Qúa trình tranh chấp giữa Xiêm – Pháp ở bán đảo Đông Dương.

Một phần của tài liệu Quá trình tranh chấp giữa xiêm anh ở bán đảo mã lai và xiêm pháp ở bán đảo đông dương từ thế kỷ XVI đến cuối thế ký XIX luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 67)

Là một nước tư bản chủ nghĩa sớm phát triển, nước Pháp cũng cần có thị trường và thuộc địa. Cũng giống như bọn tư bản Hà Lan, Ang … thực dân Pháp sục sạo khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm thuộc địa, do đó đã chú ý vùng Đông Nam Á từ thế kỉ XVII. Tuy không phải là kẻ dẫn đầu trong việc đi xâm chiếm thuộc địa ở vùng này, nhưng người Pháp lại không cam chịu phận làm “trâu chậm uống nước đục”.

Nhờ có cây thánh giá vá chiếc áo dài đen để che đậy những mục đích xấu xa, các giáo sĩ thiên chúa giáo bao giờ cũng tỏ ra là những chiến sĩ phục vụ đắc lực cho “sự nghiệp thực dân” . Năm 1624, giáo sĩ Pháp là Alêchxăng Đơ Rốt (Alexandre de Rbodes) đã lần mò đến Việt Nam và ở lại đây hơn hai mươi năm để gây ảnh hưởng cho người Pháp. Alêchxăng Đơ Rốt còn xúc tiến việc thành lập “Hội truyền giáo nước ngoài” để đẩy mạnh công tác truyền đạo và mở rộng ảnh hưởng của Pháp ở vùng này, nhằm dọn đường cho những đạo quân đi sau.

Tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời với những hoạt đông truyền đạo ở Việt nam, người Pháp còn có nhiều tham vọng lớn ở Xiêm. Dưới thời Lui IV (1643 – 1715) thực dân Pháp đã gài được một tay chân của chúng là Côngxtăng tanh Phôncông (Contantin Faulcon) trong triều đình Xiêm. Tên gián điệp này giữ một chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền Băngcôc nên rất có thế lực. Thực dân Pháp dựa vào ý định làm đảo chính rồi biến nước Xiêm thành thuộc địa, nhưng âm mưu bị bại lộ. Tên Phôncông bị trừng trị và bọn thực dân Pháp bị tống ra khỏi Xiêm. Thất bại ở Xiêm đã thúc giục bọn chúng phải mạnh tay chiếm lấy các nước Đông Dương để bù đắp lại những tổn thất nói trên. Bởi vậy, ngoài Việt Nam, thực dân Pháp còn rất chú ý tới Campuchia và Lào. Giáo sĩ Pháp đầu tiên đặt chân lên đất Campuchia là cha cố Lui Sơvơrơi (Luois Chervereuil)người của “Hội truyền bá niềm tin” (Congrégation de la propa - gation de la foi). Ban đầu ông tới vùng Batxắc để gây cơ sở. Sau đó thì ông dời đến Pônhea Lu ( thuộc tỉnh Uđông). Nhưng suốt ba năm trời (1662 – 1665) tốn công thuyết giáo, Ông không lôi kéo được một người nào đi theo Đạo thiên chúa.

Mặc dù bị thất bại bước đầu trong âm mưu xâm nhập Campuchia bằng con đường truyền đạo, người Pháp vẫn không ngả lòng. Họ tiếp tục phái giáo sĩ đến đây hoạt động. Trong hàng ngũ đội quân tiên phong vác cây thánh giá đi mở đường này, người ta thấy có các cha cố Đờ mô len (De Moline) và Lát vát xơ (Levasseur) là những người hăng hái nhất của đội quân áo dài đen. Tuy

vậy, kết quả mà họ thu được trong công việc truyền đạo cồn rất hạn chế, nhưng họ không từ bỏ tham vọng, các giáo sĩ của Pháp vẫn kiên trì thâm nhập xứ sở giàu có này. Họ học tiếng Khơme, dịch kinh thánh và truyền giảng bằng chính ngôn ngữ bản xứ. Trên thực tế họ trở thành cố vấn cho các đạo quân, các võ quan và các nhà chính trị thực dân.

