Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá đối với công nhân nghệ an (Trang 30 - 36)

- Bố cục của luận văn

2.1.1.Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá

Trong thời đại ngày nay, tham gia quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu nội tại cho sự phát triển của mỗi quốc gia, cho dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Toàn cầu hoá vừa là quá trình hợp tác, vừa là quá trình đấu tranh diễn ra ở nhiều cấp độ, quy mô với các phơng thức khác nhau. Trọng tâm của hội nhập kinh tế quốc tế là mở cửa kinh tế, đổi mới và điều chỉnh hệ thống luật pháp kinh tế, các cơ chế, chính sách và nhận thức kinh doanh của mỗi quốc gia cho phù hợp với hệ thống luật pháp quốc tế, nhằm phát huy tốt nhất nội lực, khai thác có hiệu quả ngoại lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nớc.

Trớc xu thế toàn cầu hoá, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã khởi xớng công cuộc đổi mới đất nớc và chủ trơng mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. Sau đó những quan điểm và chủ trơng đổi mới đất nớc từng bớc đợc hoàn thiện dần. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X đã khẳng định: "Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động và

tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phơng, trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích đất nớc làm mục tiêu cao nhất và nguyên tắc chủ đạo, đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thông lệ quốc tế" [20,tr28].

Để phát huy các mặt tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế chúng ta kiên trì thực hiện quan điểm chỉ đạo có tính xuyên suốt, đó là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực trên tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời nâng cao hiêu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập dân tộc và định hớng xã hội chủ nghĩa, luôn coi hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân. Quá trình hội nhập là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa có cơ hội, nhng cũng không ít thách thức, do đó vừa phải đề phòng t tởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống t tởng giản đơn, nôn nóng. Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng, cảnh giác với âm mu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch với nớc ta.

Quán triệt các quan điểm và đờng lối đổi mới đất nớc và hội nhập quốc tế của Đảng, trong 20 năm qua, Nhà nớc đã chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách, pháp luật mở cửa nền kinh tế và chủ động đàm phán, ký kết các văn bản hợp tác kinh tế với các nớc trong khu vực và thế giới.

Tháng 12 năm 1987, Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật đầu t, đến nay đã qua các lần sửa đổi, bổ sung với những quy định ngày càng thông thoáng tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân đầu t vào Việt Nam.

Năm 1993, Việt Nam đã khai thông và thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF); Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu á (ADB). Sau khi khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế, nớc ta đã bớc đầu nhận đợc sự hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế thông qua các chơng trình tín dụng trung hạn và chính các tổ chức này đã góp phần xây dựng cầu nối cho các cuộc đàm phán giữa nớc ta với Tổ chức thơng mại thế giới (WTO).

Tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN). Sau khi gia nhập, nớc ta chính thức tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là một tổ chức khu vực duy nhất thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, thờng xuyên mang tính cơ chế với các nớc công nghiệp phát triển trên thế giới.

Tháng 3 năm 1996, Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) với t cách là thành viên sáng lập ra tổ chức này. ASEM là một diễn đàn đối thoại không chính thức, hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, cùng nhau nỗ lực tạo dựng sự hợp tác theo phơng châm: Một mối quan hệ đối tác mới, toàn diện giữa á - Âu vì sự tăng trởng mạnh mẽ, làm thuận lợi hoá các quan hệ thơng mại và đầu t, tăng cờng hợp tác giữa các doanh nghiệp á - Âu.

Tháng 6 năm 1996, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dơng (APEC), đến tháng 11 năm 1998 nớc ta đợc công nhận là thành viên của tổ chức này.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một sự kiện đánh dấu bớc tiến quan trọng: sau nhiều lần đàm phán đến tháng 7 năm 2000, nớc ta đã ký kết Hiệp định thơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001. Sự kiện này đã tạo ra bớc ngoặt lịch sử trong quan hệ kinh tế thơng mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, nớc có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới.

