Thực trạng tình hình phát triển giáo dục và giáo dục THCS huyện Gia

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 47)

THCS HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

2.2.1 Thực trạng chung về giáo dục và đào tạo của huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Ngay từ xa xưa nhân dân huyện Gia Bình vốn có truyền thống hiếu học, nơi đây là quê hương của Trạng nguyên Lê Văn Thịnh - vị trạng nguyên khai khoa mở đầu cho lịch sử khoa cử của Việt Nam. Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, thầy và trò huyện Gia Bình luôn luôn thi đua “dạy tốt - học tốt”. Đặc biệt, từ khi tái lập huyện đến nay hệ thống trường, lớp ở các cấp học, ngành học trong toàn huyện được củng cổ và phát triển. Đồng thời, huyện Gia Bình cũng thu hút được đội ngũ giáo viên có nhiều tài năng và kinh nghiệm, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện.

* Về quy mô trường lớp, học sinh và giáo viên

Bảng 2.1: Số trường, lớp, học sinh, cán bộ giáo viên trên địa bàn huyện Gia Bình (tính đến năm học 2010 - 2011) Ngành học Bậc học Số trường Số lớp Số học sinh

Cán bộ giáo viên, nhân viên Tổng số Đạt chuẩn TS TL % Mầm non 14 164 4544 366 366 100 Tiểu học 15 255 7308 403 403 100 THCS 15 162 6043 401 401 100 THPT 3 87 3990 181 181 100 GDTX 1 17 272 14 14 100

(Nguồn: Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Bình)

Ngoài ra, bên cạnh hệ thống trường lớp, các ngành học, cấp học kể trên, huyện Gia Bình còn duy trì hệ thống trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện. Toàn

huyện duy trì 14 trung tâm học tập cộng đồng ở 14 xã, thị trấn. Các trung tâm đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, công ty trang trại mở lớp phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân, đã mở được 194 lớp gồm 4 chuyên đề với 29785 lượt người tham gia. Đó là các chuyên đề về kinh tế, văn hóa xã hội và thời sự pháp luật.

Như vậy, từ bảng số liệu 2.1 cho ta thấy:

- Mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện được sắp xếp một cách hợp lý, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Mỗi xã, thị trấn đều có một trường Mầm non, một trường Tiểu học, một trường THCS, riêng xã Xuân Lai có hai trường Tiểu học, xã Nhân Thắng có hai trường THCS. Toàn huyện có một TTDGTX, ba trường THPT được rải đều ở các vùng trong huyện.

- Số lớp và số học sinh các trường Mần non và Tiểu học đã bắt đầy ổn định, số lớp và và học sinh THCS giảm so với những năm trước đây (do thực hiện dân số kế hoạch hoá gia đình), số lớp và học sinh các trường THPT ổn định.

- Các cơ sở giáo dục nói trên đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong toàn huyện, đảm bảo các em đến tuổi đi học được đến trường đầy đủ. Đồng thời góp phần thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục đào tạo là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

* Về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học

Trước đây, nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học của các trường trong huyện gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hầu hết các phòng học, các phòng chức năng đều là phòng cấp 4 đã xây dựng lâu năm nên xuống cấp, tramg thiết bị phục vụ cho việc dạy học của giáo viên và học sinh thiếu thốn chưa đảm bảo. Trước thực trạng như vậy, huyện ủy, HĐND và UBND huyện đã có chủ trương, biện pháp tích cực trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, một mặt vận động từ nguồn vốn xã hội hóa, một mặt sử dụng nguồn vốn kiên cố hóa và nguồn vốn của Tỉnh. Từ đó đến nay, cơ sở vật chất của các trường học không ngừng được nâng cao. Đa số các trường học trong huyện đã được xây dựng mới là các trường cao tầng khang trang, với khuôn

viên đủ tiêu chuẩn, sạch đẹp từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Đến năm học 2010 - 2011, tổng số các phòng hiện có (kể cả phòng chức năng) là 908 phòng, trong đó phòng kiên cố: 687 phòng, tỷ lệ kiên cố 85%. Tổng số phòng học: 637 phòng, trong đó kiên cố: 547 phòng, tỷ lệ kiên cố: 85,8 %. Đến tháng 6/2010 đã có 33 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó MN: 7 trường; TH: 14 trường; THCS: 12 trường). Có 2 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2 (TH Thị trấn và Bình Dương); phấn đấu đến tháng 12/2010 có 100% trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

