Nghĩa cao trào cách mạng 1930-193 1ở Thanh Chơng.

Một phần của tài liệu Thanh chương trong cao trào xô viết nghệ tĩnh 1930 1931 (Trang 42 - 46)

Hơn 70 năm đã trôi qua, dấu ấn của cao trào cách mạng 1930 - 1931 vẫn không phai mờ. Xô viết Nghệ - Tĩnh là cuộc chiến đấu rung trời chuyển đất do giai cấp công nông liên kết tạo thành một sức mạnh phi thờng làm lung lay, tê liệt tan rã bộ máy của đế quốc phong kiến ở nông thôn lập nên chính quyền cách mạng đầu tiên ở nớc ta. Cao trào cách mạng này vừa bất ngờ, vừa mới lạ, lan tràn nhanh, có tổ chức, có phơng pháp, có cơ sở nhân dân rộng rãi, làm cho kẻ thù hoảng hốt trớc sức tấn công ồ ạt của công nông Nghệ - Tĩnh. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh có tiếng vang lớn trên quốc tế thu hút nhiều ngời quan tâm. Trang sử ghi lại khí thế xung thiên của nhân dân Thanh Chơng xứng đáng đặt trang đầu tiên. Huyện Thanh Chơng có đóng góp rất lớn vào cao trào cách mạng, làm nên chiến thắng và cũng đã thất bại trong oanh liệt. Nhng sự thất bại đó chỉ là tạm thời để rồi 15 năm sau, những thành quả mà Xô viết đem lại đã trở thành hiện thực sinh động cho nhân dân lao động nớc ta bởi thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng 8/1945. Cuộc đấu tranh của nông dân Thanh Chơng thực sự là cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh cách mạng quyết liệt dới hình thức mít tinh, biểu tình, thị uy vũ trang của đông đảo quần chúng, đợc tổ chức và chuẩn bị chu đáo, đợc trang bị bằng gậy gộc, mang theo băng cờ, biểu ngữ, có lực lợng tự vệ làm nòng cốt. Trong chiến đấu nhiều cuộc biểu tình đẫm máu, nhiều ngời bị thơng, bị hy sinh. Thanh Chơng là đỉnh cao của Xô viết Nghệ - Tĩnh, đó là sự thật lịch sử đã đợc chứng minh bằng kiên cờng chiến đấu, sự hy sinh oanh liệt. Ngay từ lúc mở đầu cao trào cách mạng vào ngày 1/5/1930, cách mạng đang âm ỉ cháy đã bùng lên cùng công nông Bến Thuỷ:

"Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trớc Nọ Thanh Chơng tiếp bớc đứng lên"

Với 3000 nông dân Yên Lạc, Hạnh Lâm và 100 học sinh Pháp - Việt đứng lên biểu tình đa yêu sách kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, phong trào cứ thế tiếp

diễn cho đến ngày 1/9/1930 với 1/3 dân số toàn huyện tham gia biểu tình thị uy đốt phá huyện đờng làm cho chính quyền đế quốc Pháp và phong kiến tay sai bị lật đổ lập nên chính quyền cách mạng đầu tiên cho dân tộc Việt Nam - chính quyền Xô viết. Từ sự kiện chính quyền Xô viết ra đời sớm ở Thanh Chơng là bớc đột phá của phong trào đấu tranh. Chính quyền Xô viết ở Thanh Chơng hay ở các huyện khác cho ta thấy rõ tính chất quần chúng nhiều nhất, dân chủ nhất và khả năng của quần chúng giành lấy chính quyền. Chính sách Xô viết soi sáng con đờng đi tới của quần chúng và tất cả sự tốt đẹp cao quý của chế độ dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội, nâng cao nhiệt tình cách mạng của quần chúng đi theo Đảng của giai cấp công nhân. Chính sách khủng bố của địch rất tàn bạo với nhiều hình thức khác nhau nhng nhân dân Thanh Chơng vẫn đơng đầu với kẻ thù với ý chí "địch quân đạn sắt, nông dân gan vàng". Thanh Chơng còn là nơi phong trào lắng xuống muộn nhất, mãi đến tháng 8/1931. Đó là nhờ kết tinh từ truyền thống yêu nớc của quê hơng và sự lãnh đạo của Đảng bộ gang thép. Lê Duẩn đã nêu ý nghĩa cuả cao trào cách mạng 1930 - 1931 nh sau: "Thành quả lớn nhất của cao trào cách mạng 1930 - 1931, thành quả mà cuộc khủng bố trắng tàn khốc của đế quốc và phong kiến sau đó đã không xoá nổi là ở chỗ: nó khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của giai cấp vô sản, đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông lòng tin ở sức mạnh của mình. Đó là bớc thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng. Trực tiếp mà nói không có những trận chiến đấu rung trời chuyển đất những năm 1930 - 1931, trong đó, công nông đã vung ra nghị lực phi thờng của mình, thì không thể có cao trào trong những năm 1936 - 1939" [20,160- 161].

