Một số giải pháp vận dụng triết lý “trồng người” của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện Hải Lăng,

Một phần của tài liệu TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI HIỆN NAY Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 53 - 67)

Minh vào sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Ngày nay, Hải Lăng đang dần phát triển mạnh mẽ, vì vậy việc “trồng người”, xây dựng con người mới vừa có đức vừa có tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển của huyện là rất cần thiết. Thế hệ những con người mới đó chính là chủ thể của sự phát triển trong toàn huyện, nói rộng ra nữa thì đó là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo

dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”[19; 510].

Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm lo, bồi dưỡng “thế hệ cách mạng cho đời sau”, Đảng ta chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị,

nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”[24; 106]. Để làm được điều đó, Đảng ta cũng đã xác định là cần

phải “kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường,

từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo và xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý chí làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lạo động giỏi; sống có văn hóa nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”[25; 76-77].

Sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay là một việc làm rất khó khăn, đòi hỏi phải có thời gian và phải tiến hành thường xuyện, liên tục, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, các tổ chức và đoàn thể xã hội. Trên một mức độ nào đó, tác giả khóa luận xin kiến nghị một số giải pháp với hy vọng góp một phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay ở huyện Hải Lăng.

Thứ nhất, cần phải tạo lập những tiền đề vật chất và môi trường tích cực cho con người phát triển.

Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trong một thời gian dài đã làm cho người dân sa vào vòng đói nghèo, tất yếu sẽ dẫn đến trì trệ, thiếu năng động, sáng tạo của con người. Cho đến nay, nhìn chung Hải Lăng vẫn còn là một huyện nghèo so với các địa phương khác trên cả nước, kinh tế còn khó khăn, đời sống người dân còn thấp.

Về mặt xã hội, vấn đề bức xúc hàng đầu là nạn thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Hiện nay, toàn huyện có hơn 23.000 thanh niên (độ tuổi 15-35) chiếm 23% dân số và 50% lực lượng lao động trong toàn huyện. Mà hằng năm, trong địa bàn huyện chỉ tạo việc làm cho 800 - 1.000 lao động, số còn lại hoặc phải đi làm ăn xa hoặc phải thất nghiệp. Tình trạng thất nghiệp dễ dẫn đến tình trạng môi trường xã hội mất ổn định, con người dễ sa vào các tệ nạn xã hội.

Chính vì vậy, cần phải tạo việc làm cho người lao động trong độ tuổi, nâng cao mức sống và đảm bảo an sinh xã hội trong một môi trường ổn định, lành mạnh với các chuẩn mực về kỷ luật, trật tự, kỷ cương, pháp luật. Đây chính là tiền đề thiết yếu để xây dựng và phát triển con người. Đồng thời, đây chính là sự đảm bảo không thể thiếu cho sự tồn tại của con người. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng và Nhà nước làm hết sức mình làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành, được chăm sóc sức khỏe,

được hưởng quyền sống xứng đáng với những người dân của một nước tự do, độc lập. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cần phải:

“Làm cho người nghèo thì đủ ăn;

Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ.

Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước.”[14; 65]

Có như vậy, con người mới có điều kiện để phát triển năng lực của bản thân. Vì vậy, lãnh đạo huyện Hải Lăng phải có những biện pháp đồng bộ và đủ mạnh để giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho người dân và đảm bảo an sinh xã hội, tạo tiền đề cho việc xây dựng con người mới.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị - tư tưởng.

Giáo dục chính trị - tư tưởng cho con người đặc biệt là thế hệ trẻ là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và lâu dài, đòi hỏi trách nhiệm của các cấp ủy Đảng từ huyện đến cơ sở và trách nhiệm của chính quyền, của các tổ chức và các đoàn thể trong toàn huyện.

Thế hệ trẻ Hải Lăng ngày nay, phần lớn được tạo điều kiện để học hành, có tri thức về nhiều mặt. Trước những biến động về chính trị thế giới, những tiêu cực, sự cám dỗ của đời sống xã hội, sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ, Đảng viên, một bộ phận thanh niên dễ mất lòng tin, mất phương hướng phấn đấu, có thái độ bàng quan, dễ bị kẻ xấu xúi dục, lôi kéo theo con đường sai trái… Do vậy, công tác giáo dục lí tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho thế hệ trẻ phải được quan tâm tiến hành thường xuyên liên tục.