Kể từ đây trên đất nước Campuchia đã xuất hiện song song hai thế lực, một bên là phong kiến Xiêm đã thiết lập được ách thống trị ngay từ những năm 1467 với một bên là tư bản Pháp. Sự tranh chấp giữa hai thế lực ấy diễn ra quyết liệt và gay gắt.

Lợi dụng tình hình chính trị đầy khó khăn và nền kinh tế hết sức kiệt quệ của Campuchia vào thời điểm vua Ang Dương lên ngôi (12/ 1845) và lợi dụng sự hoang mang dao động muốn cầu cứu sự giúp đỡ của nước ngoài của nhà vua, các giáo sĩ Pháp đã lôi kéo nhà vua vào ý đồ xâm lăng, thôn tính của họ. Giám mục Pháp lúc bấy giờ ở Campuchia là Miche đã xúi giục nhà vua viết thư cầu xin được hoàng đế Pháp là Napôlêôn III che chở. Không bỏ lỡ cơ hội, hoàng đế nước Pháp phái một viên đại sứ đặc mệnh toàn quyền đến Campuchia vào năm 1855 để kí với vua Ang Dương một hiệp ước “hiệp ước liên minh và thương mại”. Hiệp ước này cho phép người Pháp thiết lập quan hệ trực tiếp với Campuchia, xâm nhập sâu hơn vào Campuchia và chuẩn bị điều kiện để xâm lược Campuchia. Môngtigini được giao trọng trách quan trọng này, nhưng ông ta đã để lộ ý đồ của người Pháp cho người Xiêm biết. Những quyền lợi của Xiêm ở nơi này đã bị đe doạ và ngay lập tức triều đình Xiêm đã gửi thư kháng nghị kịch liệt và đe doạ triều đình Ang Dương. Nhà vua Campuchia hoảng sợ không giám giao dịch với De Môngtigini nữa. Âm mưu của người Pháp tạm thời thất bại.

Sau khi Ang Dương qua đời, con là Norôđom lên nối ngôi (1860) trong tình hình hết sức khó khăn, phức tạp. Triều đình Campuchia vẫn phụ thuộc nặng nề vào triều đình Băngcốc và luôn bị sức ép của người Thái, kể cả việc người Thái có quyền phế truất vua này lập vua khác (ngay từ thế kỉ XIX, thời

vua Ang Chan II (1806 – 1834) vua Campuchia phải chịu tấn phong của Xiêm như một chư hầu). Vì vậy, Nôrôđôm tuy lên làm vua ở Campuchia nhưng chưa được Xiêm làm lễ tấn phong ở Băngcốc, nên chưa được coi là vua chính thức. Địa vị Norôđôm tạm thời như một quan nhiếp chính có thể bị phế bỏ. Norôđôm lo lắng cho địa vị bấp bênh của mình hơn là lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Xiêm làm mọi cách để Pháp không thể can thiệp vào triều đình Campuchia. Mọi hành động của vua Nôrôđôm đều bị triều đình Băngcốc kiểm soát. Bên cạnh vua Nôrôđôm còn có viên quan đại diện Băngcốc để kiểm soát hành vi của nhà vua cũng như giám sát lòng trung thành của phong kiến Campuchia.

Trong khi đó, trước sự bành trướng ngày càng tăng của thực dân Anh, thực dân Pháp thúc giục chính phủ Pháp chiếm lấy Đông Dương vừa để ngăn chặn bước tiến của Anh vừa để biến nơi đây thành bàn đạp xâm nhập miền Nam Trung Quốc. Trước hết thực dân Pháp tìm cách bênh vực các giáo sĩ bị triều đình Huế ngược đãi, dùng vũ lực tiến công Việt Nam. Năm 1845, hai lần tàu chiến Pháp vào thị uy ở Đà Nẵng. Năm 1847, tàu chiến Pháp liên tiếp khiêu chiến Việt Nam. Đi liên với những biện pháp quân sự đó, thực dân Pháp tìm cách xoa dịu tinh thần của phong kiến Campuchia., tỏ thân thiện với Nôrôđôm, bảo vệ Campuchia khỏi sự chèn ép của phong kiến Xiêm. Về phía triều đình phong kiến Xiêm, biết được ý đồ của thực dân Pháp và ý đồ của vua Nôrôđôm muốn kí hiệp ước chính trị để chống lại sự chèn ép của Xiêm, nên đã tìm mọi cách dụ dỗ, ràng buộc Nôrôđôm. Vua Campuchia không biết phải làm thế nào trước tình cảnh Pháp giằng bên này, Xiêm kéo bên kia.

