B. NỘI DUNG
2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua
hợp đồng mua bán hàng hoá theo Luật thương mại Việt Nam năm 2005
Trong thực tiễn hoạt động mua bán hàng hoá việc các chủ thể hợp đồng xử sự không phù hợp với các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng thường xảy ra rất phổ biến. Với những hành vi vi phạm hợp đồng đó tất yếu các chủ thể hợp đồng phải chịu những hình thức trách nhiệm nhất định theo quy định của pháp luật. Thực tiễn áp dụng các quy định của Luật thương mại năm 2005 về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm hợp đồng của các chủ thể. Dưới đây là một số ví dụ điển hình của thực tiễn này.
Vụ tranh chấp thứ nhất: Đó là vụ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá giữa nguyên đơn là công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông Lafarge Việt Nam (Địa chỉ Km 7, đường Hà Nội, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; do bà Nguyễn Thị Kim Phỉ đại diện theo giấy uỷ quyền ngày 12/7/2007) và bị đơn là công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec (công ty Cotecland) (Địa chỉ 430- 432- 434 đường 3/2, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh; do ông Phạm Lê Dũng đại diện theo giấy uỷ quyền ngày 18/6/2007).
Nội dung vụ kiện như sau: Căn cứ hợp đồng kinh tế Sales/ SPMV/197/2005 ký ngày 1/11/2005 giữa công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông Lafarge Việt Nam và công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà đất Cotec thì công ty Lafarge có bán 2003,80m3 bê tông tươi cho công ty Cotecland theo yêu cầu với tổng giá trị hợp đồng là 1.341.309.001 đồng. Công ty
Cotecland đã trả được 532.007.500 đồng còn thiếu 869.301.501 đồng. Công ty Lafarge yêu cầu công ty Cotecland thanh toán số tiền mua hàng còn thiếu và 105.209.195 đồng tiền lãi chậm thanh toán tính từ ngày 1/3/2006 đến ngày 3/4/2007, tổng là 914.510.696 đồng.
Công ty Cotecland xác nhận đã nhận đủ khối lượng bê tông tươi 2003,80 m3 do công ty Lafarge giao và thừa nhận số tiền còn thiếu như nguyên đơn trình bày, nhưng căn cứ kết quả giám định về chất lượng bê tông do Trung tâm lỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3) đã được chủ đầu tư công trình Hoàng Tháp Plaza trưng cầu giám định mẫu thử khoan cắt bê tông đã đông cứng tại công trình thì trong khối lượng bê tông tươi đã nhận có 1648,3 m3 bê tông tươi không đảm bảo chất lượng nên không đồng ý thanh toán tiếp số tiền còn thiếu. Mặt khác, công ty Cotecland còn cho rằng số bê tông này công ty Cotecland mua để thi công công trình xây dựng dự án Hoàng Tháp Plaza. Vì bê tông không đảm bảo chất lượng (theo báo cáo kết quả thẩm định chất lượng bê tông của Quatest 3 ngày 6/3/2006, nên chủ đầu tư công ty Hoàng Tháp yêu cầu công ty Cotecland tháo dỡ phần bê tông kém chất lượng, xây dựng lại toàn bộ, đã dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho công ty Cotecland. Cụ thể như sau:
1. Chi phí đập phá tháo dỡ toàn bộ phần ngầm 283.000.000 đồng
2. Chi phí cho công tác thuê kiểm định của các chủ đầu tư 51.000.000 đồng
3. Chi phí Cotecland bị phạt do chậm tiến độ và xảy ra tình trạng kém chất lượng của bê tông toàn bộ kết cấu phần ngầm 952.000.000 đồng (theo mục 12.5 Điều 12 của hợp đồng giữa Cotecland và chủ đầu tư)
4. Chi phí phải thực hiện cho Tân Kỷ thực hiện và sửa chữa toàn bộ phần ngầm (có thuế VAT) 1.239.439.082 đồng
5. Chi phí phát sinh lãi vay ngân hàng do chủ đầu tư không thanh toán tính từ ngày 14/3/2006 là 7 tháng, mức lãi 1,08% là 449.820.000 đồng
6. Chi phí dọn dẹp bê tông, vệ sinh mặ bằng và phần gạch vỉa hè dọc đường theo đường nội bộ 20.000.000 đồng
Tổng số tiền bị thiệt hại là 2.999.549.082 đồng. Từ sự thiệt hại nêu trên công ty Cotecland đặt yêu cầu phản tố buộc công ty Lafarge Việt Nam phải bồi thường toàn bộ chi phí nêu trên cho công ty Cotecland.