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, các cấp ủy Đảng, Đoàn thanh niên, các trường học,.. cần thường xuyên tổ chức thực hiện nhiều đợt sinh hoạt chính trị sinh động, bổ ích như: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Tuổi trẻ học tập và làm theo lời Bác”; “Tuổi

trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh”; “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng”…. các hình thức sinh hoạt chính trị như vậy cần được tiến hành sâu rộng trong quần chúng nhân dân, thấm sâu vào tư tưởng của mỗi người.

Đảng bộ huyện cần phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức để mở các lớp bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, Đảng viên; giáo dục tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương đường lối của Đảng cho Đoàn viên thanh niên, học sinh và các bộ phận dân cư khác. Đây là một biện pháp quan trọng giúp cho mọi người có ý thức đầy đủ hơn về sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về chủ nghĩa xã hội. Nó có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của con người, đối với việc hình thành niềm tin, tình cảm vào Đảng. Nó tạo ra nguồn sức mạnh to lớn về tinh thần thúc đẩy mọi người tham gia tích cực, tự giác và sáng tạo vào phong trào thực tiễn phù hợp với lý tưởng của Đảng.

Đồng thời với việc tuyên truyền, giáo dục cần phải được thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống của Đảng, về tư tưởng Hồ Chí Minh,.. ở các trường học, các cơ quan, tổ chức và các địa phương. Thông qua các cuộc thi này để kích thích con người đặc biệt là thế hệ trẻ. Tìm hiểu truyền thống cách mạng của Đảng, từ đó phát huy những truyền thống đó.

Thực hiện giải pháp này, các cấp ủy Đảng phải thể hiện vai trò chủ đạo của mình. Đặc biệt là nhữn người đứng đầu các cấp ủy Đảng phải thường xuyên nắm tình hình, định hướng và kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, đảm bảo cho các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được phổ biến sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Làm tốt công tác giáo dục chính trị - tư tưởng sẽ góp phần định hướng nhận thức, xây dựng và củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân Hải Lăng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó tự giác thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng mà Đảng đã đề ra.

Thứ ba, cần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Trong thời đại ngày nay, vai trò của việc giáo dục càng được khẳng định là yếu tố quan trọng nhất để phát triển toàn diện con người có năng lực trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và lối sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của giáo dục. Người nói: “Bây giờ đang xây dựng đất nước Việt Nam…không có giáo dục,

không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu”[16; 184]. Đảng ta cũng ngày càng xác đinh tầm

quan trọng của sự nghiệp giáo dục, nhất là khi đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, coi đó là quốc sách hàng đầu. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn

nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước. Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”[25; 77].

Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng lần thứ XIV cũng đã nhấn mạnh, cần phải “đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục – đào tạo theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”; nâng cao chất lượng giáo dục”. Để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo trước hết cần đẩy mạnh quy mô, tốc độ đào tạo. Hiện nay, huyện Hải Lăng đã hoàn thành phổ cập tiểu hoạc và THCS, cần tiến tới phổ cập THPT và mầm non ở độ tuổi 5 tuổi.

Nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo cần phải đổi mới. Nội dung, chương trình giáo dục phải hiện đại nhưng tinh giảm, cần chú trọng vào các kiến thức cơ bản chung và cho từng độ tuổi học sinh, làm cho học sinh nắm bắt được lý thuyết và vận dụng sáng tạo, tránh lối học vẹt. Trong khi giảng dạy, cần ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật làm cho bài giảng sinh động hơn. Giáo dục trong nhà trường không chỉ chú trọng đến việc giáo dục

kiến thức cho học sinh mà còn phải giáo dục cho học sinh phát triển về cả thẩm mĩ và thể chất. Làm tốt công tác này nhằm mục tiêu phát triển toàn diện con người, giúp cho học sinh phát triển về cả trí lực lẫn thể lực.

