B. NỘI DUNG
1.4. Các chế tài áp dụng do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá theo Luật
Luật thương mại Việt Nam năm 2005
Khi vi phạm hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm trước bên bị vi phạm thông qua các hình thức trách nhiệm gọi là chế tài. Theo pháp luật thương mại Việt Nam, các chế tài thương mại được hiểu là những biện pháp pháp lý mang tính tài sản do bên bị vi phạm lựa chọn để áp dụng đối với bên vi phạm nhằm mục đính ngăn ngừa, trừng trị và giáo dục. Như vậy, các chế tài thương mại được áp dụng là để khôi phục về mặt vật chất cho bên bị vi phạm hoặc là để ngăn ngừa thiệt hại hay có ý nghĩa trừng phạt về mặt vật chất đối với bên vi phạm hợp đồng. Do đó, các chế tài này được các bên áp dụng cho các vi phạm xuất hiện từ lúc ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng.
Tùy thuộc vào các vi phạm và các quy định khác nhau trong hợp đồng mà các chế tài khác nhau được áp dụng. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 giành hẳn mục 1 chương VII để quy định các chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa.
Theo điều 292, Luật thương mại Việt Nam năm 2005, các loại chế tài trong thương mại gồm:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng;
Phạt vi phạm;
Bồi thường thiệt hại;
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
Hủy hợp đồng.
"Buộc thực hiện đúng hợp đồng mua bán là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên bị vi phạm" [30,53]
Khoản 1 Điều 297 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh”. Như vậy, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng buộc bên vị phải thực hiện đúng hợp đồng cho dù để thực hiện được, bên vi phạm phải áp dụng biện pháp nào hay phải chịu phí tổn như thế nào.
Căn cứ để áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm. Biểu hiện cụ thể của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện, như tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, nhận cung ứng dịch vụ của người khác theo đúng hàng hoá dịch vụ ghi trong hợp đồng… và bên vi phạm phải gánh chịu những chi phí phát sinh. Những trường hợp bên bị vi phạm và bên vi phạm thoả thuận gia hạn thực hiện nghĩa vụ hoặc thoả thuận thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác không được coi là áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
Theo Điều 297 Luật thương mại năm 2005, khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.
Vậy những trường hợp nào có thể áp dụng được chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Theo Khoản 2 Điều 297, chế tài này được áp dụng trong các trường hợp: vi phạm về số lượng (giao hàng thiếu); vi phạm về chất lượng (giao hàng kém chất lượng), cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng. Trong
trường hợp giao hàng thiếu, chế tài này quy định rằng bên vi phạm phải giao đủ hàng theo đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, tức là phải giao đúng về số lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ, mẫu mã... Đối với việc giao hàng kém chất lượng, cung cấp dịch vụ không đúng hợp đồng, bên vi phạm phải tìm cách loại trừ các khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ. Trong trường hợp này, Luật thương mại năm 2005 còn quy định thêm rằng bên vi phạm có thể giao hàng khác để thay thế hàng kém chất lượng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng, tuy nhiên “không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, dịch vụ khác để thay thế, nếu không được sự chấp thuận của bên có quyền lợi bị vi phạm.”
Trên thực tế, khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, để bảo vệ quyền lợi cho mình, bên bị vi phạm không phải lúc nào cũng cứng nhắc đòi bên kia thực hiện đúng nghĩa vụ như giao hàng thêm (nếu giao hàng thiếu), hay tìm biện pháp khắc phục khuyết tật của hàng hóa hoặc thay thế bằng hàng hóa khác (nếu giao hàng kém chất lượng), nhất là trong trường hợp bên vi phạm gặp nhiều khó khăn và chi phí để làm được như vậy và thậm chí bên bị vi phạm cũng có thể bị thiệt hại hơn.
Trong trường hợp này, tức là khi bên vi phạm không thực hiện theo các quy định nói trên, tại Điều 297, Khoản 3 và 4 của Luật thương mại năm 2005 cũng thể hiện sự linh hoạt khi quy định cụ thể rằng: Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền mua hàng hay nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng. Khi đó, bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có. Đây cũng là giải pháp mà Công ước Viên 1980 đưa ra khi bên bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu. Ví dụ khi bên vi phạm giao hàng thiếu, bên bị vi phạm không nhất thiết phải chờ bên vi phạm giao hàng đủ mà có thể mua ngay hàng khác cùng chủng loại của người cung cấp khác để không mất thời cơ kinh doanh của mình. Tất nhiên, để đảm bảo cho quyền lợi của bên bị vi phạm, bên vi phạm phải có trách nhiệm đền bù chi phí phát sinh.