Bản án sơ thẩm số 03/2007/KDTM-ST ngày 10/4/2007 của Toà án nhân dân quận 10 đã quyết định:
- Buộc công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec phải thanh toán số tiền hàng 809.301.501 đồng và tiền lãi 105.209.195 đồng cho công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông Lafarge Việt Nam. Tổng hai khoản phải thi hành là 914.510.696 đồng.
- Bác yêu cầu phản tố của công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec đòi bồi thường thiệt hại số tiền 2.999.549.082 đồng.
Ngày 20/4/2007 công ty Cotecland kháng cáo toàn bộ bản án. Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết như sau:
Theo đơn kháng cáo của công ty Cotecland thì công ty Cotecland cho rằng công ty Lafarge đã cung cấp cho công ty Cotecland bê tông kém chất lượng không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng để chứng minh lỗi hoàn toàn thuộc về công ty Lafarge theo điểm 5.1.2 khoản 5.1. Công ty Lafarge phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và phải bồi thường về những thiệt hại mà công ty Cotecland phải gánh chịu, như tại Toà sơ thẩm công ty đã nêu với tổng trị giá thiệt hại là 2.999.549.082 đồng. Căn cứ vào các tài liệu sau:
- Biên bản khảo sát tại hiện trường do chủ đầu tư và đơn vị giám sát xác nhận có những vết nứt trên bề mặt bê tông.
- Kết quả giám định của Trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3) ngày 06/3/2006 đã xác định chất lượng bê tông tại các hạng mục đã thực hiện không đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định.
Căn cứ các biên bản chứng kiến các đợt thí nghiệm có đầy đủ các bên tham dự như đại diện chủ đầu tư công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Tháp, đại diện tư vấn giám sát công ty Apave Việt Nam, đại diện đơn vị thi công công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec, đại diện đơn vị cung cấp mẫu công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông hỗn hợp Việt Nam – Supermix (nay đổi tên là công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông Lafarge Việt Nam ) ngày 03/01/2006, 10/02/2006, 18/02/2006 đối với từng đợt bê tông công ty Lafarge giao cho công ty Cotecland theo yêu cầu của công ty Cotecland. Và căn cứ vào các kết quả kiểm tra của Trung tâm thí nghiệm và kiểm định xây dựng miền Nam : LAS-XD19 về độ bền nén của bê tông xi măng đá 1x2 mác 400 theo tiêu chuẩn thử nghiệm TCVN 3118 – 1993 dùng để xây dựng công trình Hoàng Tháp Plaza tại đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/01/2006, 14/01/2006, 19/01/2006, 27/01/2006, 10/02/2006, 14/02/2006, 18/02/2006, 22/02/2006 thì kết quả thử nghiệm của các mẫu bê tông lấy từ từng cấu kiện công trình sau 28 ngày đều có độ bền nén trung bình trên 400 daN/cm2 (> Mác 40Mpa) đạt yêu cầu như hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ kết quả của Trung tâm thí nghiệm và kiểm định xây dựng miền Nam : LAS-XD19 ngày 13/02/2006 theo tiêu chuẩn xây dựng 225-98 về việc kiểm tra chiều sâu và bề rộng vết nứt trong cấu kiện bê tông tại hiện trường công trình Hoàng Tháp Plaza vào ngày 20/01/2006 và 09/02/2006 do công ty Cotecland yêu cầu và bản báo cáo kết quả thẩm định chất lượng bê tông của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3) cho thấy cường độ bê tông của tường chắn tầng hầm, hồ chứa nước và các cột tầng hầm là các cấu kiện trong toàn bộ tầng hầm đều không đạt yêu cầu thiết kế, không đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định. Trong báo cáo kết quả còn cho biết mục đích kiểm tra thẩm định nhằm giúp cho chủ đầu tư biết rõ hơn về chất lượng thực tế của công trình so với yêu cầu
của thiết kế. Hoàn toàn không đề cập đến nguyên nhân dẫn đến công trình không đạt chất lượng.
