3.3.1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh như đã nêu trên có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời độc lập. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Ngoài ra có thể còn những giải pháp khác cần phối hợp như: xây dựng phong cách người quản lý, giải pháp về cập nhật thông tin, về công tác kiểm tra, về sự tự bồi dưỡng, tự rèn luyện của CBQL, về thực hiện quy chế dân chủ ở trường học, về nâng cao vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng, tăng cường sự quản lý của cấp trên... Mối tương tác giữa các giải pháp trên có thể cụ thể hoá trong sơ đồ số 3.1 dưới đây :
Sơ đồ 3.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng CBQL trường THCS huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG QUY HOẠCH ĐỘI NGŨ CBQL
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CBQL
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG
THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ TUYỂN CHỌN BỔ NHIỆM,
3.3.2 Khai thác các điều kiện nội lực, ngoại lực
a) Các điều kiện nội lực:
Để các giải pháp nêu trên phát huy được hiệu lực nhằm nâng cao chất lượng CBQL trường THCS ở huyện Gia Bình cần phải khai thác các điều kiện nội lực đó là: yếu tố bản thân của cán bộ quản lý; Mỗi cán bộ phải tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để hoàn thiện mình, tự đánh giá về mình, có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực cho bản thân.
b) Các điều kiện ngoại lực:
Sự quan tâm lãnh đạo, khỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, sự hướng dẫn và chuyên môn nghiệp vụ của Sở GD & ĐT; Sự phối kết hợp các Ban của Đảng các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, các tổ chức chính trị, xã hội; sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền các xã và Thị trấn, của Hội đồng giáo dục; Tăng cường sự phối kết hợp thực hiện của các ngành, các lực lượng xã hội trong toàn huyện và các địa phương.
3.3.3. Cần chú ý đến công tác cán bộ nữ
Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS phải đặc biệt chú trọng đến công tác cán bộ nữ. Trong thời kỳ đổi mới và CNH - HĐH đất nước, để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, phải bao gồm cả yếu tố bên ngoài (yếu tố khách quan) và sự nổ lực vươn lên của phụ nữ (yếu tố chủ quan). Vì vậy, để nâng cao chất lượng CBQL nữ của các trường THCS ngoài những giải pháp đã nêu ở trên, theo tác giả cần thực hiện một số các giải pháp sau:
Cần quan tâm nghiên cứu, áp dụng quán triệt và thực hiện các văn bản pháp lý, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề phụ nữ.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
Chú trọng nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực về mọi mặt cho cán bộ quản lý nữ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật, chính sách, về tiến độ khoa học công nghệ, ngoại ngữ, tin học...).
- Có chính sách ưu tiên đối với cán.bộ nữ trong học tập, công tác, đề bạt, khen thưởng.