Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở vùng cao huyện như thanh tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27)

1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục.

1.2.1.1. Quản lý.

Quản lý là một thuộc tính lịch sử của mọi quá trình lao động. Nó là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ rất sớm, đúng như K.Mác đã nói: “Bất cứ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng ” [23-24].

Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người dựa vào ba yếu tố cơ bản, đó là tri thức, sức lao động và trình độ quản lý. Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới, lao động là sự vận dụng tri thức để tác động vào thế giới đem lại của cải, vật chất, còn quản lý bao gồm cả tri thức và lao động. Quản lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp vận dụng tri thức với việc sử dụng sức lao động để phát triển sản xuất xã hội. Việc kết hợp đó tốt thì xã hội phát triển, ngược lại kết hợp không tốt thì xã hội sẽ trì trệ, sự phát triển sẽ bị chậm lại.

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý, theo những cách tiếp cận khác nhau. Có thể điểm qua một vài quan điểm của các nhà nghiên cứu như sau:

- Paul Hersey và Ken Blanc Hard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực” thì xem xét “Quản lý như là một quá trình làm việc cùng và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hình thành các mục đích của tổ chức ” [29-52].

- Theo W.Taylor: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiềnnhất”.

- Theo GS.Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (Nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [33-35 ]

- Theo Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ thì: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [5-41]

Tóm lại, bàn về khái niệm quản lý, các tác giả đều thống nhất chung là:

Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Như vậy, rõ ràng “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệthuật” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi,...chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có chức năng truyền thụ tri thức, kinh nghiệm xã hội của thế hệ trước, cho thế hệ sau. Vì thế kho tàng tri thức, kinh nghiệm xã hội ngày càng tăng rất nhanh. Quá trình dạy học trở thành một khoa học, một nghệ thuật, có tính nhân văn rất cao giữa một bên là nhà sư phạm (thầy giáo) và một bên là đối tượng được giáo dục (trò). Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành một hệ thống các cơ sở giáo dục. Điều này dẫn đến một tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là công tác quản lý giáo dục (để quản lý các cơ sở giáo dục).

Vậy quản lý giáo dục là gì? Theo P.V.Khuđôminxky: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống ( từ Bộ GD đến nhà trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện, hài hoà của họ ” [31-50]

Theo GS.Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thể hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ được giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới vềchất ” [33-35]

Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng khoá VIII viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm

đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cáchhiệu quả nhất ” [45-35].

GS.TS. Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thànhhiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước”[11-9].

Những khái niệm trên, tuy cách diễn đạt khác nhau nhưng ta có thể hiểu chung là: Quản lý giáo dục là sự tác động có tổ chức, có định hướng, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở trường học và của toàn hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định.

Cũng giống như bất kỳ một quá trình quản lý nào, quản lý giáo dục cũng gồm 4 chức năng cơ bản: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Bốn chức năng trên có quan hệ với nhau tạo thành chu trình quản lý .

S đ : M i quan h c a các ch c n ng qu n lýơ ồ ệ ủ ă 1.2.2. Kiểm tra Kế hoạch Tổ chức Kiểm tra Chỉ đạo Thông tin quản lý

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm kiểm tra. Có quan điểm cho rằng:

Kiểm tra: Theo Từ điển Giáo dục học: “Kiểm tra là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy-học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm những biện pháp khắc phục những lổ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy-học” [39, tr. 224].

Theo Black & Wiliam (1998), kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá.

Kiểm tra là quan sát và kiểm nghiệm sự phù hợp của quá trình hoạt động khách thể với các quyết định quản lý đã lựa chọn: các đạo luật, các kế hoạch… xác định kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, xác định những sai lệch so với yêu cầu quyết định quản lý, so với các nguyên tắc tổ chức và điều hòa đã áp dụng. Khi phát hiện những sai lệch, nhân viên kiểm tra sẽ quyết định các biện pháp điều chỉnh đối với tổ chức của khách thể quản lý, xác định các phương pháp tác động đến khách thể nhằm khắc phục những sai lệch, loại trừ những trở ngại trên con đường hoạt động tối ưu của hệ thống. [47]

1.2.3. Đánh giá.

Đánh giá: Theo Từ điển Tiếng Việt, 1992 (Hoàng Phê chủ biên) đã đưa ra định nghĩa: đánh giá là “nhận định giá trị”, có nghĩa là định giá trị cho một đối tượng nào đó theo một tiêu chuẩn nhất định với một mức độ và phạm vi nhất định [30, tr. 294].

Theo quan niệm của Jean Marie De Kefele (1989)“Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; xem xét sự phù hợp giữa tập hợp thông tin này với một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục

tiêu định ra ban đầu nhằm đưa ra một quyết định”. GS. Trần Bá Hoành đưa ra định nghĩa“Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc”

[12, tr. 6].

Định nghĩa chung về đánh giá đã nói trên cũng được áp dụng vào giáo dục. Theo GS.TS Hoàng Đức Nhuận: “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập, xử lý kịp thời, có hệ thống những thông tin về thực trạng, nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, nhằm làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hoạt động (quyết định) giáo dục tiếp theo” [27, tr. 13].

Như vậy, quá trình đánh giá trong giáo dục có thể hiểu là quá trình thu thập thông tin, xác định mức độ đạt được các mục tiêu đưa ra ban đầu nhằm xem xét và đưa ra quyết định cho các hoạt động giáo dục tiếp theo. Đó là những quyết định giáo dục có tính chiến lược được thể hiện thành những chủ trương và hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, quá trình đánh giá này chỉ thực sự có hiệu quả khi quá trình thu thập thông tin có sự đa dạng (gồm cả định tính, định lượng) và được chia sẻ (bao gồm sự tự đánh giá của học sinh, sự đánh giá lẫn nhau giữa các học sinh và sự đánh giá của giáo viên).