Tại điểm 3.6 điều 3 hợp đồng hai bên còn thỏa thuận: “…Các thí nghiệm được thực hiện khi có sự đồng ý và chứng kiến của bên B mới xem là hợp lệ.” Trong khi đó việc công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Tháp yêu cầu Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (QUATEST 3) kiểm tra chất lượng bê tông của công trình do công ty Cotecland thi công không có sự chứng kiến của công ty Lafarge. Nội dung kiểm định nhằm xem xét chất lượng công trình thực tế do công ty Cotecland thi công chứ không thẩm định chất lượng bê tông tươi. Do đó, công ty Cotecland dựa vào kết quả kiểm tra chất lượng của Quatest 3 để quy kết chất lượng bê tông tươi do công ty Lafarge cung cấp không đạt là không có căn cứ.
Công ty Cotecland đã không chứng minh được các cấu kiện bê tông do công ty Cotecland thi công tại công trình kém chất lượng nguyên nhân là do công ty Lafarge cung cấp bê tông không đúng mác. Trong khi đó tại điểm 3.2 điều 3 của hợp đồng nêu rõ các trường hợp sai sót hay thải hồi bê tông, nguyên nhân dẫn đến công trình đài cọc, phần ngầm kém chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động không hoàn toàn do nguyên vật liệu xây dựng (bê tông) do công ty Lafarge cung cấp mà còn bị ảnh hưởng về nhiều mặt khác như: kỹ thuật thi công; mức độ nước, phụ gia trộn vào bê tông; thời gian, thời tiết khi đổ bê tông …
Mặt khác, tại Tòa phúc thẩm công ty Cotecland có yêu cầu xin được nhờ cơ quan chuyên môn kiểm định nguyên nhân dẫn đến các cấu kiện bê tông tại công trình kém chất lượng theo mẫu đã kiểm định trước đây mà Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 giao cho công ty Cotecland còn bảo quản. Để vụ án được xét xử khách quan rõ ràng, Hội đồng xét xử cũng đã chấp nhận yêu cầu của bị đơn. Nhưng tại công văn số 1447/KT3 –N6 ngày 15/10/2007 Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 cho
biết hiện nay vẫn còn thiếu một số hồ sơ mang tính pháp lý mà hai bên công ty Cotecland và công ty Lafarge chưa cung cấp được nên chưa đủ cơ sở kỹ thuật và điều kiện để có thể tiến hành thực hiện công tác giám định.
Trước Tòa, đại diện nguyên đơn và đại diện bị đơn đều xác định không thể cung cấp được chứng cứ tài liệu theo yêu cầu của cơ quan kiểm định QUATEST 3 như nội dung công văn được công bố. Công ty Cotecland thừa nhận không có chứng cứ gì để chứng minh số lượng bê tông tươi do công ty Lafarge cung cấp kém chất lượng, nhưng đã thừa nhận khối lượng bê tông công ty Lafarge đã giao đầy đủ và xác nhận số tiền công ty Cotecland chưa thanh toán cho công ty Lafarge là 809.301.501 đồng.
