Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu hại ngô và thiên địch của chúng ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 27 - 29)

Tất cả các loài côn trùng dùng cây trồng làm thức ăn và thiên địch chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau góp phần tạo nên sinh quần ruộng ngô. Chúng tồn tại theo nguyên tắc trao đổi năng lợng với nhau, loài này tồn tại là nhờ vào loài khác. Vốn dĩ trong mỗi hệ sinh thái nông nghiệp đã tồn tại sự cân bằng giữa các loài sâu hại và thiên địch của chúng nhng do con ngời quá lạm dụng thuốc hoá học đã làm phá vỡ sự cân bằng ấy và kết quả một số loài sâu hại đã

có tính kháng thuốc và phát triển ngày càng nhiều mà ngợc lại thì thiên địch của chúng ngày càng giảm. Điều đó đã làm ảnh hởng đến khoẻ con ngời và làm ô nhiễm môi trờng. Trong những năm gần đây trong công tác bảo vệ thực vật ngời ta đã quan tâm hơn đến việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu hại. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới tập trung ở sinh quần ruộng lúa nh công trình nghiên cứu của Vũ Quang Côn (1985, 1992,...), Phạm Văn Lầm (1985, 1997,...),... Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần thiên địch (cả ăn thịt và kí sinh) sâu hại lúa rất phong phú, chúng có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển của sâu hại lúa.

Cho đến nay ở Việt Nam việc nghiên cứu thiên địch sâu hại ngô vẫn cha đợc chú trọng nhiều mới có một số dẫn liệu ban đầu.

Kết quả điều tra nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (1996)[41] công bố có 72 loài thiên địch của sâu hại ngô thuộc 36 họ côn trùng, nhện, nấm và vi rút. Trong đó tập trung nhiều nhất là bộ cánh màng 22 loài (chiếm 30,8% tổng số loài thu thập), và bộ cánh cứng 19 loài (chiếm 26,3%), bộ nhện lớn 13 loài (chiếm 18,1%), bộ cánh nửa có 9 loài (chiếm 12,3%), bộ hai cánh 4 loài, bộ cánh thẳng 2 loài và bộ cánh mạch, bộ nấm, bộ vi rút mỗi bộ 1 loài. Trong số các loài thiên địch của sâu hại ngô thu thập đợc thì có 63 loài đã đợc định loại (chiếm 87,5%) đã đợc xác định tên. Những loài thiên địch trên gồm 40 loài bắt mồi ăn thịt (chiếm 57,1%), 15 loài kí sinh trên sâu hại ngô (chiếm 21,4%), 2 loài kí sinh trên côn trùng ăn rệp ngô (2,9%) và 4 loài kí sinh bậc hai (chiếm 5,7%) và 2 loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại ngô (chiếm 2,9%). Trong 72 loài trên thì có khoảng hơn 20 loài phổ biến trên cánh đồng ngô. Đó là bọ xít gai cánh viền trắng Andrallus sp; bọ xít gai cánh viền trắng Spinidens; bọ khoang cánh Ophionea spp; bọ rùa chữ nhân M. transversilis; bọ rùa đỏ

Micraspis spp; ruồi ăn rệp Ischiodon scutallaris; nhện Araneus sp; nhện chân dài hàm to Tetragnatha spp; nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata;

Theo kết quả nghiên cứu thì thiên địch thờng thấy trên sâu hại ngô đợc chia làm hai nhóm: Nhóm côn trùng và nhện bắt mồi có 25 loài và nhóm côn trùng kí sinh có 7 loài thờng phổ biến ở nhiều nơi.

Kết quả điều tra ở Đức Trọng – Lâm Đồng có 13 loài thiên địch ăn thịt và kí sinh (Lu Tham Mu, Đặng Đức Khơng, Hoàng Vũ Trụ (1995) [41].

Kết quả điều tra côn trùng trên vụ ngô hè thu và thu đông tại Thanh Trì, Hà Nội cho thấy có 8 loài thiên địch, trong đó nhóm kí sinh 3 loài, nhóm ăn thịt 5 loài. Trong nhóm ăn thịt có ba loài bọ rùa hoạt động mạnh nhất đặc biệt là bọ rùa đỏ đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm số lợng rệp. Các loài kiến đỏ và kiến đen có ý nghĩa trong việc tiêu diệt sâu non và nhộng sâu đục thân. Bọ cánh cụt có vai trò tích cực trong việc làm giảm số lợng ấu trùng của sâu hại khác (Bùi Tuấn Việt, Mai Phú Quý, Phạm Thị Lai, Vũ Thị Chi, Nguyễn Thị Thuý, 1995) [56].

Côn trùng ăn thịt của sâu hại ngô rất quan trọng, chúng là những tác nhân sinh vật quan trọng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loài sâu hại đem lại hiệu quả cao. Bảo vệ, duy trì và phát triển chúng là việc áp dụng các nguyên lý sinh thái trong phòng chống dịch hại, nhằm bảo vệ các mối quan hệ qua lại giữa các loài có hại và có ích trong hệ sinh thái nông nghiệp (Phạm Văn Lầm, 1995) [39].

Mặc dù trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu thiên địch của sâu hại ngô tuy nhiên vai trò của chúng trong hạn chế quần thể sâu hại ở nớc ta còn hạn chế, trong phòng trừ sâu hại ngô ngời nông dân chủ yếu sử dụng thuốc hoá học là chính, bởi vậy không những không làm phát huy tác dụng của kẻ thù tự nhiên mà còn làm ảnh hởng chất lợng nông sản, gây ô nhiễm môi trờng và ảnh hởng tới sức khoẻ của con ngời và phá vỡ cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp. Chính vì thế, việc thực hiện biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sâu hại trên cây nông nghiệp là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sâu hại ngô và thiên địch của chúng ở huyện nam đàn nghệ an (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w