Tuy hoàn cảnh Campuchia đang trở thành đối tượng tranh chấp giữa hai kẻ thù nguy hiểm như vậy, nhà vua Nôrôđôm vẫn không tìm ra được biện pháp giải quyết hữu hiệu vì vào lúc này giai cấp phong kiến các nước Đông Dương nói chung và Campuchia nói riêng không còn đủ năng lực và dũng khí để đảm đương vai trò lãnh đạo chống xâm lăng nữa.

Thực dân Pháp biết vì sao Nôrôđôm có thái độ rụt rè, lưỡng lự trong mối quan hệ với người Pháp. Họ đặc biệt chú ý tới trạng thái lo âu này của Nôrôđôm. Pháp thấy cần phải có biện pháp vũ lực để kéo Nôrôđôm ngả theo mình.

Tháng 6/1863, chúng tiến thêm một bước trong âm mưu xâm lược bằng cách điều động một pháo thuyền và cử một sĩ quan cao cấp tên là Đuđa đờ Lagơlê (Doudart de Lagree) từ Nam Kì sang Campuchia với danh nghĩa để xây dựng căn cứ thuỷ quân của Pháp ở đây. Thực dân Pháp làm như vậy, một mặt thiết lập mối quan hệ trực tiếp và ngày càng chặt chẽ hơn với triều đình Khơme do Norôđôm đứng đầu, vượt qua sự giám sát của viên đại diện cho triều đình Xiêm. Mặt khác nhằm điều tra tình hình Campuchia, vẽ bản đồ nước này để chuẩn bị cho những hành động xâm lược bằng vũ lực của chúng về sau, nếu thủ đoạn lôi kéo và dụ dỗ của chúng không có kết quả và nếu Xiêm dùng vũ lực để chống lại chúng.

Viên đại diện của Xiêm ở Campuchia thấy thực dân Pháp ve vãn Nôrôđôm và có những hành động khuynh lát địa vị của Xiêm ở đây, liền tìm cách ngăn cản mọi sự tiếp xúc của Nôrôđôm và Đờ Lagơlê không thể đến gần nhà vua. Đờ Lagơlê liền gửi báo cáo về Sài Gòn thúc giục bọn thực dân hành động gấp. Đô đốc Pháp ở Nam Kì lúc bấy giờ là Đờ Lagơrăngđie liền quyết định đi Uđông để viếng thăm vua Khơme, nhằm mục đích biểu dương sức mạnh của nước Pháp và thuyết phục ông vua nhu nhược này tin và yên tâm dựa vào Pháp. Trong chuyến đi thăm đó, Đờ Lagơrăngđie trực tiếp gặp gỡ Nôrôđôm, mà không thông qua viên đại diện cuả triều điình Xiêm. Triều đình Xiêm rất bất mãn về thái độ lấn bước của thực dân Pháp, nhưng vì yếu thế nên đành làm ngơ.

Vào dịp này nhiều cuộc hội kín đã diễn ra giữa Dờ Lagơrăngđie với Nôrôđôm có cả giám mục Misơ (Miche) tham dự. Là một người đã từng sống nhiều năm trên đất Campuchia, thông hiểu tập quán của nước này, lại giỏi

tiếng Khơme, nên Misơ đã được đô đốc thực dân mời làm thông ngôn và chủ yếu làm kẻ thuyết khách.

Nhờ có sự giúp đỡ rất đắc lực của Misơ, Đờ Lagơrăngđie đã thuyết phục được vua Nôrôđôm kí bản hiệp ước ngày 11/8/1863 thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp. Hiệp ước này gồm 19 điều khoản trong đó có những điều khoản chính như sau:

1. Nước Pháp ưng thuận bảo hộ cho nước Campuchia. Hoàng đế nước Pháp sẽ bổ nhiệm một viên khâm sứ nước Pháp ở bên cạnh vua nước Campuchia. Viên khâm sứ này được đặt dưới quyền điều khiển của thống đốc Nam Kì, sẽ có trách nhiệm trông coi việc thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp ước bảo hộ.