Hiện tại, trong tất cả các trường có 10.706 bộ bàn ghế (trong đó Mầm non là 3.050 bộ, Tiểu học là 4.232 bộ, THCS là 3.424 bộ) và 605 chiếc máy tính phục vụ cho hoạt động giảng dạy (trong đó Mầm non 65 chiếc, Tiểu học 184 chiếc và THCS 356 chiếc). Hàng năm, toàn ngành đã đầu tư hàng tỷ đồng để mua sắm thiết bị, sách tham khảo phục vụ cho việc dạy và học.

* Về chất lượng giáo dục đào tạo

Trong những năm qua, ngành giáo dục huyện Gia Bình đã thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN, GDPT, GDTX và GDCN; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tiếp tục chỉ đạo các thực hiện Chỉ thị số 06/CT- TW của Bộ Chính trị và công văn số 2516/BGDĐT về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận động 2 không. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thực chất theo quan điểm dạy thật, học thật, thi thật và kết quả thật, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng học sinh giỏi các cấp, củng cố vững chắc phổ cập Tiểu học và phổ cập THCS. Phối hợp thực hiện việc chuyển đổi trường Mầm non dân lập sang công lập theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh.

Nhờ thực hiện tốt và đồng bộ các mục tiêu cụ thể trên, trong những năm qua chất lượng giáo dục toàn diện của huyện được nâng lên rõ rệt, công tác phổ cập giáo dục được giữ vững; công tác xã hội hoá giáo dục có bước chuyển mạnh mẽ. Công tác khuyến học, khuyến tài hoạt động mang tính rộng khắp và có hiệu quả. Kết quả cụ thể như sau:

 Giáo dục Mầm non

- Tăng cường chỉ đạo các lớp bán trú cho trẻ, thực hiện tốt việc tính khẩu phần ăn cho trẻ. Thực hiện tốt chương trình giáo dục Mầm non mới, đưa ứng dụng CNTT vào 100% các lớp 5 tuổi.

- Chỉ đạo các trường mở rộng việc thực hiện đổi mới hình thức giáo dục trẻ ở 100% số lớp 5 tuổi, lớp 4 tuổi, lớp 3 tuổi và nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng nhà trẻ giảm so với năm học 2009 - 2010 là 1,3%; mẫu giáo giảm so với năm học 2009 - 2010 là 2 %.

- Các trường đã tổ chức ăn bán trú, số lớp và số cháu tăng hơn so với năm trước. Chỉ đạo các trường không sử dụng đồ dùng ăn, uống bằng nhựa tái sinh. Chất lượng giáo dục văn hoá, chất lượng giáo dục toàn diện ở nhà trẻ và mẫu giáo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và giữ ổn định.

Nhìn chung, chất lượng giáo dục toàn diện năm học 2010 - 2011: nhà trẻ đạt 97,9%; mẫu giáo đạt 97,4% (so với cùng kỳ chất lượng nhà trẻ tăng 2,4%; mẫu giáo tăng 1,4%).

 Giáo dục Tiểu học:

- Giáo dục đạo đức: nhìn chung học sinh ngoan, lễ phép, có nền nếp trong học tập, vui chơi, hoạt động ngoài giờ. Các trường đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn, phù hợp với tâm sinh lý học sinh. Các hoạt động chủ điểm hàng tháng được quan tâm, chú ý. Học sinh ở 15 trường đều ăn mặc đẹp, đồng phục về mùa đông và mùa hè theo các ngày quy định trong tuần. Chất lượng học tập của học sinh qua thanh tra toàn diện và khảo sát giữ vững ổn định. Tuy nhiên một số học sinh trang phục chưa gọn gàng, thực hiện nếp sống văn minh còn hạn chế.

