0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng độ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 44 -44 )

9. Cấu trúc Luận văn

1.4.2. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng độ

ĐNGVDN

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), cả nước hiện có 21.630 giáo viên dạy nghề tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề. Ngoài ra, cả nước cũng có gần 16.000 giáo viên thuộc các cơ sở khác có tham gia dạy nghề như giáo viên, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các nghệ nhân, công nhân bậc cao.

Tại các trường cao đẳng nghề, tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học trở lên chiếm 69,30%, cao đẳng là 13,53% và công nhân kỹ thuật, nghệ nhân là 10,82%. Tỷ lệ tương ứng tại các trường trung cấp nghề là 54,17%, 18,99% và 13,76%; tại các trung tâm dạy nghề là 38,60%, 20,39% và 25,51%. Trong số này, tỷ lệ giáo viên đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của các trường cao đẳng nghề chiếm 81,19%, của các trường trung cấp nghề chiếm 72,68%, của các trung tâm dạy nghề là 50,49%.

Chất lượng đào tạo luôn là bài toán đặt ra cho các Trung tâm dạy nghề bởi, nếu trình độ lao động đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì rõ ràng vị thế của Trung tâm sẽ được nâng cao, việc thu hút được các học sinh vào học cũng sẽ nhiều hơn...chính vì vậy, chất lượng ĐNGVDN là một việc hết sức quan trọng, là yếu tố sống còn của Trung tâm. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng ĐNGVDN đó là yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

1.4.2.1. Những yếu tố khách quan

a. Bối cảnh trong nước và Quốc tế

+ Toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ và cũng nhiều thách thức to lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực đổi mới về chiến lược chính sách trong đào tạo ĐNGVDN.

+ Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Quá trình tăng cường hợp tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo các chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế.

+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất, dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực KTXH cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng.

b. Nhận thức về đào tạo nghề của xã hội: Đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dể dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn. Tuy nhiên vẫn còn một số đông trong xã hội chưa nhận thức sâu sắc, quan tâm đến dạy nghề, điều đó đã ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng ĐNGVDN.

+ Yêu cầu mới đối với công tác quản lý đào tạo nghề nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đó là tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy trong tình hình mới mỗi Trung tâm đều phải tự đánh giá chất lượng quá trình đào tạo nghề để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp nhằm làm cho kỹ năng tay nghề, khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực đó là nhanh chóng đưa Việt Nam nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng sớm hoà nhập, tiếp cận với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong khu vực và trên thế giới.

c. Cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề. Hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo, Dạy nghề.

1.4.2.2. Những yếu tố chủ quan

a. Khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho các nguồn lực phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ:

Trung tâm có thể tranh thủ nguồn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức trong và nước ngoài; đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp dạy nghề bằng huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp và mở rộng các hình thức liên kết đầu tư với Doanh nghiệp ngành xây dựng trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển dạy nghề.

Cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân đầu tư vào Trung tâm.

Các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm, tập trung từng bước chuẩn hóa về diện tích, về phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và trang thiết bị dạy nghề. Trung tâm cần tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và ứng dụng công nghệ mới vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập.

b. Hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thi tay nghề, đảm bảo chất lượng. Nhà nước quản lý chất lượng dạy nghề chung toàn quốc; các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơn vị chủ quản, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề trong phạm vi quản lý. Thực hiện kiểm định cơ sở dạy nghề và kiểm định chương trình. Các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy nghề; đảm bảo chuẩn hoá “đầu vào”, “đầu ra”; tự kiểm định chất lượng dạy nghề và chịu sự đánh giá định kỳ của các cơ quan kiểm định chất lượng dạy nghề.

Chất lượng và sự phối hợp của hệ thống quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng cho ĐNGV và cán bộ quản lý các phòng, tổ chuyên môn.

Năng lực công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và vai trò điều tiết qui mô, cơ cấu đào tạo của Nhà nước.

