0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 80 -80 )

9. Cấu trúc Luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu

Nguyên tắc này phải đòi hỏi những giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá, gắn chất lượng ĐNGVDN với đổi mới GD& ĐT và quản lý GD & ĐT, đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề hiện nay.

3.1.2. Nguyên tắc toàn diện, cụ thể

Nguyên tắc này đòi hỏi khi đề xuất các giải pháp phải năm vững, nhận thức đúng đắn các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nâng cao chất lượng ĐNGVDN, phải tác động lên quá trình đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ GV, đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính sách cũng như những điều kiện cho hoạt động sư phạm của GVDN, phải căn cứ tình hình phát triển kinh

tế - Xã hội của đất nước, của địa phương, của Trung tâm, đánh giá đúng thực trạng chất lượng ĐNGVDN. Mặt khác phải liên hệ tác động qua lại giữa các giải pháp và thực hiện của việc nâng cao chất lượng ĐNGVDN, tránh chủ quan, phiến diện, sai quy định.

Bên cạnh đó, khi đề xuất các giải pháp, yêu cầu cần phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, của đại phương, chú ý tới tác động bên trong, bên ngoài, tránh quan điểm chủ quan, duy ý chí hoặc phó thác khi đề xuất các giải pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Đảm bảo tính phát triển là nguyên tắc có tính phương pháp luận để nhận thức quá trình nâng cao chất lương ĐNGVDN. Khi đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGVDN đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng và thấy rõ thực trạng của ĐNGVDN hiện nay và các yêu cầu sắp tới, để đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGVDN trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị, các yếu tố tích cực của quá khứ và hiện tại, kết hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Vừa đảm bảo sự phát triển tuần tự đồng thời coi trọng sự nhảy vọt của các nhân tố tích cực.

3.1.4. Nguyên tắc hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi những giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lương ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

3.1.5. Nguyên tắc khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi những giải pháp đề xuất phải nhằm nâng cao chất lượng ĐNGVDN , trên cơ sở các luận cứ có tính khoa học, đảm bảo tính thực tiễn, đáp ứng với yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể của ĐNGVDN và điều

kiện hiện có, đảm bảo thực hiện có hiệu quả, thiết thực trong việc nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐNGV Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền, mọi thành viên trong Trung tâm về vị trí, vai trò của ĐNGV trong tình hình mới viên trong Trung tâm về vị trí, vai trò của ĐNGV trong tình hình mới

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa

Nhận thức là cơ sở để hành động, do đó cần phải nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của đội ngũ giáo viên cũng như tầm quan trọng của việc phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV của Trung tâm trong tình hình hiện nay. Phải thay đổi quan niệm của các cấp lãnh đạo về giáo viên dạy nghề. Đây là việc làm quan trọng bậc nhất của Trung tâm. Làm cho mọi tầng lớp trong xã hội nhận thấy việc quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ không chỉ là trách nhiệm của Ban giám đốc, của ban,phòng, tổ chức năng mà còn là trách nhiệm của các cấp, các ngành có liên quan và của cả tập thể cán bộ công chức trong Trung tâm.

Phải xác định đây là giải pháp cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV về mọi mặt, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động để xây dựng một đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng cho một Trung tâm mới thành lập và có đề án nâng cấp thành trường Trung cấp nghề.

3.2.1.2. Cách thức thực hiện

- Giải pháp nâng cao nhận thức: Trước hết phải được thể hiện bằng chủ trương, Nghị quyết của Chi bộ, Ban giám đốc, cũng như Hội nghị cán bộ công chức và được cụ thể hoá cho quý, từng năm.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề bàn về công tác nâng cao chất lượng ĐNGV để mọi người được tham gia bàn bạc, thể hiện ý kiến của mình, góp phần tìm ra giải pháp tốt nhất, đồng thời qua đó nâng cao nhận thức cho họ.

- Nhân những ngày lễ lớn, đặc biệt là ngày truyền thống nhà giáo 20/11, tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp, nhằm tôn vinh nghề dạy học, tôn vinh nhà giáo. Qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong công tác nâng cao chất lượng ĐNGV.

3.2.2. Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV

3.2.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH TW khoá VIII khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Quy hoạch là bản luận chứng khoa học về công tác phát triển đội ngũ GV. Nó góp phần xác định hướng đi của nhà trường về công tác tổ chức nhân sự, tăng tính cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra các quyết định, phục vụ công tác lập kế hoạch ĐT- BD, đồng thời là cơ sở điều khiển, điều chỉnh hoạt động quản lý, chỉ đạo của Trung tâm. Do đó muốn làm tốt công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV phải làm tốt công tác quy hoạch.

Xây dựng quy hoạch đội ngũ GV phải căn cứ vào quy hoạch cụ thể và chiến lược phát triển Trung tâm từng thời kỳ và từng giai đoạn, cụ thể như: Căn cứ vào thực trạng đội ngũ GV so với trình độ theo chuẩn chức danh Nhà nước quy định để lập quy hoạch tuyển dụng.

