Nguyên tắc về quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ (multiple choice question) phần kiến thức sinh học vi sinh vật thuộc chương trình sinh học 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 49 - 55)

6. Phơng pháp nghiên cứu

2.3.Nguyên tắc về quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ

dạng MCQ

2.3.1. Nguyên tắc chung khi xây dựng MCQ

2.3.1.1. Xây dựng theo mục tiêu nội dung khảo sát

Theo các tác giả nh: Dơng Thiệu Tống [42], Lê Đức Ngọc [30], Trần Thị Tuyết Oanh 2000 [33], khi viết MCQ phải bám theo mục tiêu về nội dung, có nghĩa là câu hỏi đa ra phải hỏi đợc những gì cần hỏi. Khi soạn MCQ nên tránh các khuynh hớng chi tiết quá hoặc quá tổng quát mục tiêu nội dung. Bên cạnh đó, cần phải xem xét kỹ mối quan hệ của toàn bộ chơng trình đào tạo và định ra cách tiếp cận lôgíc mà hợp lý các vấn đề cần chuyển tải trong các bài, các chơng...Nh vậy, với các môn học nói chung và sinh học nói riêng thì điều quan trọng nhất khi xây dựng các MCQ là xác định đợc mục tiêu nội dung thông qua việc hoạch định và xây dựng bảng trọng số, bảng trọng số phải chứa đựng các nội sau:

*Vị trí của bài, của chơng trong toàn bộ chơng trình.

*Những kiến thức bổ trợ của chơng trớc tiếp nối với các chơng sau.

Theo chúng tôi, khi xây dựng bảng trọng số cho các MCQ đòi hỏi phải xác định đợc các kiến thức cốt lõi và thời lợng dành cho việc nghiên cứu, học tập cụ thể ở từng mục của bài, từng bài, từng chơng. Sau đó kết hợp với mục tiêu và đề xuất số lợng câu hỏi phù hợp với liều lợng kiến thức.

Trong quá trình xây dựng MCQ, để mỗi MCQ đạt đợc cả về tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lợng thì cần phải tuân theo các quy tắc sau:

Quy tắc lập câu dẫn:

Câu dẫn là phần chính của câu hỏi, đó là trọng tâm vấn đề cần giải quyết. Bởi vậy, phải diễn đạt rõ ràng nhiệm vụ mà các thí sinh phải hoàn thành, phải đa ra đầy đủ những thông tin cần thiết cho thí sinh để họ hiểu đợc yêu cầu của câu hỏi.

*Thờng dùng một câu hỏi hay câu lửng (một nhận định không đầy đủ, cha hoàn chỉnh) để lập câu dẫn. Có thể dùng nguyên tắc phân tích yếu tố (factor analisis) để viết câu dẫn dới dạng đa ra nhiều yếu tố rồi sau đó tổ hợp lại thành các phơng án chọn.

*Trờng hợp nhiều câu hỏi trắc nghiệm đợc xây dựng trên cùng một lợng thông tin nh: một đoạn văn, một đồ thị, một số câu trả lời có sẵn thì cần phải chọn câu dẫn sao cho có thể đảm bảo chắc chắn là có sự liên quan với những thông tin đã đa ra. Các câu hỏi phải mang tính chất độc lập nhau.

*Nội dung của câu dẫn phải nằm trong các mục tiêu nội dung đợc xác lập trong bảng trọng số.

*Khi lập câu dẫn cần phải tránh những từ có tính chất gợi ý hoặc tạo đầu mối dẫn đến câu trả lời nh: “Câu nào sau đây” trong khi một trong các phơng án chọn là tổ hợp của một số câu.

Quy tắc lập các phơng án chọn

Đó là những phơng án đa ra để giải quyết nhiệm vụ đặt ra ở câu dẫn. Thông thờng có 4 - 5 phơng án chọn trong đó chỉ có một phơng án là đúng hoặc đúng nhất, những câu còn lại là những câu gây nhiễu hay còn gọi là "mồi nhử". Khi soạn các phơng án chọn cần đảm bảo các quy tắc sau:

*Câu dẫn và câu trả lời phải phù hợp về mặt cấu trúc ngữ pháp: nghĩa là khi gắn vào nhau sẽ tạo thành một nội dung hoàn chỉnh.

*Các phơng án chọn cần có cấu trúc tơng tự nhau để làm tăng độ phân biệt của câu hỏi. Tránh xu hớng câu đúng luôn diễn đạt dài hơn các câu nhiễu khác tạo cơ sở cho việc đoán mò của thí sinh.

*Cần làm cho tất cả các câu nhiễu có vẻ hợp lý nh nhau và có sức hấp dẫn đối với thí sinh nắm vấn đề một cách không chắc chắn, các câu nhiễu ít nhất có từ 3 - 5% thí sinh chọn cho một phơng án thì sẽ làm tăng độ giá trị và độ phân biệt của câu hỏi.