Sự chủ động và tự chịu trách nhiệm và tích cực tham gia của các bộ phận trong Trung tâm về công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo nghề.

c. Chất lượng tuyển sinh đầu vào của học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên Trung tâm

+ Kết quả của quá trình đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục tiêu đào tạo; thầy; trò; nội dung; phương pháp; hình thức tổ chức; điều kiện bên trong, bên ngoài,...trong đó thầy và trò là hai nhân tố trung tâm trong quá trình đào tạo. Muốn có trò giỏi cần phải có thày giỏi và ngược lại, thầy có giỏi mới có được trò giỏi. Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục và người học là chủ thể của hoạt động học vì thế chất lượng tuyển sinh đầu vào của học sinh rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.

Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII của BCHTƯ Đảng đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài". Vì lẽ đó Trung tâm phải quan tâm phát triển tài lực, nhân cách của người thầy giáo điều đó được thể hiện ở các mặt:

+ Người thầy phải đạt các chuẩn về kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, kiến thức liên quan và đặc biệt phải có trình độ kỹ năng tay nghề thành thạo.

+ Bên cạnh đó, người thầy phải có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức sư phạm nghề nghiệp chắc, có kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng thành thạo. Do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, số lượng tri thức của loài người tăng nhanh, đòi hỏi mỗi một nhà giáo phải thường xuyên cập nhật để học tập nếu không muốn mình bị lạc hậu. Kỹ thuật, vật liệu và công nghệ thi công xây dựng cũng luôn vận động và luôn đổi mới; vì thế giáo viên xây dựng cần thường xuyên được cập nhật kiến thức mới, được tập huấn và đào tạo lại.

+ Chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên - nhân tố quyết định thắng lợi của chiến lược phát triển trường dạy nghề. Giáo viên dạy nghề cần được đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn; chú ý kịp thời bổ sung giáo viên cho các nghề mới, cho chương trình đào tạo chất lượng cao. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên; đảm bảo tỷ lệ trung bình giáo viên/học sinh đạt 1/15; nâng dần tỷ lệ giáo viên có trình độ Đại học, Sau đại học.

d. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm

Để quản lý tốt công tác đào tạo nghề và có hiệu quả thì người CBQL cần phải am hiểu chuyên môn, kỹ thuật, nghề nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo của Trung tâm, đồng thời phải có kiến thức và năng lực quản lý nhất định đáp ứng được với các hoạt động đào tạo của Trung tâm. Người CBQL cần phải:

+ Tổ chức thực hiện tốt mục tiêu, chương trình đào tạo của Trung tâm. + Chịu trách nhiệm phối hợp các nguồn lực bảo đảm các mục tiêu đào tạo của trường được thực hiện một cách chuẩn xác, khoa học, đúng kế hoạch.

+ Thường xuyên tìm cách tiếp thu vận dụng cái mới vào trong công tác quản lý đào tạo.

+ Quá trình thực hiện quản lý đào tạo nghề, khi triển khai phải làm tốt công tác hướng dẫn và kiểm tra giám sát chặt chẽ khi thực hiện.

e. Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị phục vụ đào tạo nghề Với một Trung tâm dạy nghề thì yếu tố trang thiết bị, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo là rất quan trọng. Chất lượng thực tập tay nghề, chất lượng giảng dạy phụ thuộc phần lớn vào sự phù hợp của trang thiết bị dạy học, vật tư, vật liệu cung cấp cho học tập. Các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nghề cần đạt được:

+ Có đủ thiết bị máy móc, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nguyên, nhiên vật liệu phù hợp cho quá trình đào tạo.

+ Thường xuyên đầu tư mua sắm bổ sung trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện,....Đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học viên.

+ Các trang thiết bị, máy móc đầu tư mới nên theo hướng tiếp cận hiện đại, tiếp cận thực tế sản xuất hiện nay.

+ Cung cấp đầy đủ tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập.

g. Hiệu quả các biện pháp xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng dạy nghề theo công nghệ mới đảm bảo tính khách quan, hiện đại.

1.4.3. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng ĐNGVDN hiện nay.

