Tính triết lí trong chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI HIỆN NAY Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 34)

“Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa lâu dài vừa cấp bách của cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định, con người luôn vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; bản chất con người mang tính xã hội. Chính vì vậy, Người

luôn coi việc “trồng người”, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Hồ Chí Minh nói đến “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài nhưng cũng rất cấp bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ “trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” và “trồng người”. Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người trong sự nghiệp cách mạng; tất cả vì con người, do con người. Hồ Chí Minh từng nói: “vì lợi ích mười năm phải

trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”[17; 222]. Đây là một triết lý

vô cùng độc đáo và sâu sắc, đồng thời có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong sự nghiệp xây dựng con người mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của cách mạng.

Triết lý “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong sự nghiệp xây dựng con người mới – con người xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con

người xã hội chủ nghĩa”[18; 310]. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội sẽ tạo

ra những con người xã hội chủ nghĩa, nhưng những con người xã hội chủ nghĩa lại là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta không phải chờ cho nền kinh tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, cũng không phải xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa phải được đặt ra ngay từ đầu.

“Trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, không có nghĩa là tất cả phải và có thể trở thành con người xã hội chủ nghĩa thật đầy đủ, hoàn chỉnh. Mà trước tiên, cần phải có những con người tiên tiến, có được những nét tiêu biểu của xã hội chủ nghĩa, có thể làm gương cho người khác để từ đó lôi cuốn toàn bộ xã hội đẩy mạnh xây dựng những con người mới – con người xã hội chủ nghĩa.

Công việc “trồng người” phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và đồng thời phải đạt được những kết quả cụ thể qua từng bước đi lên của đất nước. Phải khẳng định những cái tốt và phát huy nó lên, đồng thời phải thấy được những điều chưa tốt, chưa được để khắc phục và làm tốt hơn. “Mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội”[4; 282]. Đây chính là biện chứng giữa chủ nghĩa xã hội và con người xã hội chủ nghĩa. “Trồng người”, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là công việc phải được đặt ra trong suốt cuộc đời mỗi con người. Đây vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp cách mạng. Đó là quá trình trưởng thành, nâng cao không ngừng của mỗi người.

Triết lý “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dụng rất toàn diện, điều này thể hiện trong những chuẩn mực của con người mới xã hội chủ nghĩa. Chuẩn mực đó theo quan điểm của Hồ Chí Minh bao gồm:

Một là, con người mới xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: có ý thức làm chủ Nhà nước, bởi vì Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân lao động; có tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”; có tinh thần “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”; có tinh thần dám nghĩ, dám làm, luôn cố gắng vươn lên.

Hai là, con người mới xã hội chủ nghĩa phải có đạo đức và lối sống xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ các chuẩn mực đạo đức của con người mới là: trung với nước hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; thương yêu con người, sống có tình có nghĩa; có tinh thần quốc tế trong sáng. Con người mới cũng cần phải có lối sống mới, đó là lối sống có lý tưởng, có đạo đức. Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Ba là, con người mới phải có tác phong xã hội chủ nghĩa. Xã hội chủ nghĩa là xã hội mà mọi người đều phải có ý thức làm ra thật nhiều của cải vật chất vì lợi ích của toàn xã hội, chính vì vậy, theo Hồ Chí Minh, tác phong con người xã hội chủ nghĩa là tất cả phục vụ sản xuất. Theo Hồ Chí Minh, phát triển sản xuất là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; muốn có chủ nghĩa xã hội thì không có cách nào khác là phải dốc lực lượng của mọi người ra để sản xuất. Trong lao động sản xuất cần có kế hoạch, có biện pháp, có tổ chức, có kỷ luật; trong lao động sản xuất không ngại khó, ngại khổ, vì lợi ích của xã hội, của tập thể và của bản thân.

Bốn là, con người mới xã hội chủ nghĩa phải có năng lực đề làm chủ bản thân, gia đình và công việc mà mình đảm nhiệm, để từ đó làm chủ Nhà nước và xã hội. Muốn làm chủ thì nhất định phải có học thức, con người mới phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học–kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ của mình. Có như vậy mới có thể đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đó là những tiêu chuẩn chung của con người mới xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Có đầy đủ những phẩm chất như vậy chính là con người phát triển toàn diện. Con người phát triển toàn diện đó chính là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua đó, có thể khẳng định rằng, trong sự nghiệp cách mạng thì việc “trồng người” là một chiến lược hàng đầu, có ý nghĩa quyết định. Để “trồng người”, xây dựng những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng thì phải sử dụng nhiều biện pháp, trong đó, giáo dục luôn là biện pháp chiếm giữ vị trí hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng con người. Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục. Nếu như Mạnh Tử coi “bản tính con người vốn thiện”, Tuân Tử coi “bản tính con người vốn ác”, thì đến Hồ Chí Minh, bản

tính con người vốn không phải có sẵn mà phần lớn do giáo dục quyết định, quan điểm này thể hiện rất rõ trong bài thơ Nửa đêm của Người:

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền; Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Hồ Chí Minh còn nói: “óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm

lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ”[14; 102].

