Cơ sở của kỹ thuật xây dựng câu hỏi dạng MCQ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ (multiple choice question) phần kiến thức sinh học vi sinh vật thuộc chương trình sinh học 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 37 - 40)

6. Phơng pháp nghiên cứu

1.5. Cơ sở của kỹ thuật xây dựng câu hỏi dạng MCQ

1.5.1. Cách tiếp cận đánh giá kết quả học tập

Theo Nguyễn Phụng Hoàng “Khi thẩm định khả năng của một cá nhân, ngời ta thờng phân biệt hai loại hệ quy chiếu dùng để xét đoán điểm trắc nghiệm của cá nhân ấy” đó là:

(a) Hệ quy chiếu dựa trên nhóm chuẩn: là những phép đo để lợng giá thành quả của mỗi cá nhân so với thành quả của các thí sinh khác cùng dự một bài thi trắc nghiệm.

(b) Hệ quy chiếu dựa trên tiêu chí định giá thành quả học tập: là những phép đo dùng xác định vị trí của mỗi cá nhân đối với một tiêu chí giá trị ấn định trớc chứ không so sánh với các cá nhân khác [17].

Theo từ điển Tiếng Việt thì các cụm từ: thành quả học tập; thành tích học tập và kết quả học tập đều chứa đựng một nội hàm giống nhau.

Theo chúng tôi khi nói đến “thành quả học tập” nghĩa là nói đến một “sản phẩm” thu đợc trong quá trình học tập và rèn luyện của mỗi cá nhân và trong nghiên cứu của mình chúng tôi sử dụng thuật ngữ “kết quả học tập” thay cho “thành quả học tập”.

1.5.2. Xác định mục tiêu đánh giá kết quả học tập

Bất kỳ một quá trình giáo dục nào mà một con ngời tham gia cũng nhằm tạo ra những biến đổi nhất định trong con ngời đó. Theo Patrick Griffin, sự phát triển tinh thần của một con ngời có thể phân thành ba lĩnh vực chính:

• Lĩnh vực về nhận thức: điều này thể hiện những kỹ năng về lý trí, về suy nghĩ, về lập luận bao gồm việc thu thập các sự kiện, việc nhận thức, giải thích, cách lập luận theo kiểu suy diễn và quy nạp, sự đánh giá có phê phán.

• Lĩnh vực về hành động: những năng lực và kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay và sự phối hợp cơ bắp. Lĩnh vực này đợc thể hiện từ mức độ đơn giản nhất đến mức độ phức tạp.

• Lĩnh vực về cảm xúc: Lĩnh vực này có quan hệ với những thái độ và đáp ứng về mặt tình cảm bao gồm cả nhng mối quan hệ nh yêu ghét và sự tiếp thu một khuynh hớng lý tởng [15].

Theo chúng tôi để đánh giá KQHT của học sinh THPT một cách toàn diện trên 3 lĩnh vực: nhận thức; hành động và cảm xúc có thể xác định bởi 3 mục tiêu để đánh giá kết quả học tập của HS đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

1.5.3. Các cấp độ kiến thức trong lĩnh vực nhận thức

Theo Benzamin S. Bloom [5] và các nhà GD thì cấp độ kiến thức trong lĩnh vực nhận thức đợc phân thành những cấp độ khác nhau đi từ thấp đến cao, các cấp độ cao hơn bao hàm các cấp độ trớc đó. Trên cơ sở đó các chuyên gia KTĐG khi

xét mức độ nhận thức từ dễ đến khó, từ thấp đến cao thì việc phân loại các câu hỏi theo các mức độ sau:

* Mức 1: Biết (Knowledge): “ Biết” đợc định nghĩa là sự ghi nhớ các tài liệu

đã học. Loại này có thể bao gồm việc hồi tởng lại những dữ kiện khác nhau, từ các dữ kiện thực tế đến các giải thích hoàn chỉnh. “Biết” là cấp độ nhận thức thấp nhất của việc đo lờng kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.

* Mức 2: Hiểu (Comprehension): “Hiểu” là khả năng nắm bắt nội dung và ý

nghĩa của tài liệu đã học. ở cấp độ này thể hiện dới những hình thức nh: diễn giải tài liệu, dữ kiện bằng các ngôn ngữ khác nhau hoặc bằng cánh giải thích các tài liệu. Việc đo lờng kết quả học tập ở cấp độ này là một bớc tiến cao hơn so với việc ghi nhớ tài liệu một cách đơn giản và đây là mức thấp nhất của quá trình hiểu.

* Mức 3: áp dụng (Application): thể hiện khả năng ứng dụng các kiến thức và tài liệu đã học vào một tình huống cụ thể. ở cấp độ này học sinh có thể ứng dụng các khái niệm, các phơng pháp, các định luật vào thực tiễn tình huống cụ thể. Việc đo lờng các kết quả học tập ở cấp độ này đòi hỏi năng lực kiến thức cao hơn cấp độ hiểu.

* Mức 4: Phân tích (Analysis): thể hiện khả năng phân tích mổ xẻ các tài liệu, các vấn đề thành các phần, các bộ phận nhỏ để có thể hiểu đợc cấu trúc hệ thống và logic của tài liệu, của vấn đề. Việc đo lờng các kết quả học tập ở cấp độ này đòi hỏi năng lực, sự hiểu biết về nội dung kiến thức và khả năng linh hoạt trong việc ứng dụng và phân tích.

* Mức 5: Tổng hợp (Synthesis): chỉ khả năng phân tích và tổng hợp các thành phần, các bộ phận để tạo nên một hệ thống tổng thể. Việc đo lờng các kết quả học tập ở cấp độ này đòi hỏi sự sáng tạo và tập trung vào việc đúc kết xây dựng các hình mẫu hoặc cấu trúc mới.

* Mức 6: Đánh giá (Evaluation): việc đo lờng các kết quả học tập ở cấp độ này thể hiện khả năng phân cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp nhận thức, vì nó

bao gồm tất cả năng lực kiến thức của cấp độ trên cộng với sự đánh giá dựa trên các tiêu chí xác định.

Nh vậy, giáo viên không nên dừng lại ở những câu hỏi chỉ đánh giá sự ghi nhớ, sự hiểu mà cần phải đặt ra những câu hỏi theo xu hớng gợi mở để HS đợc thể hiện sự vận dụng kiến thức và sự suy luận của mình, có nh vậy mới có thể đánh giá đợc các kỹ năng vận dụng, kỹ năng suy luận và giải quyết vấn đề của HS. Trong nghiên cứu của mình, để thuận lợi hơn cho việc xây dựng các MCQ chúng tôi phân câu hỏi ở ba mức độ nhận thức đó là: tái hiện; hiểu và áp dụng; suy luận và sáng tạo (đợc trình bày cụ thể trong chơng 2).

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ (multiple choice question) phần kiến thức sinh học vi sinh vật thuộc chương trình sinh học 10 THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w