*Phải đảm bảo chỉ có một câu duy nhất đúng, đúng nhất hay hợp lý nhất, câu đúng nên đặt ở vị trí khác nhau để tránh sự đoán mò của thí sinh. Đối với câu hỏi 5 phơng án nên sắp xếp phơng án đúng bằng 20% tổng số câu có cùng phơng án chọn, nh vậy thí sinh chọn một phơng án thì số điểm sẽ là 0 điểm. Ví dụ: Nếu xếp phơng án A đúng thì số câu đúng là A chỉ bằng 20% tổng số câu của bài trắc nghiệm.

*Cần tránh những câu rập khuôn SGK vì điều này sẽ tạo điều kiện cho HS học vẹt tìm câu trả lời đúng.

2.3.2. Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ

2.3.2.1. Quy trình chung

Theo Nguyễn Phụng Hoàng [17], Dơng Thiệu Tống [42] và một số tác giả khác, để xây dựng các câu trắc nghiệm dạng MCQ đủ tiêu chuẩn cần tuân thủ theo các bớc sau:

Bớc 1: Xác định mục đích, yêu cầu: Xác định xem câu hỏi nhằm đo cái gì, nội dung gì, nhằm mục đích gì, đánh giá ai và đánh giá nh thế nào. Nghĩa là xác định các loại kiến thức, số lợng các loại kiến thức, đối tợng đợc KTĐG phải đợc xác định một cách rõ ràng.

Bớc 3: Xây dựng câu hỏi theo kế hoạch đã ghi trong bảng trọng số

Dựa vào kế hoạch cụ thể và phải tuân thủ các quy tắc nêu trên để xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm. Tuy nhiên, cần xây dựng lợng câu hỏi nhiều hơn để tiến hành trắc nghiệm thử (pilot testing), qua trắc nghiệm thử, chọn những câu hỏi hay loại bỏ những câu hỏi cha hợp lý, những câu không đạt tiêu chuẩn định lợng mà vẫn bảo đảm đợc tính hệ thống và độ bao quát của hệ thống câu hỏi. Cần phải rà soát nhiều lần ở các thời điểm khác nhau để sửa chữa sơ suất do chủ quan, đảm bảo các tiêu chuẩn định tính. Cần có sự giúp đỡ của các chuyên gia qua việc đọc lại câu hỏi để đảm bảo nội dung câu hỏi, các tiêu chuẩn định tính của một câu hỏi cũng nh toàn thể bài trắc nghiệm.

Bớc 4: Kiểm định nội dung và tiêu chuẩn định lợng của câu hỏi

Các câu hỏi dù đợc soạn thảo cẩn thận đến đâu đi nữa cũng chỉ là ý muốn chủ quan của ngời soạn thảo và của chuyên gia thẩm định, góp ý. Ngời đánh giá tốt nhất câu hỏi trắc nghiệm, bài trắc nghiệm là những thí sinh làm bài trắc nghiệm đó, các thí sinh trong và sau khi làm bài có những thắc mắc về nội dung câu hỏi, các ý tởng của câu hỏi từ đó ngời soạn thảo nghiên cứu chỉnh lý sửa chữa câu hỏi. Qua các bài trắc nghiệm của thí sinh, bằng xử lý thống kê hoặc sử dụng phần mềm để xác định các chỉ tiêu về độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy và độ giá trị của câu hỏi và bài trắc nghiệm. Để xác định các chỉ tiêu này, các bài trắc nghiệm cần có một số lợng câu hỏi thích hợp.

2.3.2.2. Quy trình xây dựng MCQ phần kiến thức sinh học vi sinh vật

Theo GS. Đinh Quang Báo, PGS. Lê Đình Trung, TS. Vũ Đình Luận [27], quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ thực hiện bởi 3 giai đoạn: giai đoạn 1: Tiến hành xây dựng câu hỏi; giai đoạn 2: Kiểm định chỉ số của từng MCQ và cuối cùng là sử dụng MCQ vào các mục tiêu dạy học. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tiến hành xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ phần kiến thức sinh học VSV lớp 10 - THPT theo các giai đoạn sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn này gồm 3 bớc: nghiên cứu chơng trình môn học, xác định mục tiêu nội dung và các giáo trình sử dụng, viết câu hỏi và lấy ý kiến của đồng nghiệp và chuyên gia để hoàn thiện câu hỏi theo tiêu chuẩn định tính.

*Bớc 1. Nghiên cứu chơng trình môn học và xác định rõ mục tiêu môn học. Chơng trình đào tạo là tiền đề cần thiết cho quá trình đào tạo phù hợp với mục tiêu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. “Chơng trình chi tiết môn học - Công cụ để đảm bảo chất lợng đào tạo” [31]. Đối với giáo viên căn cứ vào chơng trình chi tiết để đề ra lịch trình giảng dạy và kiểm tra theo đúng mục tiêu môn học đề ra. Nh vậy, trong dạy học phần kiến thức Sinh học VSV phải đợc giáo viên nghiên cứu kỹ nhằm xác định rõ mục tiêu của từng phần kiến thức trong môn học thể hiện rõ mối quan hệ tơng hỗ giữa nội dung, phơng pháp, phơng tiện, hình thức tổ chức dạy học và KTĐG.

