rất nhiều. Từ năm 1340 đến năm 1353 là thời gian kinh đô Ăngco thất thủ về tay người Thái xâm lược. Theo “sử biên niên Campuchia” [8, 113] đã có 4 đời vua thay nhau chiếm giữ ngai vàng ở Ăngco. Vua đầu tiên là Nipêan Bat con của vua Tâchay, trị vì ở Campuchia trong thời kỳ mà người Thái ở phía Tây đã hoàn thành việc hợp nhất hai công quốc lớn là Xukhôtai ở vùng trung du sông Mênam và Lốpburi ở vùng hạ lưu sông đó để thành lập ra vương quốc Thái thống nhất đặt dưới sự thống trị của một ông vua Thái nổi tiếng-vua Ramađipati đóng đô ở Ayuthia..

Năm 1352, dưới đời vua Lampong Reachea, con vua Nipêan Bat, Ramađipati tự mìng chỉ huy một đạo quân Thái lần đầu tiên tấn công kinh đô của người Khơme. Ăngco thất thủ (1353), vua Khơme chết trong chiến đấu, chín vạn người Khơme bị bắt làm tù binh giải về Thái., ba người con trai của Ramađipati lần lượt lên ngôi vua và thống trị ở Campuchia, không đầy bốn năm thì bị lật đổ. Kinh đô Ăngco hấp hối được hồi sinh trong một thời gian ngắn ngủi nữa, nước Campuchia khôi phục nền độc lập của mình. Nhưng những cố gắng đó đã tỏ ra vô hiệu trước tham vọng của một kẻ thù hung hãn ở sát ngay bên cạnh đang có khí thế vươn lên mạnh mẽ. Bởi vậy sau một thời kì hồi sinh ngắn ngủi, kinh đô Ăngco lại thất thủ thêm một lần nữa (1394) trong một cuộc tấn công mới của người Thái nước Ayuthia. Một hoàng tử

Thái được đặt lên ngai vàng ở Ăngco, nhưng rồi lại bị giết mấy năm sau và chính quyền một lần nữa lại trở về tay người Khơme.

Mãi cho đến năm 1430 dưới đời vua Ăngco cuối cùng là Pônheayat, một đạo quân lớn người Thái dưới sự chỉ huy của chính vua Thái Parmamaraja II đột nhập Ăngco và sau bảy tháng vây hãm thành, đã đánh chiếm được kinh đô (1431). Một lần nữa Ăngco bị cướp phá ghê gớm: đền chùa, cung điện bị huỷ hoại, vô số tượng thần, phật bị đập nát. Hàng vạn tù binh, của cải và nhiều pho tượng bằng vàng ngọc quí giá bị mang về đất Thái. Trong đó có pho tượng phật nổi tiếng bằng ngọc bích ngày nay người ta còn thấy đặt trong một ngôi chùa ở Băngcốc.

Sự thất thủ khinh đô Ăngco năm 1431 cũng như sự dời đô về Phnômpênh đánh dấu một bước ngoặt thê thảm trong lịch sử chính trị của đất nước Campuchia cũng như trong lịch sử nền văn minh và nền nghệ thuật huy hoàng của dân tộc Khơme. Nó chấm dứt thời kì lịch sử vẻ vang của quốc gia Ăngco hùng cường và mở đầu thời kì tối tăm, ảm đạm nhất, thời kì tàn tạ của lịch sử và văn minh Khơme kéo dài hàng mấy thế kỉ cho đến khi thực dân Pháp sang chinh phục Campuchia và đặt nền đô hộ của chúng trên đất nước chùa tháp này.

Như vậy, ngay từ cuối thế kỉ XII và nhất là từ sau năm 1350 khi nước Ayuthia đã chinh phục được Sukhôthay và cao nguyên Khorat, người Thái liên tiếp tấn công Campuchia, thống trị hoặc dồn đẩy người Khơme về phía Nam. Các cuộc xâm lược của người Thái đã gây những tổn hại vô cùng lớn lao cho Campuchia. Cung điện, nhà dân phần lớn làm bằng gỗ, lá đã bị đốt cháy rụi… Chính vì thế, giữa những lần tấn công của quân Thái, nhiều người dân Khơme đã buộc phải di cư về miền Đông Nam để tìm nơi sinh sống yên ổn và thuận tiện hơn. Kinh đô Ăngco đã mất đi sự đông đúc và thịnh vượng của hơn một thế kỉ. [4, 42]

Tắc Xin lên ngôi vua năm 1768. Việc đầu tiên mà nhà vuaquan tâm là thống nhất đất nước, tiêu diệt những chúa phong kiếnlớn và một số người cầm đầu Phật giáo không chịu thừa nhận chính quyền trung ương.