Kết quả: xếp loại hạnh kiểm năm học 2010 - 2011: thực hiện đầy đủ: 7341 học sinh, đạt 99,9%; chưa đầy đủ 01 học sinh, đạt 0,01%.

- Giáo dục văn hoá: phòng Giáo dục - đào tạo đã chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nắm bắt chương trình giáo dục phổ thông. Tổ chức tốt các chuyên đề theo hướng dẫn của Sở giáo dục - đào tạo. Các đợt sát hạch chuyên môn được tổ chức thường xuyên cho tất cả các khối lớp, các môn học. Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học nhiều trường đã tiến hành tổ chức khảo sát chất lượng văn hoá và chữ viết học sinh hàng tháng, chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh yếu và chữ viết đẹp,...

Kết quả giáo dục văn hoá năm học 2010 - 2011:

Môn Tiếng việt: loại giỏi: 64,93%; khá 29,69%; TB: 4,86%; yếu: 0,52%. Môn Toán: loại giỏi: 74,5%; khá 20,3%; TB: 4,8%; yếu: 0,4%.

Danh hiệu học sinh: giỏi: 54,5%; khá 34,9%; TB: 9,8%; yếu: 0,7%. Thi học sinh giỏi cấp huyện: 150 giải.

Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 45 giải. Thi tiếng anh qua mạng cấp tỉnh: 5giải. Thi tin học trẻ cấp tỉnh: 1 giải.

Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 45; cấp tỉnh 7.

 Giáo dục THCS

- Giáo dục đạo đức: phòng giáo dục đào tạo đã chỉ đạo thống nhất trong huyện thực hiện các quy định về nền nếp kỷ cương đối với học sinh. Công tác tự quản của học sinh chuyển biến tích cực. Nhiều trường học sinh đã tự quản được các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: múa hát tập thể, truy bài đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, chào cờ đầu tuần. Bộ mặt sư phạm nhà trường luôn sạch đẹp. 100% học sinh mặc đồng phục các ngày trong tuần (điển hình là các trường THCS Vạn Ninh, Bình Dương, Thị trấn, Lê Văn Thịnh). Công tác chủ nhiệm lớp có chuyển biến, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giáo dục học sinh có hiệu quả hơn.

Phòng đã mở hội nghị chuyên đề đổi mới quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, xây dựng tiêu chí thi đua đánh giá các mặt hoạt động của nhà trường, của đội trong toàn huyện.

Không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, pháp luật. Tuy nhiên, còn học sinh mảu chơi, bỏ học, nền nếp chào hỏi ở một số trường còn hạn chế.

Kết quả xếp loại đạo đức năm học 2010 - 2011: loại tốt: 75,2%; khá: 21%; TB: 2,7%; yếu 0,1%.

- Chất lượng văn hóa: có quy định về nền nếp chuyên môn trong đó quy định rõ nhiệm vụ của giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn và nhà trường. Các trường đã thực hiện đúng các quy định về hồ sơ sổ sách, chế độ cho điểm, soạn giáo án.

Phong trào dự giờ, thăm lớp, hội giảng liên trường được các trường hưởng ứng và tổ chức có hiệu quả.

Kết quả một số cuộc thi năm học 2010 - 2011: Thi học sinh giỏi cấp huyện: 118 giải.

Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: 48 giải. Thi giải toán Casio cấp tỉnh: 4 giải. Thi tin học trẻ cấp tỉnh: 3 giải.

Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 48; cấp tỉnh: 12.

 Giáo dục THPT

Nhìn chung chất lượng giáo dục (cả về mặt đạo đức và văn hóa) ở cấp THPT trên toàn huyện Gia Bình trong những năm qua tương đối ổn định và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp ở trên mức 90% (đối với trường THPT số 1 và 2) và gần 80% (trường THPT số 3), tỉ lệ đỗ tốt nghiệp ở Trung tâm giáo dục thường xuyên đạt trên 60%. Tỉ lệ thi đỗ vào Đại học, Cao đẳng của các trường ngày càng cao, góp phần làm rạng rỡ quê hương trạng nguyên Lê Văn Thịnh. Kết quả cụ thể năm học 2008 - 2009:

- Trường THPT số 1 Gia Bình:

+ Tỷ lệ xếp loại học lực: giỏi: 5% (mặt bằng tỉnh: 6.8%) ; khá: 60% ; trung bình: 34%; yếu: 1 %

+ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 94.7 %; Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 12 giáo viên; tỷ lệ thi đỗ vào đại học, cao đẳng năm 2008: 50%

- Trường THPT số 2 Gia Bình:

+ Tỷ lệ xếp loại đạo đức: tốt, khá: 98.7% ; trung bình: 1.3%, yếu: 0%.