2. Không một viên lãnh sự nước nào khác ngoài nước Pháp được đặt ở bên cạnh vua nước Campuchia hoặc ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ của nước này, nếu như thống đốc Nam Kì không được thông báo trước và chưa thoả thuận việc đó với chính phủ Campuchia.

Hai điều khoản này chứng tỏ rằng Xiêm đã mất đi quyền lợi của mình khi trước đây Campuchia là nước chư hầu của nó thì nay Campuchia trở thành nước “bảo hộ” của Pháp. Cũng như việc một viên khâm sứ đã được thay thế cho một viên quan đại thần. Và Pháp đã trở thành kẻ độc chiếm Campuchia, gạt bỏ mọi thế lực của nước ngoài khác ra khỏi nơi đây – trước mắt là bọn phong kíên Xiêm, đặt triều đình Campuchia dưới sự kiểm soát của chúng. Chúng sẽ chống lại nước nào nhảy vào đòi chia phần.

Thắng lợi bước đầu này của thực dân Pháp là một đòn đánh nặng vào âm mưu của bọn phong kiến Xiêm. Ảnh hưởng của Xiêm ở Campuchia bị đe doạ trực tiếp và có nguy cơ bị đánh bật ra khỏi nơi đây. Vì vậy bọn phong kiến Xiêm đã tìm mọi cách chống lại thực dân Pháp, để bảo vệ quyền lợi của chúng. Cuộc tranh chấp giữa Xiêm và Pháp ở Campuchia ngày càng phức tạp. Viên đại diện của triều đình Băngcốc ở Campuchia tỏ thái độ bất bình trước việc làm của Nôrôđôm và tỏ ý đe doạ nhà vua.

Để tránh sự trả đũa của Xiêm,ngày 1/ 12/ 1863, Nôrôđôm đã kí với Xiêm hiệp ước nhờ Xiêm “che chở” và cắt nhường cho Xiêm các tỉnh Puôcsát và Côngpông Soài. Còn vua Xiêm hứa sẽ làm lễ tấn phong cho Nôrôđôm trong một ngày gần đây ở Băngcốc, với thâm ý lôi kéo Nôrôđôm ngả theo mình, làm Pháp mất chỗ dựa, và do đó ngăn chặn được sự lấn lướt của Pháp ở Campuchia.

Sau khi kí bản hiệp ước ngày 11/ 8/ 1863, thực dân Pháp muốn dựa vào đó để gạt bọn phong kiến Xiêm ra khỏi Campuchia, dưới chiêu bài “bảo hộ” để biến nước này thành thuộc địa của chúng. Và chúng vẫn tưởng rằng với hiệp ước này chúng đã hoàn toàn làm được điều đó. Nhưng tình hình không hề đơn giản như Pháp tưởng. Các thế lực phong kiến Xiêm từ lâu đã nuôi nhiều tham vọng ở Campuchia , hơn nữa chúng lại có ảnh hưởng rất lớn đối với triều đình Campuchia, nên không chịu nhượng bộ Pháp một cách quá dễ dàng.Việc triều đình Xiêm gây sức ép buộc Nôrôđôm phải kí hiệp ước “che chở” của vua Xiêm chính là đòn ăn miếng trả miếng, sự giằng xé một miếng mồi giữa hai tên cướp.

Do thái độ nhu nhược của Nôrôđôm, Campuchia trở thành đối tượng tranh chấp giữa phong kiến Xiêm và thực dân Pháp. Nền độc lập của Campuchia bị đe doạ nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Nôrôđôm đã không biết tìm cách bảo vệ quyền lợi của dân tộc mà lại chuẩn bị đi Băngcốc chịu lễ tấn phong của vua Xiêm.

Thực dân Pháp biết rằng nếu để Nôrôđôm sang Băngcốc nhận tấn phong thì tình hình sẽ phức tạp hơn. Đơ Lagơlê liền trắng trợn tuyên bố: “Nếu nhà vua đi Băngcốc thì Pháp sẽ đánh chiếm kinh Uđông” Pháp đưa quân từ Sài Gòn sang Uđông để chuẩn bị thực hiện ý đồ một cách cứng rắn.