Nếu bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa khuyết tật, thiếu sót của hàng hóa, dịch vụ thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý. Rõ ràng là giải pháp này vừa giúp các bên tiếp tục quan hệ hợp đồng, vừa hạn chế các thiệt hại. Theo quy định này, bên vi phạm phải trả “các chi phí thực tế hợp lý.” Nói cách khác, nếu bên bị vi phạm viện cớ sửa chữa khuyết tật của hàng hóa để đòi bên kia các chi phí không liên quan đến việc sửa chữa khuyết tật đó hoặc đòi các chi phí vô lý quá cao so với thực tế thì bên vi phạm sẽ không phải trả các chi phí đó.
Khi bên vi phạm đã thực hiện đúng các quy định nói trên, tức là giao đủ hàng đối với trường hợp giao hàng thiếu và sửa chữa khuyết tật, thiếu sót của hàng hóa nếu giao hàng kém phẩm chất thì “bên có quyền lợi bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, phí dịch vụ.” (Điều 297, Khoản 4)
Để cho bên vi phạm có thể thực hiện được các nghĩa vụ nói trên, Luật thương mại năm 2005 còn cho phép bên có quyền lợi bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý (Điều 298). Song việc gia hạn này không có nghĩa là thay đổi điều khoản về thời hạn giao hàng. Thời hạn giao hàng nếu có sự thay đổi là do hai bên thỏa thuận, còn việc gia hạn chỉ là quyết định đơn phương của bên bị vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Nếu hết thời hạn ấn định mà bên vi phạm vẫn không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình (Khoản 2, Điều 299). Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 299 của Luật thương mại năm 2005 lại quy định rõ rằng: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.”
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong quy định của Công ước Viên 1980 và Luật thương mại Việt Nam năm 2005 có điểm giống nhau là
đều cho phép trái chủ lựa chọn một trong hai biện pháp: sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu để lựa chọn sửa chữa hay thay thế hàng hóa. Luật thương mại Việt Nam 2005 không có quy định gì về vấn đề này, trong khi đó, Công ước Viên 1980 lại nêu rõ, trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của thụ trái cấu thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác trái chủ chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại trừ khuyết tật của hàng.
Như vậy, buộc thực hiện đúng hợp đồng là chế tài nhẹ nhất trong các chế tài và là tiền đề để thực hiện các chế tài khác. Biện pháp này bảo vệ quan hệ hợp đồng và giúp các bên đạt được những lợi ích mà họ hướng đến khi giao kết hợp đồng.
1.4.2. Phạt vi phạm
"Phạt vi phạm là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên thoả thuận trên cở sở pháp luật" [30,55] Theo Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 quy định như sau: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”
Từ định nghĩa trên có thể thấy, phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định sẽ áp dụng loại chế tài này cho những vi phạm nhất định và không phụ thuộc vào bên bị vi phạm có thiệt hại hay không.
Như vậy, phạt vi phạm là việc bên vi phạm trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền do đã có hành vi vi phạm và nó chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng đó có thỏa thuận về vấn đề này. Đây là một chế tài rất hay được sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng kinh tế. Chế tài phạt hợp đồng được quy định nhằm mục đích chủ yếu là trừng phạt, răn đe,
tác động vào ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, buộc các chủ thể phải triệt để tuân thủ nghĩa vụ theo hợp đồng, phòng ngừa vi phạm hợp đồng.
