9. Cấu trúc Luận văn
3.4. Thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
hoàn cảnh cụ thể mà ưu tiên lựa chọn triển khai giải pháp cho phù hợp.
3.4. THĂM DÒ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP
Để khẳng định khảo tính cần thiết thức và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, trong điều kiện thời gian hạn chế, Tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học giáo dục, kết hợp phương pháp chuyên gia tiến hành lập phiếu trưng cầu xin ý kiến của 90 người, gồm: 18 CBGV,CNV ở Trung tâm, 10 cán bộ quản lý, 22 giáo viên ở 3 Trung tâm dạy nghề cấp huyện của tỉnh Thanh Hoá, 14 cán bộ chuyên viên Sở LĐTB&XH, 26 Cán bộ chủ chốt của huyện Nông Cống, với nội dung: Mức độ cần thiết và tính khả thi triển khai các giải pháp.
Số phiếu trả lời thu về: 90 phiếu, kết quả thu được (số người), số % như sau: PT SL, CC NCNT QH-KH NCNL ĐMQL ĐDBD Ghi chú: - NCNT: Nâng cao nhận thức - QH-KH: Quy hoạch - kế hoạch - PT SL, CC: Phát triển số lượng và cơ cấu
- NCNL: Nâng cao năng lực - ĐMQL: Đổi mới quản lý - ĐDBD: Đào tạo-bồi dưỡng
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy nghề huyện
Nông Cống
TT Nội dung khảo sát
Mức độ cần thiết (người), % Tính khả thi (người), % Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả Thi Không khả thi 01
Nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mọi thành viên trong nhà trường về vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên trong tình hình mới (88) 97,8 (2) 2,2 - (76) 84,4 (11) 12,3 (3) 3,3
02 Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên
(80) 88,9 (10) 11,1 - (81) 90 (9) 10 -
03 Hoàn thiện về số lượng, cơ cấu (76) 84,4 (14) 15,6 - (83) 92,2 (7) 7,8 - 04
Nâng cao năng lực chuyên môn, SPKT, năng lực bổ trợ và phẩm chất nghề nghiệp đội ngũ giáo viên.
- Năng lực chuyên môn nghề nghiệp (80) 88,9 (10) 11,1 - (66) 73,3 (10) 11,1 (14) 15,6
- Năng lực sư phạm kỹ thuật (82)
91,1 (8) 8,9 - (58) 64,4 (19) 21,2 (13) 14,4
- Nâng cao năng lực bổ trợ (Ngoại ngữ, Tin học,...) (70) 77,8 (20) 22,2 - (65) 72,2 (25) 27,8 -
- Hiểu biết về xã hội, thái độ phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức. (55) 61,1 (35) 38,9 - (48) 53,3 (38) 42,2 (4) 4,4 Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng ngắn hạn (88) 97,8 (2) 2,2 - (83) 92,2 (7) 7,8 -
- Bồi dưỡng dài hạn (38)
42,2 (52) 57,8 - (39) 43,3 (39) 43,3 (12) 13,4
- Thực hành sản xuất, thực tập, tham quan (42) 46,7 (46) 51,1 (2) 2,2 (35) 38,9 (49) 54,4 (6) 6,7
- Hội thảo hội giảng (75)
83,3 (15) 16,7 - (80) 88,9 (10) 11,1 - - Tự bồi dưỡng (89) 98,9 (1) 1,1 - (83) 92,2 (7) 7,8 - 06 Thực hiện tốt chế độ chính sách đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên (60) 66,7 (30) 33,3 - (77) 85,6 (10) 11,1 (3) 3,3
Bảng 3.2: Kết quả điều tra mức độ rất cần thiết và tính khả thi cao (%)
TT 1 2 3 4 5 6 Trung bình I Mức độ cần thiết 1 Rất cần thiết 97,8 88,9 84,4 79,7 73,8 66,7 84,8 2 Cần thiết 2,2 11,1 15,6 20,3 24,0 33,3 13,0 3 Không cần thiết 2,2 2,2 II Tính khả thi 1 Khả thi cao 84,4 90,0 92,2 65,3 61,0 85,6 73,2 2 Khả thi thấp 12,3 10,0 7,8 23,5 33,0 11,1 16,0 3 Không khả thi 3,3 12,2 16,0 3,3 10,8
Kết quả bảng 3.2 cho thấy đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng ĐNGV ở Trung tâm dạy nghề Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá là tương đối cao. Thể hiện ở điểm trung bình chung của mức độ rất cần thiết là 84,8, điểm trung bình chung của tính khả thi cao là 73,2%.