“Nhuộm” ở đây chính là chức năng của giáo dục thông qua dạy và học.

Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ: “Đối với các em, việc giáo dục gồm có:

Thể dục: để làm cho thân thể khỏe mạnh, đồng thời cần giữ gìn vệ sinh riêng và vệ sinh chung.

Trí dục: ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới. Mỹ dục: để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là không đẹp.

Đức dục: là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu trọng của công.”[16; 74]

Giáo dục phải đào tạo ra những con người toàn đức toàn tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”, nhưng phải đặt đạo đức lên hàng đầu. Đạo đức là nền tảng cho tài năng phát triển. Hồ Chi Minh khẳng định rằng: “Cũng như sông thì có

nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[14; 252–253]. Giáo dục

toàn diện nhưng nội dung phải phù hợp với từng đối tượng, từng cấp học, cụ thể: đại học cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tiễn nước ta; trung học thì cần dạy cho học

sinh những kiến thức cơ bản, phù hợp, loại bỏ những kiến thức không cần thiết; còn tiểu học nên dạy cho các cháu thiếu nhi yêu tổ quốc, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công và biết giữ gìn sức khỏe. Trong giáo dục phải thực hiện học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Học lý luận không phải là để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực

hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng”[15; 47].

Như vậy, trong sự nghiệp “trồng người”, xây dựng con người mới, giáo dục luôn chiếm giữ vị trí hàng đầu, có ý nghĩa quyết định. “Trồng người” không phải công việc có thể làm một lúc là xong, không thể nóng vội, mà đó là công việc “trăm năm”. Công việc này có thành công hay không thì nhân tố quyết định hàng đầu chính là giáo dục. Nhận thức và giải quyết được vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ. Mỗi con người trong suốt cuộc đời của mình phải luôn luôn giáo dục và tự giáo dục để không ngừng hoàn thiện bản thân, phát triển hết năng lực sẵn có của bản thân, xứng đáng để làm chủ nước nhà.

Triết lý “trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành cơ sở phương pháp luận cho việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Triết lý đó đã chỉ ra rằng, bản chất con người vốn không có sẵn mà nó được hình thành thông qua các quan hệ xã hội. Để có những con người có đầy đủ năng lực và phẩm chất, thì phải thực hiện chiến lược “trồng người”. Mà để “trồng” được những con người có thể đáp ứng được yêu cầu của cách mạng thì điều kiện tiên quyết là phải giáo dục, thông qua giáo dục. Giáo dục tốt kết hợp với một môi trường có những quan hệ xã hội tốt tất yếu sẽ tạo ra những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”. Triết lý đó đã định hướng cho chiến

lược xây dựng con người trong giai đoạn cách mạng mới của Đảng và Nhà nước ta.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở kế thừa triết lý nhân sinh truyền thống của dân tộc và quan điểm của triết học Mác-Lênin về con người, Hồ Chí Minh đã nêu lên một triết lý “trồng người” vô cùng độc đáo và sâu sắc. Triết lý đó đã chỉ ra rằng, bản chất của con người không phải là cái gì có sẵn, nó cũng không cố hữu bất biến, mà bản chất đó được hình thành thông qua những quan hệ xã hội và thay đổi khi những quan hệ xã hội đó thay đổi. Vì thế, muốn có một con người với một bản chất tốt đẹp thì phải “trồng người”.

“Trồng người”, xây dựng con người mới chính là sự nghiệp của toàn xã hội và của chính bản thân mỗi con người. “Trồng người”, xây dựng thành công những con người mới là công việc thường xuyên và liên tục. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì “trồng người” càng thể hiện tầm quan trọng của nó. “Trồng người”, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa chính là xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Chương 2:

Một phần của tài liệu TRIẾT LÝ “TRỒNG NGƯỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI HIỆN NAY Ở HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w