Phạt vi phạm thực hiện hai chức năng: thứ nhất, phạt vi phạm được xem là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi chưa có hành vi vi phạm nghĩa vụ, nó thúc đẩy các bên chú ý đến việc thực hiện nghĩa vụ dưới sự đe dọa phải chịu hậu quả bất lợi do không thực hiện nghĩa vụ; thứ hai, khi có sự vi phạm thì nó được coi là hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng bởi vì bản chất của việc trả tiền phạt vi phạm là sự đền bù vật chất cho bên bị vi phạm. Việc áp dụng phạt vi phạm như là một hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có những ưu điểm sau:
- Thứ nhất, là công cụ thuận tiện để đền bù những tổn thất, mất mát của người có quyền do hành vi không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra;
- Thứ hai, cho phép thiệt hại được đền bù một cách nhanh chóng. Chỉ cần có sự vi phạm hợp đồng và sự vi phạm này không phải là hậu quả của tình huống bất khả kháng hay thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm do các bên thoả thuận là người bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm trả số tiền mà hai bên đã thỏa thuận;
- Thứ ba, xuất phát từ việc có thiệt hại xảy ra hay không không phải là yếu tố quyết định đến việc áp dụng chế tài phạt vi phạm cho nên tránh được những chi phí phát sinh trong quá trình chứng minh thiệt hại, mức độ của thiệt hại. Rõ ràng, việc chứng minh mức độ thiệt hại không phải là việc dễ dàng trong thực tế, bên bị thiệt hại trong nhiều trường hợp phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác và chi phí này cũng được coi là thiệt hại thực tế và bên vi phạm phải gánh chịu.
Theo Luật thương mại năm 2005, chế tài phạt chỉ được áp dụng nếu trong hợp đồng có thoả thuận về việc áp dụng chế tài này. Mặt khác, để áp
dụng hình thức chế tài này cần phải có hai căn cứ là: có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
Ở đây, Luật thương mại năm 2005 không quy định rằng, khi áp dụng chế tài phạt vi phạm, bên có quyền lợi bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại và mức độ thiệt hại. Nếu bên bị vi phạm chứng minh được là bên kia vi phạm và vi phạm đó thuộc diện áp dụng chế tài phạt vi phạm theo hợp đồng hoặc do pháp luật quy định thì hoàn toàn có thể yêu cầu bên vi phạm trả tiền phạt.
Về mức tiền phạt, pháp luật của Việt Nam quy định giới hạn tối đa của mức phạt vi phạm, không phụ thuộc vào thoả thuận của các bên. Theo Điều 301 Luật thương mại năm 2005 thì “mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”. Có thể thấy trong trường hợp các bên có thỏa thuận mức phạt vi phạm thì dù thiệt hại có lớn bao nhiêu đi nữa thì bên vi phạm chỉ phải trả tiền tối đa trong giới hạn đó. Như vậy, Luật thương mại năm 2005 cho phép các bên trả bằng một số tiền cụ thể hoặc theo tỷ lệ phần trăm đối với việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nhưng lại không quá tám phần trăm giá trị của phần hợp đồng bị vi phạm. Điều khoản này cho thấy Luật thương mại Việt Nam năm 2005 coi chế tài phạt vi phạm như một biện pháp trừng trị về mặt vật chất đối với bên vi phạm, nhưng chỉ giới hạn ở mức tối đa tám phần trăm giá trị phần hợp đồng vi phạm là nhằm tránh các bên sẽ lạm dụng điều khoản này. Có thể thấy chế tài phạt vi phạm không những bảo vệ bên bị vi phạm mà còn bảo vệ bên vi phạm hợp đồng.
Quan điểm của các nước về chế tài phạt đều cho rằng phạt là tiền bồi thường ước tính (tính trước). Như vậy, điều quan trọng là các bên phải có sự thỏa thuận, dự kiến trước về mức phạt trong hợp đồng mua bán. Tuy nhiên, các nước lại có quy định khác nhau về mối quan hệ giữa thiệt hại và số tiền
phạt. Luật Anh-Mỹ cho rằng, trong trường hợp trái chủ không có thiệt hại thực tế thì mức phạt do hai bên hoàn toàn quyết định. Nếu trái chủ có thiệt hại thực tế thì tiền phạt phải thấp hơn thiệt hại thực tế. (Đây là quy phạm bắt buộc, nếu cao hơn thì chế tài này không có giá trị). Luật Pháp thì quy định rằng, trong trường hợp trái chủ không có thiệt hại thực tế thì mức phạt do hai bên thỏa thuận. Còn khi có thiệt hại thực tế, theo nguyên tắc, tiền phạt phải thấp hơn thiệt hại thực tế. Nhưng trên thực tế, các cơ quan tư pháp vẫn thừa nhận trường hợp mà tiền phạt cao hơn thiệt hại thực tế (quy phạm tùy ý). Riêng luật Đức lại cho rằng, đã phạt là trừng phạt, do đó, khi trái chủ có thiệt hại thực tế thì tiền phạt luôn cao hơn thiệt hại thực tế. Các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam thì thừa nhận tiền phạt là tiền bồi thường