Đánh giá trong giáo dục có nhiều dạng, tương ứng với những đối tượng và mục đích đánh giá khác nhau như: đánh giá hệ thống giáo dục, đánh giá một bậc học, đánh giá cơ sở giáo dục, đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh, đánh giá hoạt động quản lý của hiệu trưởng, đánh giá giờ dạy của giáo viên, đánh giá kết quả học tập của học sinh... Học sinh là đối tượng, là sản phẩm giáo dục, đồng thời là chủ thể của quá trình giáo dục, do đó việc đánh giá kết quả học tập của học sinh giữ vị trí đặc biệt trong đánh giá giáo dục.

Như vậy đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề xuất, những quyết định làm thay đổi thực trạng. Vì thế, đánh giá được xem như là một khâu rất quan trọng, đan xen với các khâu lập kế hoạch và triển khai công việc.

+ Mối quan hệ giữ kiểm tra và đánh giá.

Kiểm tra trong dạy học là rà soát để tìm kiếm thông tin phản hồi xem học sinh biết gì, biết đến mức độ nào hoặc làm được gì theo mục tiêu học tập. Đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường được qua các hình thức kiểm tra trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các tiêu chuẩn - mục tiêu. Như vậy, kiểm tra và đánh giá là hai công đoạn liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời được. Kiểm tra là công cụ, là phương tiện và hình thức chủ yếu, quan trọng nhất của đánh giá. Thông qua việc sử dụng bộ công cụ đo được xây dựng trên những mục tiêu và tiêu chí xác định, kiểm tra có vai trò cung cấp thông tin làm cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá. Nếu coi đánh giá là mục đích của một hoạt động thì kiểm tra là phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích, nói cách khác, nếu đánh giá dựa trên các mục tiêu được xác định thì kiểm tra căn cứ trên các tiêu chí tương ứng với các mục tiêu, nếu đánh giá nhằm hướng tới một quyết định liên quan tới mục tiêu thì kiểm tra nhằm so sánh sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí đã được định ra. Vì kiểm tra là phương tiện và hình thức của đánh giá nên có loại hình đánh giá nào thì cũng có loại hình kiểm tra đó.

+ Theo Hoàng Đức Nhuận “Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu của quá trình giáo dục. Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo dục” [27, tr.13]. Trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục, có thể mô tả vị trí của đánh giá với các khâu khác bằng một chu trình như sau: Kiểm tra → Đánh giá → Tìm nguyên nhân → Quyết định → Thực hiện → Kiểm tra → … Như vậy, kiểm tra là khâu mở đầu của đánh giá, đánh giá là

bước tiếp theo của kiểm tra, gắn liền với kiểm tra. Sau khi đánh giá xong, kết quả đó là cơ sở để xác định nguyên nhân, quyết định biện pháp, tổ chức thực hiện. Cứ tiếp tục như vậy, một chu trình mới như thế lại bắt đầu. Do đó, kiểm tra phải luôn gắn liền với đánh giá vì kiểm tra mà không đánh giá sẽ không mang lại hiệu quả, ngược lại đánh giá không dựa trên những số liệu của kiểm tra thì rất dễ mang tính ngẫu nhiên, chủ quan, do đó dễ dẫn tới những hậu quả không tốt về tâm lí, giáo dục.

Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức kiểm tra và thi một cách có hệ thống, theo những quy định chặt chẽ. Vì thế, kiểm tra và đánh giá là hai việc thường đi liền với nhau tuy rằng không phải mọi việc kiểm tra đều hướng tới mục đích đánh giá.

+ Kiểm tra, đánh giá trong quản lý trường học

Phương thức thu nhận thông tin về tình hình chất lượng, về nội dung, về tổ chức của các hoạt động giáo dục, đó là một hệ thống những quan sát và so sánh xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn , qui tắc,… đã dự kiến trước hay không, đó là sự vạch rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch rõ những lệch lạc đã phạm phải so với các yêu cầu sư phạm và nguyên tắc tổ chức. (RACHENCO – Tổ chức lao động sư phạm một cách khoa học – Nhà xuất bản giáo dục).

Về cơ bản, công việc kiểm tra, đánh giá bao gồm việc đo lường và chấn chỉnh sự hoạt động của các bộ phận cấp dưới để tin chắc rằng các mục tiêu và các kế hoạch để đạt được mục tiêu đã và đang được hoàn thành. [16]

Về mặt lý luận dạy học, kiểm tra, đánh giá có vai trò liên hệ nghịch trong quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá biết những thông tin, kết quả về quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò để từ đó có những quyết định cho sự điều

khiển tối ưu của cả thầy lẫn trò. Học sinh sẽ học tốt hơn nếu thường xuyên được kiểm tra và được đánh giá

Kiểm tra, đánh giá là theo dõi, sự tác động của người kiểm tra, đánh giá đối với người học nhằm thu được những thông tin cần thiết cho việc đánh giá. Kiểm tra có 3 chức năng bộ phận liên kết, thống nhất, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau đó là: đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là tạo lập mối liên hệ ngược (kênh thông tin phản hồi). Kiểm tra, đánh giá là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ quản lý giáo dục. Nó có tính chất tổ chức quản lý trong nội bộ là chủ yếu. Do thủ trưởng cơ quan – là Hiệu trưởng trực tiếp quyết định thành lập tổ chức thực hiện, có kế hoạch hoạt động cụ thể. Đối tượng trong kiểm tra, đánh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở vùng cao huyện như thanh tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w