Giải pháp 1 và giải pháp 2 được đánh giá cao xếp thứ bậc 1 và 2 về mức độ rất cần thiết, với đánh giá này cũng trùng với chính kiến của tác giả. Phải thay đổi suy nghĩ của mọi người về tầm quan trọng của ĐNGV và việc nâng cao chất lượng sư phạm kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, năng lực bổ trợ cũng là việc hết sức cần thiết khi Trung tâm chưa có nhiều giáo viên có trình độ sư phạm kỹ thuật.
Giải pháp 1, 4, 6 tính khả thi được các chuyên gia và giáo viên chưa đánh giá cao, bởi lẽ các giải pháp này đều dựa vào các yếu tố tác động bên ngoài, nó mang nhiều tính chủ quan như việc nâng cao nhận thức cho cấp Uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể, cán bộ công nhân viên thì phụ thuộc vào mức độ quan tâm của các cấp đối với việc phát triển ĐNGVDN. Việc nâng cao năng lực sư phạm kỹ thuật thì phải dựa vào năng lực của từng cá nhân giáo viên và kinh phí đào tạo giáo viên; việc đổi mới công tác quản lý, thực hiện tốt chế độ chính sách đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp bởi kinh phí của Trung tâm còn eo hẹp, chưa có thể đáp ứng đủ về cơ sở vật chất hoặc có chế độ đãi ngộ hợp lý để đảm bảo tốt hơn đời sống cho ĐNGV. Để các giải pháp này có tính khả thi hơn nữa thì Trung tâm cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, huy động mọi nguồn lực nhằm thực hiện đồng bộ cả 6 giải pháp là điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các giải pháp.
Tiểu kết chương 3
Căn cứ định hướng phát triển Giáo dục - Đào tạo của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Thanh Hoá, của huyện Nông Cống và của Trung tâm dạy nghề
Nông Cống, đề tài đã nêu ra một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGVDN, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn. Các giải pháp xuất phát từ nhu cầu của Trung tâm dạy nghề thuộc cấp Huyện quản lý.
Các giải pháp là hệ thống đồng bộ có liên quan, tác động lẫn nhau, do vậy việc thực hiện các giải pháp phải thực hiện đồng bộ, nhất quán trên tất cả các mặt như: nhận thức đối với đội ngũ giáo viên, xây dựng phát triển đội ngũ, số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ, bồi dưỡng phải phù hợp với sự phát triển chung của đội ngũ giáo viên, đồng thời cũng phải mang những nét đặc thù riêng của ĐNGVở Trung tâm dạy nghề Nông Cống. Trên cơ sở đó mới đề ra được các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGV nhằm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo trước mắt cũng như lâu dài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đạt được ở các chương, Luận văn đã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Thông qua việc nghiên cứu bản thân rút ra một số kết luận sau:
1.1. Về lý luận: Đề tài một lần nữa khẳng định các khái niệm cơ bản về: GV, đội ngũ GV, chất lượng, chất lượng ĐNGV. Đặc biệt đề tài cũng làm rõ các khái niệm về giải pháp, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN. Từ các khái niệm trên đề tài đã được xác định trên cơ sở lý luận của một số giải pháp nâng cao chất lượng ĐNGVDN.
Với nội dung nghiên cứu lý luận, đề tài đã đóng góp một phần vào việc nghiên cứu ứng dụng lý luận khoa học quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVDN.
1.2. Về thực tiễn: áp dụng các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ GVDN ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông
Cống, tỉnh Thanh Hóa. Đề tài đã nhìn nhận một cách khách quan về những thành tựu và tìm ra những tồn tại hạn chế để đề xuất những giải pháp tích cực, có tính khả thi.
1.3. Luận văn đã đề xuất 6 giải pháp về nâng cao chất lượng có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng ĐNGVDN đó là:
- Nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, Chính quyền, mọi thành viên trong Trung tâm về vị trí, vai trò của ĐNGV trong tình hình mới.
-Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. - Phát triển về số lượng và hoàn thiện về cơ cấu đội ngũ giáo viên.
- Nâng cao năng lực sư phạm kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, năng lực bổ trợ, phẩm chất chính trị, đạo đức cho ĐNGV.
- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo bồi dưỡng.
- Thực hiện tốt chế độ chính sách đảm bảo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên.
Sau quá trình nghiên cứu thấy rằng: kết quả nghiên cứu thu được là phù hợp với mục đích yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Những giải pháp đã trình bày đều được đánh giá với tỷ lệ cao về mức độ cần thiết và tính khả thi. Trong thực hiện các giải pháp đó cần phải được giải quyết một cách đồng bộ, phối hợp xen kẽ nhau trong xu thế vận động và phát triển. Giải pháp này là tiền đề, là cơ sở để thực hiện giải pháp kia và ngược lại.
Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để đề tài tiếp tục được hoàn thiện, triển khai có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm dạy nghề huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá cũng như các Trung tâm dạy nghề có đặc điểm tương đồng.
2. KIẾN NGHỊ
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo từ nguồn ngân sách Nhà nước để đảm bảo cho hoạt động đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Tăng cường đầu tư ngân sách cho việc phát triển dạy nghề, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, hiện đại cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh việc lựa chọn những giáo viên có năng lực đi đào tạo nnang cao tay nghề.
- Ban hành các chính sách của Tổng cục dạy nghề, nhằm hỗ trợ khuyến khích, động viên giáo viên trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ.
- Tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên dạy nghề về nghiệp vụ, về phương pháp dạy học theo môđun, về khả năng ứng xử của giáo viên dạy nghề.
- Tổ chức thường xuyên các hội giảng Giáo viên dạy nghề giỏi toàn quốc, là điều kiện để đội ngũ cán bộ giáo viên có cơ hội được học tập rút kinh nghiệm.
2.2. Đối với UBND tỉnh Thanh Hoá, Sở LĐTB&XH, UBND huyện Nông Cống
- Bổ sung chỉ tiêu biên chế cán bộ giáo viên làm công tác giảng dạy theo hướng đa dạng.
- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phát triển đội ngũ về số lượng phải dựa trên nhu cầu của Trung tâm, phải có quyền quyết định trong khâu tuyển chọn đội ngũ giáo viên.
- Thường xuyên tổ chức hội thi giáo viên dạy nghề giỏi cấp tỉnh.
- Có kế hoạch tổ chức cho giáo viên tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước để nâng tầm nhận thức.
- Trước mắt khẩn trương xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng ĐNGV và thực sự xem bản kế hoạch là một chỉ tiêu pháp lệnh.
- Trên cơ sở Nghị định 43/2006/NĐ- CP về giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, bổ sung kịp thời vào quy chế chi tiêu nội bộ về chế độ đãi ngộ vật chất, tinh thần phù hợp, hấp dẫn, về công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, đồng thời sắp xếp bố trí công tác khác những giáo viên không đáp ứng yêu cầu nhiệm mới.
- Trong quá trình thực hiện căn cứ vào thực trạng đơn vị trong từng thời gian cụ thể, để tiến hành đồng bộ, phối hợp xen kẽ 6 giải pháp như đã nêu trên./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Danh Ánh (1998), Dạy nghề nỗi lo còn đó, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đặng Danh Ánh (2003), Những nẻo đường lập nghiệp, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
3. Bộ LĐTB&XH (1999), Điều lệ trường dạy nghề, Hà Nội.
4. Bộ LĐTB&XH, QĐ số 07/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 23/3/2007 về việc ban hành Quy định sử dụng và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
5. Bộ LĐTB&XH, QĐ số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH, Quy hoạch phát triển mạng lưới trường Cao đẳng nghề, trường Trung cấp, Trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
6. Bộ Lao động thương binh và Xã hội (2009),Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020.
7. Bộ khoa học và công nghệ (1999), quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng, Thuật ngữ và định nghĩa.
8. Bộ lao động thương binh và Xã hội, Thông tư số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29/09/2010 về việc quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.
9. Bộ lao động thương binh và Xã hội, Quyết định số 57/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 26/5/2008, về việc sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
10. Bộ lao động thương binh và Xã hội, Quy định sử dụng, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, ban hành theo quyết định số 1607/2002/QĐ- BLĐTBXH ngày 20/12/2002 của Bộ LĐTBXH.
11. Trần Hữu Cát - Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, Đại học Vinh.
12. E.A.Climov (1991), Nay đi học, mai làm gì? Đại học Sư phạm Hà Nội.
13. Chỉ thị số 40/CT-TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đào tạo bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho đội ngũ GVDN, NXB Giáo dục
18. Nguyễn Văn Đạm (2004), Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng, NXB Văn hoá Thông tin.
19. Trần Khánh Đức (2003), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nhân lực, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Nguyễn Minh Đường (1996): Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước K70-14, Hà Nội.
21. Nguyễn Kỳ - Bùi Trọng Tuân (1984), một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục, trường cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
22. Trần Kiều (2002), chất lượng giáo dục: Thuật ngữ và quan niệm, tạp chí thông tin quản lý giáo dục số 23/2002.
23. Trần Kiểm (2006), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
24. Trần Hùng Lượng (2005), Đào tạo bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, NXB Giáo dục, Hà Nội.
25. Quốc hội, Luật Giáo dục (2005). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
26. Quốc hội, Luật dạy nghề sô 76/2006QH11 ngày 29/11/206
27. Nguyễn Viết Sự (2004) Giáo dục nghề nghiệp những vấn đề và