3.2.2.2. Cách thức thực hiện.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ GV dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển của Trung tâm, quy hoạch về đào tạo nghề của UBND tỉnh, UBND huyện đến năm 2015 và những năm tiếp theo; phải căn cứ vào

định hướng phát triển của Trung tâm mà trước hết là dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ được giao, cơ cấu ngành nghề đào tạo, quy mô HS, cơ sở vật chất và nhu cầu thị trường lao động...

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn bổ sung GV: Phải đảm bảo về cơ cấu, chuyên môn giữa các Tổ, Ban nghề, các ngành nghề đào tạo. Cần cụ thể hóa được công tác tuyển chọn bổ sung GV, ví dụ Nghề nào, Tổ nào, chuyên ngành nào cần phải bổ sung GV, ví dụ môn học nào, khoa nào, chuyên ngành nào cần phải bổ sung GV, bổ sung bao nhiêu và bổ sung vào thời điểm nào. Phải cụ thể hóa, công khai hóa tiêu chuẩn lựa chọn, phương thức tuyển chọn... Đồng thời phải co cách làm mềm dẻo, linh hoạt, không gây phiền hà và có cơ chế thu hút người tài giỏi đến với nhà trường để nhanh chóng củng cố được đội ngũ GV.

Phải kế hoạch hóa công tác ĐT-BD, tức là phải cụ thể hóa theo từng học kỳ, năm học cho từng khoa, từng bộ môn, làm rõ bồi dưỡng kiến thức gì cho ai vào thời điểm nào, hình thức tiến hành. Như vậy sẽ chủ động được kế hoạch công tác và chủ động sắp xếp được kế hoạch ĐT - BD và đảm bảo được hoạt động bình thường của trường.

Phải tạo ra các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã lập. Ví dụ như chi phí tuyển dụng, chi phí hỗ trợ cho công tác ĐT - BD, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của đội ngũ GV.

Phải kiên quyết trong chỉ đạo và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã xây dựng.

Quá trình thực hiện cần có sự kiểm chứng thực tiễn để điều chỉnh bổ sung kịp thời các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện.

Căn cứ vào nhu cầu GV của Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010 - 2015, để đảm bảo đủ số lượng GV, ngay từ đầu năm học mới Đảng ủy, Ban giám hiệu đã lập kế hoạch tuyển dụng. Trong kế hoạch phải phân chia thời gian, yêu cầu, điều kiện của từng đối tượng đối với từng nghề, điều kiện đảm bảo thu nhập, sau đó thông qua hội đồng sư phạm, Đảng ủy và thông báo rộng rải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Kế hoạch hoàn thiện số lượng đội ngũ GV đến năm 2015 trong đề án nâng cấp lên Trung cấp nghề Nông Cống đã đề cập tới. Phát triển đội gũ GV từ 18 người lên đến 40 người, phù hợp với cơ cấu ngành nghề đào tạo, trong đó có 8% có trình độ thạc sĩ, 100% có trình độ đại học, 100% GV dạy tích hợp có trình độ tay nghề trên 1 bậc, Song cần phải cụ thể hơn về kế hoạch, giải pháp tổ chức thực hiện. Cụ thể:

- Tiếp nhận một số GV được đào tạo chính quy các trường Đại học có trình độ đại học theo đúng chuyên ngành về giảng dạy và có cơ chế chính sách hợp lý để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV hiện có, bằng cách tạo điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ trong nước và ngoài nước.

- Hợp đồng một số GV có trình độ cao làm thỉnh giảng. Thu hút kỹ sư giỏi từ các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất làm GV, hợp đồng một số thợ bậc cao, GV giỏi đã nghỉ hưu đến giảng dạy.

- Có cơ chế khuyến khích và yêu cầu GV tự học, tiếp nhận thông tin mới, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia hội thi, hội giảng nâng cao kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm kỹ thuật.

- Liên kết với các doanh nghiệp để sử dụng kỹ sư, thợ bậc cao làm đội ngũ cộng tác viên, kết hợp NCKH với thực tiễn sản xuất; đồng thời tạo điều kiện cho HS tham gia trực tiếp sản xuất.

- Trong quá trình tuyển dụng GV cũng cần phải quan tâm đến tuyển GV có trình độ sau đại học và GV đã có kinh nghiệm thực tế. Tuyển dụng, ngoài các tiêu chuẩn, các chính sách vật chất, chế độ đãi ngộ phải có tính hấp dẫn và thu hút, có như vậy mới tuyển dụng được số GV đảm bảo được yêu cầu cần đặt ra.

Bằng các biện pháp như đã nêu trên, Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống có thể tuyển dụng được GV có năng lực bổ sung cho đội ngũ GV, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

3.2.3. Phát triển về số lượng, hoàn thiện về cơ cấu ĐNGV

Căn cứ vào nhu cầu giáo viên của Trung tâm dạy nghề Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2012 - 2015 số lượng giáo viên còn thiếu: 20 người.