Ngày 3/ 3/ 1864, Nôrôđôm rời Uđông lên đường đi Băngcốc. Nhưng khi Ông ta cùng đoàn hộ giá rời khỏi kinh đô chưa được mấy đoạn thì bổng thấy tiếng súng nổ ầm vang ở phía sau dội tới. Đờ Lăgơlê đã ra lệnh cho quân

đội đánh chiếm hoàng cung, các công sở ở kinh đô và buộc Ông ta phải quay về kinh đô. Âm mưu của Xiêm không thực hiện được.

Tháng 4/ 1864, hoàng đế Napônêôn III phê chuẩn hiệp ước ngày 11/ 8/ 1863 nói trên. Bây giờ chỉ còn việc mua bán cuối cùng giữa Xiêm và Pháp. Chính phủ Pháp dùng con đường ngoại giao thương lượng với triều điình Xiêm để đòi lại cho Nôrôđôm các thứ nghi trượng và làm lễ đăng quang cho Ông ở ngay trong nước chứ không phải ở Xiêm. Pháp và Xiêm đã thoả thuận với nhau là lễ đăng quang của Nôrôđôm sẽ được cử hành tại Uđông vào ngày 3/ 6/ 1864, vơí sự tham gia của đại biểu chính phủ Pháp và đại biểu chính phủ Xiêm. Mâu thuẫn Pháp – Xiêm trong mối quan hệ với Campuchia đã được dàn xếp.

Như vậy là từ sau năm 1847, với việc quân Việt rút ra khỏi Campuchia, trên đất nước này chỉ còn lại sự tranh chấp giữa hai lực lượng là phong kiến Xiêm và thực dân Pháp. Họ tranh chấp nhau quyết liệt để nắm bằng được Campuchia về mình. Nhưng vào thời điểm ấy chế độ phong kiến Xiêm đang càng ngày càng suy yếu. Họ không muốn cuộc chiến tranh với thực dân Pháp về vấn đề Campuchia mà muốn tập trung giải quyết những vấn đề nội bộ. Mặt khác thực dân Pháp cũng nhận ra rằng lực lượng của họ ở Đông Dương không đủ mạnh để có thể đương đầu với nhiều địch thủ. Hơn nữa thực dân Anh lại đứng đằng sau Xiêm để chống lại Pháp. Do đó Pháp và Xiêm cuối cùng đi đến thoả thuận chấp nhận lễ đăng quang của vua Nôrôđôm ở Uđông vào ngày 3/ 6/ 1864; đặc biệt là Pháp và Xiêm đã cùng nhau kí hiệp ước ngày 15/ 7/ 1876 gồm 7 điều khoản, trong đó có những điều khoản chính như sau:

1. Nước Xiêm thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Campuchia.

2. Bản hiệp ước kí kết giữa Xiêm với Campuchia tháng 12/1863 bị huỷ bỏ, coi như không có. Chính phủ Xiêm sẽ không nhắc tới nó nữa trong bất cứ trường hợp nào sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Chính phủ Pháp cắt nhường các tỉnh Battambong và Ăngco cho Xiêm.

Hoà ước Pháp – Xiêm là cái mốc mở đầu cho sự rút lui của Xiêm khỏi bán đảo Đông Dương, trước sức ép của một đối thủ cạnh tranh đang ở thời kì phát triển mạnh là thực dân Pháp. Sau khi Xiêm bị đánh bật ra khỏi Campuchia, thực dân Pháp trở thành kẻ độc quyền khống chế nước này, từng bước thực hiện công cuộc xâm lược và biến Campuchia thành xứ bảo hộ của chúng. Tuy vậy Pháp vẫn phải nhượng Xiêm một phần bằng cách cắt cho Xiêm hai tỉnh của Campuchia.

Về thực chất hiệp ước Pháp – Xiêm 1867 như một thoả thuận chia trên phần xương máu của dân tộc Khơme. Hiệp ước đó còn là bằng chứng không

Một phần của tài liệu Quá trình tranh chấp giữa xiêm anh ở bán đảo mã lai và xiêm pháp ở bán đảo đông dương từ thế kỷ XVI đến cuối thế ký XIX luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 45 - 67)