+ Tỷ lệ xếp loại học lực: giỏi: 5.5% (mặt bằng tỉnh: 6.8%); khá: 57.4% ; trung bình: 36.6%; yếu: 0.5 %

+ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 93.8 %; học sinh giỏi cấp tỉnh: 40 học sinh, đứng thứ 7/34 trường THPT trong tỉnh; giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 11giáo viên; tỷ lệ thi đỗ vào đại học, cao đẳng năm 2008: 60.2%

- Trường THPT số 3 Gia Bình:

+ Tỷ lệ xếp loại đạo đức: tốt, khá: 85% ; trung bình: 12.5%, yếu: 2.5% .

+ Tỷ lệ xếp loại học lực: giỏi: 0% ; khá: 12.6%; trung bình: 81.4%; yếu: 6%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 73%

- Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Bình:

+ Tỷ lệ xếp loại đạo đức: tốt, khá: 77.1%; trung bình: 16%, yếu: 6.3%; kém: 0.6%

+ Tỷ lệ xếp loại học lực: giỏi: 0% ; khá: 10% ; trung bình: 71.8%; yếu: 16%; kém: 0.3; không xếp loại: 1.9%

+ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 60%

 Trung tâm học tập cộng đồng.

Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông trong nhà trường, huyện Gia Bình còn thành lập các trung tâm học tập cộng đồng. Trong năm học 2010 - 2011, các trung tập cộng đồng tiếp tục duy trì hoạt động, đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể mở được 497 lượt chuyên đề với hơn 36.861 lượt người tham gia, tập trung vào một số chuyên đề: thời sự pháp luật, kinh tế, văn hoá. Trong đó, một số đơn vị làm tốt như Đại Bái, Đại Lai, Nhân Thắng, Bình Dương.

Tóm lại, qua kết quả đạt được về chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học được nâng cao và ngày càng thực chất hơn. Thực hiện nghiêm túc xếp đúng chỗ ngồi đối với học sinh các khối, lớp.

- Chất lượng đào tạo mũi nhọn có chuyển biến rõ nét.

- Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt kết quả cao, khối THCS là đơn vị dẫn đầu tỉnh.

Bên cạnh những ưu điểm, thành tích đã đạt được, giáo dục Gia Bình vẫn còn bộc lộ những hạn chế:

- Chất lượng giáo dục đại trà đã được nâng lên, song chưa ổn định, giao lưu học sinh giỏi ở tiểu học vẫn còn hạn chế, kết quả thấp.

- Công tác bồi dưỡng giáo viên nâng cao tay nghề chưa thường xuyên nên chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn ngoại ngữ chon chưa cập; còn có giáo viên vi phạm pháp luật.

- Việc xây dựng trường đạt chuẩn quố gia phát triển chưa đồng đều ở các bậc học, việc giảm thiểu các điểm trường lẻ ở tiểu học còn chậm.

- Cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho dạy và học tuy được tăng cường, song vẫn chưa đáp ứng được theo yêu cầu đổi mới chương trình.

- Công tác tham mưu quản lý, chỉ đạo từ Phòng đến các trường còn bộc lộ những bất cập chỉ đạo thiếu kiên quyết một số lĩnh vực chưa năng động, sáng tạo.

Những tồn tại trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của huyện.

2.2.2 Thực trạng giáo dục THCS huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Những năm đầu thực hiện đổi mới của đất nước (1986 - 1990) cùng với tình hình chung của cả nước, giáo dục Bắc Ninh nói chung, giáo dục huyện Gia Bình nói riêng không những không phát triển mà còn giảm rõ rệt. Học sinh bỏ học nhiều, một

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung học cơ sở huyện gia bình, tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w