Để đảm bảo đủ số lượng giáo viên, ngay từ đầu năm Chi bộ, Ban giám đốc đã lập kế hoạch tuyển dụng trình Chủ tịch UBND huyện. Trong kế hoạch phải phân chia thời gian, yêu cầu, điều kiện của từng đối tượng đối với từng nghề cần tuyển dụng. Trong lúc làm các thủ tục tuyển dụng giáo viên mới, Trung tâm có chính sách hỗ trợ thiết thực cho những giáo viên đi học để bổ sung cho đội ngũ giáo viên toàn năng, đồng thời đưa ra chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những giáo viên có khả năng nghiên cứu tài liệu để dạy thêm một số nghề lâu nay chưa lên lớp. Bằng giải pháp đó, trước mắt Trung tâm khắc phục được số lượng giáo viên còn thiếu.

Kế hoạch hoàn thiện số lượng đội ngũ giáo viên đến năm 2015 mà cấp uỷ Chi bộ, Ban giám đốc đã xây dựng, song cần phải cụ thể hơn về kế hoạch tổ chức thực hiện. Hàng năm trong báo cáo tổng kết công tác của Chi bộ trong công tác chuyên môn, phần phương hướng năm tới cần đưa ra các mục tiêu cụ thể giao cho các bộ phận lập kế hoạch triển khai. Kế hoạch đó phải sát với tình hình thực tiễn, phù hợp với nhu cầu của người học tại địa phương. Trong tuyển dụng, ngoài các tiêu chuẩn cần có các chính sách vật chất, chế độ đãi

ngộ phải có tính hấp dẫn và thu hút, có như vậy mới tuyển dụng được số giáo viên đảm bảo được yêu cầu cần đặt ra.

Bằng các giải pháp như đã nêu trên, Trung tâm dạy nghề Nông Cống có thể tuyển dụng được giáo viên có năng lực bổ sung cho đội ngũ giáo viên, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Trong tuyển dụng giáo viên cũng cần phải quan tâm đến tuyển giáo viên nữ. Trong một tập thể giáo viên nhất là GVDN hiện nay nếu không có cơ chế phù hợp thì rất khó tuyển dụng được giáo viên dạy nghề có đủ năng lực. Trong một tập thể đội ngũ giáo viên tỷ lệ nữ quá thấp thì cũng chưa phải là một đội ngũ mạnh toàn diện. Vì vậy, quan điểm linh hoạt trong tuyển dụng giáo viên nữ chắc rằng cũng sẽ nhận được sự đồng tình cao trong cán bộ công nhân viên chức nói chung đặc biệt trong các cơ sở dạy nghề nói riêng.

3.2.4. Nâng cao năng lực sư phạm kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, năng lực bổ trợ, thái độ và phẩm chất đạo đức chính trị cho ĐNGV

3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa

Trong giai đoạn hiện nay việc nâng cao năng lực cho đội ngũ GV đáp ứng với xu thế phát triển chung của xã hội là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, muốn nâng cao chất lượng GD&ĐT cần phải nâng cao chất lượng ĐNGV. Từ những mục tiêu trên Chi bộ, Ban giám đốc Trung tâm đã tăng cường công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ GV bằng nhiều hình thức. Ngoài ra mỗi cá nhân GV đều phải tự học tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực cho bản thân đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của Trung tâm trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

3.2.4.2. Cách thức thực hiện

Bồi dưỡng nâng cao về sư phạm cho giáo viên dạy nghề là hết sức cần thiết. Vì năng lực sư phạm của ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề Nông Cống nhìn chung yếu. Mặc dù 100% số GV đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Nhưng để có kỹ năng sư phạm tốt cần phải được rèn luyện, được tiếp tục bồi dưỡng. Xác định cho giáo viên thấy rằng, dạy nghề là công việc sẽ gắn bó suốt đối với người giáo viên. Một số giáo viên dạy nghề của Trung tâm hiện nay đều không được đào tạo về sư phạm kỹ thuật, muốn họ hoàn thành được nhiệm vụ thì tất yếu phải bổ sung cho họ những hành trang còn thiếu. Vì vậy Cấp uỷ, Ban giám đốc phải sắp xếp kế hoạch tổ chức cho giáo viên được học tập để nâng cao năng lực sư phạm kỹ thuật tương xứng với năng lực chuyên môn, nếu không được xác định rõ ràng thì giáo viên sẽ có xu hướng nâng cao về trình độ chuyên môn. Như vậy sẽ chênh lệch giữa hai năng lực này ngày càng lớn điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.

b. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp

Năng lực bậc nghề: Người giáo viên dạy nghề được coi là có năng lực sư phạm kỹ thuật, ngoài trình độ chuyên môn, sư phạm, còn phải có trình độ tay nghề bậc cao, đây là điều đặc trưng về năng lực sư phạm giáo viên dạy nghề mà giáo viên các bậc học khác không thể có. Hiện nay số giáo viên có tay nghề bậc cao của Trung tâm còn quá ít, phổ biến bậc nghề giáo viên chỉ cao hơn bậc nghề đào tạo 2 bậc.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 80 -80 )

×