Trong nhà trường cần xây dựng chuẩn mực, hình tượng của người giáo viên như một trọng điểm của xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Bên cạnh việc thực hiện chỉ thị số 40 - CT/TƯ của Ban bí thư Trung ương về “xây dựng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu…” thì cần phải thực hiện tốt cuộc vận động “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thầy cô giáo không chỉ giảng dạy kiến thức cho các em học sinh mà phải là những tấm gương để các em soi vào và từ đó sẽ học tập tốt hơn. Như một câu nói của Tago: “Giáo dục một người đàn ông được một người, giáo dục một người đàn bà được cả gia đình, còn giáo dục một người thầy được cả thế hệ”.

Để đẩy mạnh giáo dục - đào tạo trong toàn huyện thì Hải Lăng phải thực hiện xã hội hóa giáo dục. Việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo không chỉ là công việc của nhà nước, của chính quyền mà “giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn dân”. Vì vậy, cần huy động sức mạnh toàn diện của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển giáo dục đồng thời phát huy vai trò chủ đạo của nhà nước trong việc hình thành xã hội học tập và chế độ học tập suốt đời. Cần phải huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường học; đẩy mạnh công tác khuyến học để khuyến khích các em học sinh không ngừng vươn lên trong học tập.

Thực hiện thành công giải pháp này sẽ quyết định thành công trong việc xây dựng, đào tạo con người, hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Thứ tư, giáo dục đạo đức truyền thống, truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc và của huyện Hải Lăng cho thế hệ trẻ.

Thế hệ trẻ ngày nay sinh ra và lớn lên trong một môi trường xã hội có nhiều biến động, một bộ phận ngày càng xa cách với quá khứ, với truyền thống. Do đó phải thường xuyên quan tâm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đây là một vấn đề cốt yếu để xây dựng con người. Xem nhẹ hoặc phủ nhận truyền thống sẽ không bao giờ đạt đến sự hiện đại đích thực.

Các nhà giáo dục cần phải thường xuyên tổ chức, tiến hành các hoạt động kỷ niệm vào các ngày lễ lớn của dân tộc, phải biết khơi dậy ở mỗi con người niềm tự hào chính đáng về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương để qua đó khuyến khích họ có ý thức tự học tập, rèn luyện, tu dưỡng… để họ sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp đó của quê hương, đất nước, xứng đáng với truyền thống hiếu học của mảnh đất Hải Lăng. Xây dựng con người phải đặc biệt chú trọng xây dựng họ trong cái nôi tinh thần thiêng liêng của văn hóa, của truyền thống thì họ mới có thể trở thành những con người mới phát triển toàn diện.

Thứ năm, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội; sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và đoàn thể trong sự nghiệp xây dựng con người mới hiện nay.

Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, bồi dưỡng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Trước hết, gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, là môi trường đầu tiên hình thành những phẩm chất cơ bản cho con người. Do đó, các thế hệ trước phải hết sức mẫu mực làm gương cho thế hệ trẻ noi theo. Hiện nay, do sức ép về lao động, việc làm nên nhiều người chỉ mãi chăm lo làm ăn kinh tế mà thiếu quan tâm giáo dục con

cái. Nhiều khi con cái vi phạm pháp luật mà các bậc phụ huynh không hề hay biết. Để giáo dục thế hệ trẻ thì mỗi gia đình phải giữ gìn đạo đức, nề nếp, gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống… để góp phần bồi dưỡng tư tưỡng, tình cảm cao đẹp cho con cháu.

Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ, dạy kiến thức mà còn là nơi dạy người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay. Các trường phải đặc biệt chú ý đến đạo đức của học sinh. Ban giám hiệu cần phải có sự phối hợp với hội cha mẹ học sinh để nắm bắt tình hình, trao đổi để nắm bắt thế hệ trẻ.

Bên cạnh đó, môi trường xã hội cũng có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách của con người. Ngày nay, nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ vào việc hình thành nhân cách con người theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy đòi hỏi các tổ chức, các đoàn thể, các cơ quan ban ngành phải tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp học sinh, đoàn viên thanh niên và các tầng lớp nhân dân tham

Một phần của tài liệu TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI HIỆN NAY Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 53 - 67)