Tình hình phát triển Giáo dục Đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở vùng cao huyện như thanh tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 55)

2.1.3.1. Quy mô phát triển trường lớp

Bảng 2.1. Kết quả phát triển quy mô trường lớp (từ năm 2008 - 2011)

N m h că S trố ường S l pố ớ S h c sinhố ọ Trường chu nẩ

Qu c giaố

2008 – 2009 57 1009 26908 5

2009 – 2010 57 955 22838 9

2010- 2011 59 901 22042 9

* Nhận xét:

- Hệ thống trường lớp trên địa bàn huyện Như Thanh ngày càng được mở rộng và phát triển. Năm 2008, toàn huyện có 57 trường ; 1009 lớp; 26908 học sinh, đến năm 2011 có 59 trường; 901 lớp; 22042 học sinh, cơ sở vật chất được đầu tư với tốc độ nhanh, biên chế học sinh/lớp giảm do huyện làm tốt công tác vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa.

- Học sinh tuyển vào các lớp đầu cấp: + Mầm non: hàng năm đạt tỉ lệ 100%

+ Học sinh 6 tuổi vào lớp 1: tăng 27 % (Năm 2008: đạt 97,3%; năm 2011 đạt 100%).

+ Học sinh vào lớp 6: tăng 0,2% (năm 2008 đạt 99,8%, năm 2011 đạt 100%).

+ Học sinh thi tuyển vào THPT : giảm 9,8% (Năm 2008: đạt 90%; năm 2011 đạt 80,2%).

- Duy trì sĩ số học sinh:

Các ngành học, cấp học có nhiều biện pháp phối hợp duy trì sĩ số học sinh, giảm thiểu học sinh bỏ học giữa chừng hàng năm .

+ Tiểu học: giảm 0,18% (Năm 2008 học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ: 0,18%; năm 2011 còn 0%).

+ Trung học cơ sở: giảm 0,2% (Năm 2008 học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ: 0,7%; năm 2011 còn 0,5%).

2.1.3.2. Xây dựng cơ sở vật chất

Bảng 2.2. Kết quả xây dựng cơ sở vật chất đến năm học: 2010 - 2011.

Ch tiêuỉ M m nonầ Ti u h cể THCS THPT TTGDTX Toàn huy nệ

Kiên cố 120 259 170 29 4 582

C p 4ấ 32 38 14 3 9 99

M n,ượ

t mạ 81 0 0 0 0 81

P. làm m iớ 26 36 12 15 0 89

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Như Thanh)

* Nhận xét:

- Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước cùng với sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND, trong những năm vừa qua công tác xây dựng cơ sở vật chất đạt tốc độ tăng khá nhanh. Năm 2008, toàn ngành (không tính các trường THPT) có 683 phòng/939 lớp, đạt tỉ lệ 0,7 phòng/lớp; trong đó phòng học kiên cố, cao tầng có 386 phòng, đạt tỉ lệ 0,4 phòng/lớp, cấp 4: 221 phòng, phòng tranh tre, tạm bợ và phòng học tạm mượn của ngành học mầm non là 76 phòng.

- Năm 2011, có 17/17 xã, thị trấn xây dựng được trường học cao tầng cho ít

nhất một cấp học. Toàn huyện đã có 846 phòng học các loại (tăng 116 phòng), đạt tỉ lệ 0,9 phòng/lớp; trong đó phòng học kiên cố, cao tầng là 582 phòng (tăng 167 phòng), đạt tỉ lệ 0,6 phong/lớp, cấp 4 còn 99 phòng (giảm 95 phòng so với năm học trước), số trường, phòng học tranh tre trên toàn huyện đã được xóa bỏ hoàn toàn, các trường đều được trang bị máy vi tính và bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường.

Tuy nhiên toàn huyện chưa trường nào có thư viện đạt chuẩn theo quyết định số 01/2003/QĐ-BGD & ĐT ngày 02/01/2003 và quyết định 01/2004/QĐ- BGD&ĐT ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Số đầu sách, báo, tài liệu tham khảo trong thư viện còn nghèo nàn, lạc hậu, ít được quan tâm bổ sung hàng năm. Trang thiết bị dạy học chủ yếu là được trang cấp theo danh mục tối thiểu

của Bộ GD & ĐT theo chương trình sách giáo khoa mới, chưa có những thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học; những phương tiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng năng khiếu về Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục thể thao còn thiếu nhiều.

2.1.3.3. Công tác xây dựng đội ngũ:

Bảng 2.3: Kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đến thời điểm năm học: 2010 – 2011 C p h cấ ọ T ngổ số Nữ T l đ tỷ ệ ạ chu nẩ T lỷ ệ trên chu nẩ Ng iườ đ aị ph ngươ Ng iườ dân t cộ Th aừ Thi uế M m nonầ 576 570 100% 21,7% 549 157 0 121 Ti u hocể 674 505 99,5% 45,1% 577 135 25 0 THCS 658 312 95,35 26,8% 503 102 28 0 THPT 161 92 100% 4,3% 89 09 0 0 TTGDTX 34 14 100% 0% 26 02 0 04

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Như Thanh)

* Nhận xét:

- Năm 2008, toàn ngành có 1605 cán bộ, giáo viên, đến năm 2011 đã có 1878 người. Do số học sinh và số lớp giảm dần nên bậc Tiểu học và THCS đã thừa giáo viên văn hóa.

- So với 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa thì Như Thanh là một huyện miềm núi thấp và có bán kính gần trung tâm tỉnh lỵ nhất, giao thông đi lại khá thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển tương đối đồng đều. Hầu hết giáo viên ở huyện Như Thanh đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, giáo viên là người địa phương chiếm tỷ lệ khá cao trên 70%, số còn lại là người miền xuôi lên công tác, song đa số họ là giáo viên các huyện lân cận

như Nông Cống, Tĩnh Gia và Thành phố Thanh Hóa. Đa số chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của ngành và nhận thức đúng đắn về vai trò cá nhân trong sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục theo tinh thần Nghị quyết TW2 khóa VIII, hăng hái thi đua cải tiến giảng dạy và thực hiện có hiệu quả chương trình đổi mới giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT. Số giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có tâm huyết với nghề nghiệp, có chí hướng phấn đấu chiếm tỉ lệ đáng kể trong ngành. Số cán bộ giáo viên phấn đấu vào Đảng trong các nhà trường ngày càng nhiều. Năm 2008 toàn ngành chỉ có 566 đảng viên, đến năm 2011 đã có 753 đảng viên (tăng 187 người) chiếm tỉ lệ 37,9%. 100% trường đã có chi bộ độc lập. Số chi bộ được xếp trong sạch vững mạnh hàng năm chiếm tỉ lệ trên 90%.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở vùng cao huyện như thanh tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w