Hệ thống quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục đào tạo, về công tác cán bộ là những căn cứ có tính chất định hướng, những cơ sở hết sức quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và ĐNGVDN nói riêng. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Chính phủ với những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể sẽ là căn cứ để các ngành, các địa phương xây dựng chiến lược và xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể.

Để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên thì các Bộ, ngành, địa phương cần phải bám sát vào những định hướng của Đảng, những quy định cụ thể của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của ngành dọc, là Bộ ngành chủ quản của đơn vị dạy nghề. Chẳng hạn như quy định về tiêu chuẩn ĐNGVDN, quy định về số lượng biên chế, các quy định về tuyển dụng, sử dụng, bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên, các chế độ chính sách đối với giáo viên, quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên…

Chất lượng đào tạo nghề là kết quả tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó ĐNGVDN giữ vai trò quan trọng, ĐNGVDN ở hầu hết các trường dạy nghề của nước ta còn nhiều bất cập. Không chỉ thiếu về số lượng, mà đội ngũ giáo viên ở nhiều trường còn yếu cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mất cân đối giữa các môn học, bậc học và kiến thức sư phạm kỹ thuật. Để khắc phục tình trạng đó, Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐTB-XH đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất - đạo đức, lối sống và trình độ chuyên môn”.

Tổng cục Dạy nghề đã xác định các nhiệm vụ cụ thể trước mắt như: “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thuộc các cơ sở dạy nghề cả công lập và ngoài công lập. Bảo đảm đến năm 2015 đáp ứng đủ về số lượng, tỉ lệ bình quân giữa giáo viên và học sinh là 1/20; 70% giáo viên các Trung tâm dạy nghề, Trường trung cấp nghề và 80% giáo viên trường cao đẳng nghề phải có trình độ đại học”. Bên cạnh đó, việc củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống các trường, khoa sư phạm kỹ thuật cũng được coi trọng. Thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp trong các cơ sở đào tạo. Một yếu tố quan trọng không kém là bồi dưỡng kiến thức sư phạm dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Hiện nay, Bộ LĐTB&XH đang sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường nghề; khuyến khích đội ngũ nhà giáo ở các trường tự giác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học, đổi mới công tác quản lý. Đồng thời, Bộ cũng đưa ra các quy định cụ thể về công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.

Trên cơ sở xác định mục tiêu tổng quát về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trường dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề đã xây dựng 2 đề án lớn đó là:

- Đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020:

Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề, tính đến cuối năm 2010, cả nước có 1.233 cơ sở dạy nghề, bao gồm 123 trường CĐN, 300 trường TCN và 810 TTDN, ngoài ra, còn có trên một ngàn cơ sở dạy nghề khác có tổ chức tuyển sinh học nghề theo 3 cấp trình độ.

và phát triển mạnh hệ thống dạy nghề tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Phấn đấu 100% GVDN đạt chuẩn đào tạo, 10% giáo viên trong các trường dạy nghề và 30% giáo viên cao đẳng nghề có trình độ sau đại học.

Đến năm 2020 mạng lưới cơ sở dạy nghề sẽ tăng lên 220 trường cao đẳng, 330 trường trung cấp, 900 trung tâm dạy nghề .Trong đó 10% giáo viên trường nghề và 25% giáo viên trường cao đẳng nghề có trình độ sau đại học; tỉ lệ giáo viên và học sinh trong các trường nghề là 1/17.

- Ứng dụng và đào tạo phần mềm nguồn mở trong các trường nghề: + Đào tạo 600 giáo viên trong 90 trường dạy nghề có đủ trình độ giảng dạy cơ bản về phần mềm nguồn mở;

+ Đào tạo khoảng 1.900 cán bộ, giáo viên nhân viên trong các trường nghề có khả năng khai thác, sử dụng phần mềm này.

* Các yếu tố về kinh tế - xã hội, văn hoá giáo dục.

+ Các yếu tố về kinh tế - xã hội là các yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến việc xây dựng và phát triển ĐNGV tại các Trung tâm dạy nghề

+ Yếu tố thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao: Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có trình độ, có tay nghề cao, có phẩm chất

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 44 -44 )

×