HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI HIỆN NAY Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 34 - 35)

2.1. Khái quát về thực trạng con người hiện nay ở huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị tỉnh Quảng Trị

Vào thời nhà Lê năm 1466, vua Thánh Tông đặt dãi đất của Châu Thuận và Châu Hoá thành 2 phủ là: phủ Tân Bình và phủ Triệu Phong thuộc xứ Thuận Hoá. Phủ Triệu Phong gồm có 6 huyện là: Vũ Xương, Đan Điền, Kim Trà, Tư Vang, Điện Bàn và An Nhơn; sau đó huyện An Nhơn được đổi thành Hải Lăng. Từ đây tên gọi Hải Lăng ra đời và gồm có 48 xã. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá. Huyện Hải Lăng vẫn giữ nguyên tên gọi và gồm có 5 tổng.

Từ đó đến nay, huyện Hải Lăng đã nhiều lần thay tên, nhiều lần hợp nhất với các địa phương khác. Đến ngày 01/5/1990, huyện Hải Lăng được chia tách ra từ huyện Triệu-Hải và trở lại tên gọi Hải Lăng.

Hải Lăng là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Trị, diện tích tự nhiên 42.692,53 ha, dân số 86.840 nghìn người, có 20 xã, thị trấn, 86 làng, 6 khóm, 102 thôn, 53 HTX, 35 tập đoàn sản xuất.

Có thể nói, nơi đây là một vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi, điều kiện tự nhiên vô cùng khó khăn. Những người dân Hải Lăng đã phải rất vất vả để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên để bám trụ với quê hương.

Bên cạnh đó, chiến tranh cũng đã làm cho người dân ở đây chịu biết bao khó khăn, mất mát. Nơi đây chính là một trong những trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ, mảnh đất Hải Lăng đã phải gánh chịu hàng chục tấn bom đạn mà chúng trút xuống. Nhưng với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường,

người dân Hải Lăng đã anh dũng đánh giặc, để đến bây giờ những trang sử oai hùng của quân và dân Hải Lăng vẫn được sáng mãi

Trải qua lịch sử hàng trăm năm, với biết bao những thăng trầm và biến cố, phải chống chọi với thiên tai, địch họa đã hình thành nên những phẩm chất của con người Hải Lăng. Những phẩm chất đó chính là sự tác động của điều kiện tự nhiên, của lịch sử và ngày nay là tác động của sự nghiệp đổi mới, của nền kinh tế thị trường...

Một phần của tài liệu TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI HIỆN NAY Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 34 - 35)