Năm 1770 cuộc đấu tranh này kết thúc, các đất đai của chúa phong kiến được sáp nhập vào quốc gia Xiêm. Mặt khác, chính quyền mới tìm cách bành trướng lãnh thổ. Đối tượng cướp bóc và áp bức của giai cấp phong kiến Xiêm là các quốc gia nhỏ bé như Lào, Campuchia, Mã Lai khi đó chưa thống nhất, chưa có chính quyền trung ương. Đồng thới ácg áp bức phong kiến ở trong nước nagỳ càng tăng. Đó là lí do chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra năm 1872. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trước tiên ở cố đô Ayuthia do Bun Nắc cầm đầu. Quân khởi nghĩa tiến về bao vây kinh đô mới là Tanburi. Hoảng sợ trước sưc mạnh của quân khởi nghĩa Tắc Xin phải cạo trọc đầu, trốn vào một ngôi chùa và cải trang thành người tu hành. Cung vua cùng với kho bạc lọt vào tay quân khởi nghĩa. Nhưng cuộc khởi nghĩa không kéo dài được lâu. Một tướng trẻ có tài của Tắc Xin là Chao Paia Tracơli đã dùng sức mạnh của toàn bộ quân đội vương quốc đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Lợi dụng thời cơ thuận lợi, Chao Paia Tracơli cướp luôn ngôi vua và tự phong là Rama I (1872 – 1809), mở đầu triều đại Rama còn tồn tại đến ngày nay. Thủ đô mới là Băng Cốc.

So với Campuchia, Xiêm đặt ảnh hưởng ở Lào muộn hơn. Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, Lào Lạn Xạng đã rơi vào ách xâm lược của phong kiến Xiêm. Cũng có thể nói từ đây Xiêm đã bắt đầu đặt được ảnh hưởng của mình ở Lào.

Cuối thế kỉ XVIII, nội bộ Viêng Chăn lục đục. Phạ Vorarátvông Xả bất mãn với vua Viêng Chăn đã đưa gia quyến chạy đến Noongbua Lămphua, sau đó cầu cứu vua của triều đình Ayuthia. Vua Băng Cốc là Phìa Tắc Xỉn vốn đang có ý định thôn tính Viêng Chăn nhưng chưa có cơ hội thực hiện ý đồ. Nhân cơ hội hiếm có này, Phỉa Tắc Xỉn cử Phạ Mạhả Caxătxực chỉ huy khoảng hai mươi ngàn quân tiến đánh Lào Lạn Xạng.

Sau một thời gian đánh chiếm, cho tới đầu 1779, toàn bộ vương quốc Lào Lạn Xạng đã nằm dưới ách đô hộ của Xiêm.

Kể từ đó Xiêm và Lào đã nổ ra nhiều cuộc quyết chiến mà điển hình nhất là cuộc kháng chiến chống Xiêm dưới triều Chậu Anũvông. Tuy vậy, cuối cùng cuộc kháng chiến cũng thất bại và kể từ đó Lào đã trở thành một vương quốc thần phục Xiêm.

Các quốc gia nhỏ bé khác ở bán đảo Malắcca cũng không tránh khỏi con mắt nhòm ngó của phong kiến Xiêm. Kết quả là các công quốc Xiêm như Patani, Kêdad, Kêlantan, Tơrenganu đều lần lượt rơi vào tình trạng phụ thuộc nhà nước phong kiến Xiêm. Do sự kình địch của tư bản phương Tây, trước hết là Anh, giai cấp phong kiến Xiêm không thực hiện được mộng bá chủ của mình trên khắp bán đảo này.

Bọn phong kiến Xiêm cũng đã nhiều lần can thiệp vào nội bộ của Việt Nam. Năm 1783, Nguyễn Phúc Ánh đã cầu cứu quân Xiêm sang giúp về đánh Tây Sơn. Tương Xiêm là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem hơn hai vạn quân và 300 chiến thuyền, phối hợp cùng quân Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã thắng to tại trận Rạch gầm – Xoài Mút ( Mỹ Tho) năm 1785: 2 vạn quân Xiêm cùng toàn bộ chiến thuyền và quân của Nguyễn Ánh bị diệt. Chiêu Tăng, Chiêu Sương chỉ còn có 2.000 quân hộ vệ chạy thoát. Nhưng triều đình Xiêm vẫn có tham vọng đánh chiếm Việt Nam. Năm 1833, vua Xiêm đã cử tướng Bôđin thống lĩnh 4 vạn quân cùng chiến thuyền chia làm 3 mũi sang đánh Việt Nam. Cánh quân thứ nhất theo đường thuỷ chiếm Hà Tiên, Châu Đốc. Cánh quân thứ hai đi đường bộ do chính Bônđin chỉ huy vượt qua lãnh thổ Campuchia, trên đường tiến quân đã đánh chiếm Pnôm Pênh ... Cánh quân thứ ba qua đất Lào, tiến vào vùng Quảng Trị và Hà Tĩnh.Trước sức đề kháng và tiến công mãnh liệt của quân dân ta, quân Xiêm thất bại to đành phải rút lui không những khỏi Nam Bộ mà cả Campuchia nữa.

Một phần của tài liệu Quá trình tranh chấp giữa xiêm anh ở bán đảo mã lai và xiêm pháp ở bán đảo đông dương từ thế kỷ XVI đến cuối thế ký XIX luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w