Hạn chế của các quy định trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về chế độ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại việt nam luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 61 - 67)

B. NỘI DUNG

2.2. Hạn chế của các quy định trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về chế độ

2005 về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá

Luật thương mại Việt Nam ra đời muộn hơn Công ước Viên do đó, còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, do thói quen áp dụng pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989 vào hợp đồng mua bán, nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật quan tâm đúng mức tới đạo luật này. Mặt khác, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cũng có hiệu lực chưa lâu, những quy định mới của nguồn luật này chưa được thực tế kiểm nghiệm nhiều so với các văn bản luật kinh tế khác. Không chỉ bởi thời gian ra đời còn ngắn ngủi, một lý do nữa chính là bởi thực tiễn áp dụng Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã xuất hiện những hạn chế, bất cập nhất định và trong phạm vi đề tài này, chỉ xin bàn đến những hạn chế, bất cập từ những quy định về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Như phần trên đã nói, để đảm bảo quyền lợi cho bên bị vi phạm, đồng thời khuyến khích các bên thực hiện đúng các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng mua bán, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định các loại chế tài áp dụng do vi phạm hợp đồng là:

+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng; + Phạt vi phạm;

+ Bồi thường thiệt hại;

+ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; + Đình chỉ thực hiện hợp đồng; + Hủy hợp đồng.

những chế định cụ thể phù hợp với xu thế giao thương quốc tế. Các chế tài mà đạo luật này đưa ra về bản chất cũng giống với những quy định trong Công ước Viên 1980, song việc áp dụng lại nổi lên nhiều bất cập cần bàn. Thứ nhất, về mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm. Theo Điều 307 Luật thương mại năm 2005 thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu áp dụng đồng thời cả hình thức chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại nếu trong hợp đồng có điều khoản phạt vi phạm. Tuy nhiên, việc quy định như trên còn bất cập do bên bị vi phạm sẽ được thu một khoản lợi nhất định vì áp dụng cả hai chế tài, khoản lợi này có thể không tương xứng với những tổn thất mà họ phải gánh chịu.

Thứ hai, về chế tài phạt vi phạm. Phạt vi phạm được coi là một trong những chế tài được áp dụng phổ biến trong quan hệ hợp đồng. Nếu Công ước Viên 1980 không đề cập gì đến biện pháp bảo hộ pháp lý này thì Luật thương mại Việt Nam năm 2005 lại đưa ra những quy định tương đối cụ thể về phạt vi phạm. Theo Luật thương mại Việt Nam năm 2005, đặc điểm của chế tài này là bên vi phạm phải trả cho bên có quyền lợi bị vi phạm một khoản tiền phạt nhất định do hành vi vi phạm hợp đồng của mình không phụ thuộc việc bên bị vi phạm có thiệt hại thực tế hay không. Phạt vi phạm sẽ được áp dụng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận (Điều 300, Luật thương mại năm 2005). Tuy nhiên, Luật thương mại năm 2005 không có quy định về trường hợp cụ thể nào sẽ áp dụng chế tài phạt.

Theo Điều 301 Luật thương mại Việt Nam năm 2005, các bên được tự do thỏa thuận về mức phạt cho các vi phạm song tổng mức phạt không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trong khi pháp luật của các nước coi phạt vi phạm là một trong những hình thức của trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, không quy định giới hạn của mức phạt vi phạm, mà chỉ quy định rằng mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận khi ký kết hợp đồng. Sở dĩ có quy định như vậy bởi vì pháp luật của các nước đó coi

chức năng của phạt vi phạm là đền bù những tổn thất mà bên bị vi phạm phải chịu và mức phạt vi phạm cũng phải tương đương với mức độ tổn thất mà các bên nhìn thấy trước tại thời điểm ký kết hợp đồng.Việc quy định giới hạn của mức phạt vi phạm làm hạn chế tự do ý chí của các bên trong việc thoả thuận ký kết hợp đồng. Bởi vì pháp luật đã quy định, phạt vi phạm là sự thoả thuận của các bên về số tiền mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm.

Trên thực tế, khi một bên vi phạm hợp đồng (ví dụ người bán không giao hàng) có thể xảy ra 3 khả năng:

+ Thứ nhất, trong hợp đồng ký kết giữa hai bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm cho vi phạm này và mức phạt do hai bên thỏa thuận là 7% trị giá hàng không giao. Trong trường hợp này, quy định của hợp đồng hoàn toàn phù hợp với Lụât thương mại (có thỏa thuận về trường hợp áp dụng phạt và mức phạt không quá 8% trị giá phần nghĩa vụ vi phạm). Do đó, việc áp dụng chế tài này là hoàn toàn không có gì vướng mắc.

+ Thứ hai, trong hợp đồng có thỏa thuận tương tự trường hợp trên song lại quy định mức phạt là 10% trị giá hàng không giao. Mức 10% do hai bên thỏa thuận lại vượt quá quy định của Luật thương mại là 8%, do vậy trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào?