*Bớc 2. Phân tích các mục tiêu nội dung:

Các mục tiêu nội dung đã đợc xây dựng khá chặt chẽ cho từng phần, từng bài, từng tiểu mục. Trên cơ sở đó xây dựng bảng trọng số chung và trọng số chi tiết cho phần kiến thức Sinh học VSV. Với mỗi bài (tiết) trong phân phối chơng trình, chúng tôi xây dựng khoảng 13 - 17 MCQ, điều này cũng đợc Lê Đức Ngọc [31] và một số tác giả đề xuất.

*Bớc 3. Xây dựng câu hỏi và lấy ý kiến của đồng nghiệp và chuyên gia. Dựa vào bảng trọng số chi tiết, kết hợp với giáo trình SGK xác định độ nông sâu của kiến thức để xây dựng các MCQ. Bằng cách đặt các câu hỏi tự luận chi tiết và từ đó xây dựng các MCQ tơng ứng. Sau khi xây dựng xong MCQ tiến hành lấy ý kiến của đồng nghiệp và chuyên gia.

Giai đoạn 2:Kiểm định chỉ số của từng MCQ: Có 2 bớc.

* Bớc 1. Trắc nghiệm thử: với mục đích kiểm định các chỉ tiêu định lợng bằng các bài khảo sát. Trong đề tài của mình, với đối tợng là HS ở trờng PTTH nên mỗi bài khảo sát chúng tôi sử dụng 40 MCQ trong thời gian 60 phút (trung bình mỗi MCQ là 90 giây), đợc đảo thứ tự câu hỏi và đáp án, để mỗi HS không trùng đề với các HS xung quanh. Đối với việc sử dụng MCQ để kiểm tra giữa kì, kết thúc học kì nên sử dụng đề với 30 MCQ với thời gian làm bài là 45 phút. Nh vậy, sẽ

tránh đợc tình trạng mệt mỏi và “rối kiến thức” của HS, đảm bảo chất lợng bài làm đồng thời có đợc sự đánh giá khách quan.

* Bớc 2. Xác định chỉ tiêu định lợng: Mỗi câu hỏi đợc thực nghiệm và xử lý với 100 HS tham gia khảo sát, chấm điểm bằng phơng pháp đục lỗ, kết quả xử lý bằng phần mềm Excel để tính chỉ số về độ khó (Fv), độ phân biệt (DI) của từng MCQ và hệ số tin cậy (r) của bài khảo sát và tổng thể MCQ.

Giai đoạn 3:Sử dụng vào các mục tiêu dạy học: có 2 bớc:

* Bớc 1. Chọn câu đạt, loại bỏ hoặc sửa chữa câu không đạt. Những câu đạt là những câu thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lợng. Các tiêu chuẩn định tính đã phân tích ở trên. Các tiêu chuẩn định lợng đợc một số tác giả nh: D- ơng Thiệu Tống 1995 [42], [30] xác định nh sau:

- Có độ khó từ 0,1 - 0,9 (nghĩa là ít nhất có 10% thí sinh trả lời đúng). - Độ phân biệt dơng và lớn hơn 0,1.

- Mỗi phơng án chọn có ít nhất 3 - 5% thí sinh chọn.

Một câu hỏi trắc nghiệm nếu không có thí sinh nào trả lời đợc, hoặc tất cả thí sinh trả lời đúng đều không có giá trị KTĐG, do đó độ khó nên từ 0,1 - 0,9. Nghĩa là câu hỏi quá khó nếu trên 90% không trả lời đợc, hoặc câu hỏi đợc coi là quá dễ nếu trên 90% thí sinh trả lời đợc. Độ phân biệt phải là dơng và lớn hơn 0,1. Vì nếu một câu hỏi mà nhóm thí sinh yếu trả lời đúng bằng nhóm giỏi, thì câu hỏi không có độ phân biệt và không có giá trị phân loại thí sinh.

Mỗi phơng án chọn có ít nhất 3 - 5% thí sinh chọn, bởi vì một phơng án sai nào đó mà không có thí sinh nào chọn thì là phơng án sai quá lộ, không còn là ph- ơng án “gài bẫy” hay còn gọi là “mồi nhử” nữa. Ngời xây dựng phải thay bằng một phơng án khác có giá trị hơn. Tuỳ vào kết quả kiểm định của từng MCQ mà có thể loại bỏ hoặc sửa chữa những MCQ cha đạt.

*Bớc 2. Sử dụng vào mục đích khác nhau. Tuỳ từng MCQ đã đủ tiêu chuẩn kết hợp với lựa chọn hợp lý MCQ để sử dụng vào các khâu trong hoạt động dạy

học nh: tự học, dạy bài mới, ôn tập, KTĐG và tự KTĐG. Quy trình xây dựng MCQ phần kiến thức sinh học VSV đợc sơ đồ hoá nh sau:

Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng câu hỏi TNKQ dạng MCQ phần kiến thức Sinh học vi sinh vật

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ (multiple choice question) phần kiến thức sinh học vi sinh vật thuộc chương trình sinh học 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 49 - 55)