Cùng với quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế, tài chính và thơng mại với các quốc gia và khu vực trên thế giới, tháng 1 năm 1995, Chính phủ Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thơng mại thế giới (WTO). Đây là tổ chức thơng mại lớn nhất thế giới hiện nay, có quy mô toàn cầu với sự tham gia của 149 quốc gia và vùng lãnh thổ và 20 nớc đang đàm phán để gia nhập.

Sau khi gửi đơn xin gia nhập, trải qua 11 năm liên tục với 14 vòng đàm phán chính thức và không chính thức, song phơng và đa phơng với 28 đối tác trong Tổ chức thơng mại thế giới, đến ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam đợc kết nạp vào Tổ chức thơng mại thế giới trở thành thành viên 150 của tổ chức này.

Quá trình chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế của nớc ta trong những năm qua đã thu đợc những kết quả khả quan trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Điều đó đợc thể hiện rõ nét trên các mặt sau đây.

Trên lĩnh vực đầu t trực tiếp nớc ngoài (FDI): Do việc cải thiện môi trờng đầu t, chúng ta đã thu hút đợc nguồn vốn của nớc ngoài đầu t vào các lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Trong giai đoạn 2000-2005, bình quân hàng năm chúng ta thu hút đợc 643 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2,2 tỷ USD/năm. Từ khi có ch- ơng trình đầu t trực tiếp nớc ngoài đến năm 2005, cả nớc đã thu hút đợc 5.850 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu t 50 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 26 tỷ USD [99]. Số lợng dự án trên, đã đa nớc ta đứng vị trí thứ 5 khu vực Đông Nam á, thứ 11 Châu á và 34 trên thế giới về thu hút đầu t trực tiếp với nớc ngoài.

Các doanh nghiệp có vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài đã có vị trí, vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế nớc ta, nhất là trên lĩnh vực công nghiệp. Hàng năm các doanh nghiệp này đã đóng góp 36,4% giá trị sản lợng công nghiệp toàn quốc và sản xuất phần lớn các sản phẩm với công nghệ cao nh ô tô, điện tử, máy tính ..., góp phần tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trờng khu vực và quốc tế đối với tốc độ tăng trởng nền kinh tế, mức đóng góp của các doanh nghiệp FDI đợc tăng dần qua các năm. Năm 1994 mức đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào ngân sách nhà nớc là 128 triệu USD, thì đến năm 2005 mức đóng góp đã tăng lên 1,29 tỷ USD. Tính bình quân hàng năm các doanh nghiệp FDI đóng góp 7% tổng thu ngân sách quốc gia (con số này cha tính khoản thu từ dầu khí).

Về quan hệ thơng mại, xuất khẩu và dịch vụ: Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong thời kỳ từ năm 1960 đến 1975, xuất khẩu Việt Nam chỉ tăng bình quân hàng năm là 8,5%, thời kỳ 1976 đến 1980 tăng bình quân hàng năm là 11%. Sau khi thực hiện đờng lối mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu nớc ta tăng lên nhanh chóng. Tính theo chỉ số phát triển thì xuất, nhập khẩu nớc ta từ năm 1990 đến năm 2000 bình quân mỗi năm tăng 18%. Năm 2004 kim ngạch

xuất khẩu đạt 26 tỷ USD, nhập khẩu đạt 24 tỷ USD, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 32 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2004. Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, nớc ta đã mở rộng thị trờng xuất khẩu, và đã có quan hệ thơng mại với 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nớc ta đã ký kết các hiệp định thơng mại song phơng với 60 nớc trên thế giới và đã thoả thuận đợc về đối xử tối huệ quốc với trên 70 nớc, trong đó có các nớc có nền kinh tế lớn nh: Nhật Bản, Pháp, Anh, Canađa, Cộng hoà liên bang Đức.

Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu t, mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Đầu t trực tiếp nớc ngoài vào nớc ta đã tạo cơ sở hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp và các khu vực kinh tế. Đó là những yếu tố cơ bản giải quyết ngày càng nhiều việc làm cho ngời lao động. Năm 2003 đến năm 2005 trung bình mỗi năm các doanh nghiệp FDI thu hút 45.000 lao động, đa tổng số lao động khu vực các doanh nghiệp FDI năm 2005 lên 1 triệu lao động. Ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động vệ tinh (theo tính toán của các chuyên gia lao động thì một việc làm trong doanh nghiệp có vốn đầu t n- ớc ngoài tạo ra 1,6 việc làm cho các khu vực khác).