Do đó, yêu cầu của đại diện nguyên đơn có căn cứ để chấp nhận, yêu cầu phản tố của công ty Cotecland không được chấp nhận. Tòa sơ thẩm buộc công ty Cotecland phải có trách nhiệm thanh toán cho công ty Lafarge số tiền mua bê tông còn thiếu 809.301.501 đồng và tiền lãi chậm thanh toán theo lãi suất quá hạn của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xét xử sơ thẩm trong thời gian 13 tháng tính từ ngày giao hàng cuối cùng 01/3/2006 đến ngày xét xử sơ thẩm 03/4/2007 theo quy định tại điểm 4.2 của hợp đồng, 1%/tháng trên tổng số tiền chậm trả, tổng cộng 105.209.195 đồng là có cơ sở.
Với những phân tích trên, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec. Giữ nguyên bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 03/2007/KDTM –ST ngày 10/4/2007 của Tòa án nhân dân quận 10. - Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn công ty trách nhiệm Bê tông Lafarge Việt Nam
- Buộc công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec phải thanh toán số tiền hàng 809.301.501 đồng và tiền lãi 105.209.195 đồng cho công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông Lafarge Việt Nam. Tổng hai khoản phải thi hành là 914.510.696 đồng (Căn cứ Điều 50, 306 Luật Thương mại 2005).
- Không chấp nhận yêu cầu phản tố của công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec buộc công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông Lafarge Việt Nam bồi thường thiệt hại số tiền 2.999.549.082 đồng.
(Bản án số 38/2007/KDTM - PT của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa)
Vụ tranh chấp thứ hai: Đó là vụ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá giữa nguyên đơn là công ty trách nhiện hữu hạn cơ khí Sói Đất (Địa chỉ 21B Lê Văn Chí, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; do bà Nguyễn Thị Minh Huyền đại diện theo Giấy uỷ quyền của giám đốc công ty số 19/UQ ngày 6/6/2007) và bị đơn là công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành (Địa chỉ 655 xa lộ Hà Nội, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh; do ông Nguyễn Tấn Trung đại diện theo Giấy uỷ quyền của Chủ tịch hội đồng quản trị công ty, số 07/UQ-ĐĐT/07 ngày 11/6/2007).
Diễn biến vụ tranh chấp như sau: Ngày 2/8/2006, công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Sói Đất ký hợp đồng mua bán số 009/HĐMB/ĐĐT với công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành mua một chiếc xe ôtô loại Matiz Se Color 5 chỗ, mới 100%, được láp ráp tại Việt Nam năm 2006, màu bạc, giá 13.250 USD, thời gian giao xe ngày 4/8/2006. Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Sói Đất thanh toán cho công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành là 13.000 USD và uỷ quyền cho công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành khi chưa nhận, kiểm tra xe. Đến ngày 8/8/2006, công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành thực hiện giao xe cho công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Sói Đất. Tuy nhiên, xe ôtô công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành giao không đúng với quy cách, quy định trong hợp đồng, cụ thể là xe ôtô được lắp ráp tại Việt Nam năm 2005, đã được nhà sản xuất công ty Daewoo Việt Nam xác nhận và chất lượng xe cũng không tốt. Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Sói Đất
từ chối nhận xe và có khiếu nại yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành giao xe theo đúng hợp đồng là loại được lắp ráp tại Việt Nam năm 2006. Nhưng công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành không giải quyết khiếu nại đó, cho nên công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Sói Đất có văn bản số 139/CV-AA gửi công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành thông báo huỷ bỏ hợp đồng, yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành trả lại số tiền 13.000 USD. Do công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành không đáp ứng yêu cầu, công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Sói Đất khởi kiện công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành và yêu cầu Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh giải quyết:
1. Huỷ bỏ hợp đồng mua bán số 009/HĐMB/ĐĐT ngày 2/8/2006 giữa công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành với công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Sói Đất;
2. Buộc công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành trả 210.551.000 đồng tương đương 13.000 USD (theo tỷ giá ngày 20/9/2007 là 16.195đ/ USD);
3. Buộc công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Đô Thành bồi thường thiệt hại, do không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số tiền đã nhận cho công ty