Khái quát về trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 35)

- Quản lý chất lượng tổng thể (TQM)

2.1. Khái quát về trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh

Ngay sau khi tái lập tỉnh (01/01/1997), nhận thức rõ vị trí, vai trò, sự cần thiết phải có một trường đào tạo cán bộ văn hóa, nghệ thuật, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 39/1998/QĐ - UB, ngày 01/7/1998 về việc thành lập trường Trung học VHNT tỉnh Bắc Ninh [37] (nay là trường Trung cấp VHNT tỉnh Bắc Ninh). Có thể nói đây là một quyết định đúng dắn và kịp thời của lãnh đạo Tỉnh. Trường là một đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh.

Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh là một trường chuyên biệt, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu và nguồn nhân lực có trình độ trung cấp trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch, sư phạm Âm nhạc, sư phạm Mỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển văn hóa nghệ thuật, phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo tồn, phát huy những tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc.

*Về tổ chức bộ máy: Khi mới thành lập, chỉ có Hiệu trưởng, Phòng Đào tạo và công tác học sinh, phòng Tổ chức hành chính quản trị, khoa Âm nhạc, khoa Mỹ thuật. Đến nay, bộ máy nhà trường dần được kiện toàn và dần hoàn thiện: Ban giám hiệu giáo dục gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, các phòng chức năng, các khoa được tăng cường về chất và lượng, đặc biệt vừa qua trường đã thành lập các khoa mới: khoa Dân ca Quan họ Bắc Ninh, khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch.

Tổng số đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ khi mới thành lập, chỉ có 7 cán bộ thuộc các ngạch chuyên viên chính, chuyên viên, họa sỹ, nhạc sỹ và nhân viên phục vụ công tác tại Sở Văn hóa Thông tin, Trung tâm văn hóa thông tin của tỉnh được điều động về xây dựng trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được bổ sung dần qua các năm. Đến nay, số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã lên tới 45 trong đó có 33 giáo viên, 12 cán bộ, nhân viên được biên chế như sau:

- Ban giám hiệu: 2 người.

- Phòng đào tạo và công tác học sinh: 6 người (trong đó có 3 người tham gia giảng dạy: 1 người giảng dạy Chính trị, 01 người Nhạc cụ, 01 người dạy các môn chuyên ngành Thư viện).

- Phòng Tổ chức hành chính quản trị: 7 người.

- Khoa Âm nhạc: 08 người trong đó Nhạc cụ 04 người; Thanh nhạc: 03 người; Múa 01 người.

- Khoa Mỹ thuật: 05 người trong đó Lý luận 01 người, chuyên ngành 04 người.

- Khoa Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 09 người, trong đó 02 NSƯT về Dân ca Quan họ, 03 giáo viên.

- Khoa Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch: 08 người, trong đó 04 giáo viên thuộc các chuyên ngành Nghiệp vụ Văn hóa và Du lịch, 04 giáo viên thuộc bộ môn chung: Anh văn, Tin học, Giáo thể chất, Giáo dục pháp luật.

*Về quy mô và các ngành đào tạo

Mặc dù số lượng học sinh không nhiều, tuyển sinh khó khăn do tính đặc thù của các chuyên ngành năng khiếu nghệ thuật, song nhà trường luôn xác định phải tuyển sinh đúng quy chế, đảm bảo chất lượng, đào tạo tuy không nhiều nhưng học sinh ra trường phải phát huy được năng khiếu, tài năng của mình, đáp ứng được yêu cầu xã hội. Lưu lượng học sinh hàng năm trung bình 200 - 250 với 15 - 18 lớp, riêng các lớp năng khiếu, có lớp chỉ có 5 - 10 học sinh và khi lên lớp giảng dạy là 1 thầy, 1 trò. Đây cũng là một đặc điểm mang tính đặc thù trong đào tạo năng khiếu nghệ thuật.

Bảng 2.1: Thống kê số lượng giáo viên, số lớp

Năm học Số lớp Số học sinh Số giáo viên Ghi chú

2005 - 2006 15 220 19

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w