Ngoài ra, đầu t trực tiếp nớc ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam còn thể hiện trong việc bổ sung nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1. Buôn bán (%) so với GDP) Xuất khẩu 24,9 26,3 29,4 34,3 34,5 40,2 46,5 47,5 Nhập khẩu 35,8 39,3 45,2 43,3 42,4 40,9 50,2 56,1 Tổng buôn bán th- ơng mại 60,7 65,6 74,6 77,6 76,8 81,2 96,6 103,6

FDI (triệu USD)

Đợc duyệt 3766 6531 8497 4649 3897 1568 2012 1558

Giải ngân 1636 2260 1963 2074 800 700 800 1100

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, làm cho thế và lực nớc ta ngày càng mạnh lên, phá vỡ thế cô lập, cấm vận, góp phần quan trọng để nớc ta giữ vững độc lập chủ quyền, ổn định chính trị, văn hoá xã hội ngày càng phát triển. Vị thế nớc ta trên trờng quốc tế không ngừng đ- ợc nâng cao. Hiện nay Việt Nam đã xác lập quan hệ ngoại giao với 167 nớc và vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế. Tiếng nói của nớc ta trên các diễn đàn quốc tế và khu vực ngày càng có trọng lợng, lôi cuốn sự chú ý của các nớc trên thế giới.

Ngoài ra với chính sách mở cửa, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu t vào sản xuất kinh doanh đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền kinh tế của nớc ta. Năm 1995 đóng góp vào GDP của thành phần kinh tế Nhà nớc là 40,2%, các thành phần kinh tế ngoài Nhà nớc là 59,8% thì đến năm 2005 mức đóng góp là 38,3% và 61,7% . Đồng thời góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nớc.

Cơ cấu lao động các ngành qua từng thời kỳ (%) Cơ cấu lao động

của ngành Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005

Công nghiệp - xây dựng 11,8 12,1 18

Dịch vụ 18,2 19,7 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nông - lâm - ng 70 68,2 57

Tốc độ tăng trởng các ngành (%)

Nông -lâm -ng 5,3 6,9 6,8

Công nghiệp - xây dựng 13,2 17,8 19,99

Dịch vụ 7,1 3 11,89

[81] Tuy nhiên chúng ta bớc vào quá trình hội nhập nền kinh tế trong điều kiện nớc ta đang là một nớc kém phát triển, công nghiệp vẫn còn manh mún, cha có

sự đầu t về công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Do vậy năng lực cạnh tranh cả về mặt tăng trởng nền kinh tế và doanh nghiệp vẫn còn thấp thua nhiều nớc trên thế giới.

So sánh chỉ số cạnh tranh của Việt Nam với 1 số nớc Quốc gia, vùng lãnh thổ Chỉ số năng lực cạnh tranh (trong tổng

số 104 quốc gia, vùng lãnh thổ) Điểm số

In - đô - nê - xi a 69 3,72

Liên bang Nga 70 3,68

Phi - lip - pin 76 3,51

Việt Nam 77 3,47

[81]

Năng lực cạnh tranh tăng trởng nền kinh tế Việt Nam 2003-2005

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Năng lực cạnh tranh tăng trởng (GCI) 60/102 quốc gia, vùng lãnh thổ 77/104 quốc gia, vùng lãnh thổ 81/104 quốc gia, vùng lãnh thổ [9]

Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, 2003-2004

Năm 2003 Năm 2004

Chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp (BCI)

50/95

quốc gia, vùng lãnh thổ

79/103

quốc gia, vùng lãnh thổ [9] Nh vậy hội nhập kinh tế quốc tế và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu t vào quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Đầu t nớc ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nớc ta không ngừng tăng lên, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trờng quốc tế.

Một phần của tài liệu Tác động của toàn cầu hoá đối với công nhân nghệ an (Trang 30 - 36)