Phong trào đấu tranh ở Thanh Chơng cũng nh phong trào đấu tranh của cả n- ớc là cuộc tập dợt đầu tiên ở nớc ta tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 thắng lợi, nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931 đờng

lối và phơng pháp cách mạng của Đảng đợc thử thách rèn luyện trong chiến đấu và xây dựng chính quyền. Qua đó để lại nhiều bài học cho Đảng và nhân dân. Cao trào cách mạng 1930 - 1931 ấy đã ảnh hởng đến cách mạng sau này. Phát huy truyền thống Xô viết, nhân dân Thanh Chơng cùng nhân dân cả nớc đánh thắng hoàn toàn kẻ thù, tô thắm truyền thống Xô viết vẻ vang. Cao trào cách mạng luyện rèn cho đảng viên, giai cấp nông dân, công nhân, trí thức, các tầng lớp lao động khác niềm tin vào cách mạng, vào sự lãnh đạo của Đảng, tin vào đờng lối mà Nguyễn ái Quốc đã lựa chọn con đờng cách mạng vô sản. ở Thanh Chơng qua cao trào đã xây dựng đợc tình đoàn kết công nông trong tỉnh, cả nớc. Nông dân thấy rõ khả năng lật đổ chính quyền đế quốc và phong kiến để xây dựng chính quyền mới do dân vì dân. Lần đầu tiên Thanh Chơng đa ra vấn đề nông dân trở thành một nội dung quan trọng trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, vấn đề phản phong đợc đề cập. Phong trào đấu tranh lên cao một chính quyền ra đời giành lại ruộng đất công chia cho dân cày, đấu tranh đòi lại quyền sở hữu, bình đẳng, quyền lợi thiết thực hàng ngày... Một chính quyền sơ khai tồn tại trong thời gian khoảng 9 - 10 tháng đã giải quyết vấn đề ruộng đất để lại nhiều bài học quan trọng cho cách mạng Việt Nam. Qua phong trào cách mạng đã đào tạo cho Thanh Chơng một đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhân dân vững vàng qua thử thách ác liệt trong chiến đấu với kẻ thù. Các chiến sỹ cộng sản tuy bị địch bắt đã biến nhà tù thành trờng học không ngừng rèn luyện mình chờ dịp ra hoạt động. Cao trào cách mạng diễn ra ở Thanh Chơng có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Nghệ - Tĩnh góp phần vào vận mệnh cách mạng Việt Nam, làm phong phú thêm những kinh nghiệm quý báu cho những ngời cộng sản và nhân dân lao động Việt Nam, tăng thêm ý chí kiên c- ờng cho cuộc đấu tranh tới. Các chính sách chính quyền Xô viết đem lại tự do dân chủ cho ngời dân, khi đế quốc và tay sai khủng bố nhân dân quyết tâm chiến đấu nhng vì sức lực và trang bị vũ khí chênh lệch nên bị thất bại là không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Thanh chương trong cao trào xô viết nghệ tĩnh 1930 1931 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w