+ Thứ ba, người bán vi phạm không giao hàng song hợp đồng không có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm cho trường hợp này. Mặt khác, Luật thương mại không có quy định áp dụng chế tài phạt cho trường hợp này. Vì vậy sẽ không thể áp dụng chế tài phạt.

Như vậy, việc quy định mức phạt tối đa 8% tổng trị giá hàng bị vi phạm hợp đồng đôi khi làm cho vai trò của chế tài này trong hợp đồng bị giảm đi đáng kể bởi vì hợp đồng hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, và nếu được lập một cách hợp pháp thì pháp luật bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên xuất phát từ hợp đồng ấy. Thế nhưng, nếu điều khoản

phạt quy định trong hợp đồng đưa ra mức phạt % cao hơn quy định của pháp luật thì mức % phạt trong hợp đồng lại không được thực hiện mà phải điều chỉnh xuống cho phù hợp với những quy định của pháp luật. Điều này làm cho chế tài phạt của hợp đồng bị mất tác dụng. Mặc dù việc quy định giới hạn tối đa đòi tiền phạt sẽ góp phần hạn chế việc lạm dụng chế tài này song vô hình chung luật lại không tôn trọng thỏa thuận các bên trong hợp đồng. Đây cũng là một đặc điểm mà Luật thương mại Việt Nam cần lưu ý.

Thứ ba, về chế tài bồi thường thiệt hại: Khác với Công ước Viên 1980, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cho rằng bên đòi bồi thường thiệt hại có trách nhiệm hạn chế tổn thất, bảo quản hàng hóa bằng các biện pháp hợp lý, kịp thời, nếu không sẽ bị giảm khoản tiền bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 lại không nêu cụ thể bên bị vi phạm sau khi áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất có được quyền đòi bên kia bù đắp những chi phí này không? Trong Công ước Viên 1980 quy định rõ bên vi phạm phải trả cho bên có quyền lợi bị vi phạm những chi phí hạn chế tổn thất, thậm chí nếu phải phát mại hàng hóa, hàng lưu kho, lưu bãi thì bên bị vi phạm vẫn được quyền hành động và giữ lại một phần tiền hàng để bù đắp chi phí. Luật thương mại Việt Nam coi việc hạn chế tổn thất là một nghĩa vụ của bên đòi bồi thường, song số tiền bồi thường thiệt hại lại chỉ bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà không bao gồm các phần chi phí chi ra chi thêm cho việc hạn chế tổn thất. Công ước Viên 1980 thì quy định rằng bên bán và bên mua hàng đều phải có ý thức bảo quản hàng hóa, dù chỉ một bên vi phạm hợp đồng “bên nào bị buộc phải có những biện pháp bảo quản hàng hóa có thể giao hàng vào kho của bên thứ ba với chi phí bên kia chịu với điều kiện là các chi phí này phải hợp lý” (Điều 87, Công ước Viên 1980).

Một hạn chế nữa trong các quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về chề tài bồi thường thiệt hại đó là về phạm vi thiệt hại được đền bù. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định giá trị bồi thường thiệt

hại bao gồm hai loại là tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng. Công ước Viên 1980 thì quy định thiệt hại bao gồm những tổn thất; khoản lợi đáng lẽ được hưởng (lợi tức bị mất) cũng được tính là tổn thất. Đối với phạm vi thiệt hại được bồi thường trên, Bộ nguyên tắc Unidroit có những quy điịnh chi tiết hơn và phạm vi bồi thường rộng hơn. Cụ thể, Bộ nguyên tắc Unidroit ở Điều 7.4.2 quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ, bao gồm cả những thiệt hại vật chất (tổn thất và lợi ích bị mất đi) và cả những thiệt hại phi tiền tệ bắt nguồn đặc biệt từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần trong đó có thiệt hại do mất uy tín (loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại đòi bồi thường trong một số tranh chấp điển hình). Như vậy về phạm vi thiệt hại được đền bù thì Luật thương mại Việt Nam năm 2005 chưa được quy định một cách thật sự chi tiết, cụ thể.

Về giá trị tính toán của các khoản bồi thường thiệt hại, Công ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc Unidroit có phương thức tính toán thiệt hại gần giống nhau trong trường hợp hợp đồng bi huỷ. Điều 75 Công ước Viên 1980 đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị huỷ và bên bi vi phạm đã kí một hợp đồng thay thế. Lúc này bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế. Điều 76 đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp huỷ hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại đã không kí hợp đồng thay thế. Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có những điều khoản tương tự là Điều 7.4.5 và 7.4.6. Tuy nhiên, không thấy những quy định tương tự như vậy trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 mặc dù trong thực tế cách tính toán thiệt hại như trên là khá thông dụng.

Về đồng tiền tính toán bồi thường thiệt hại, trong quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 không có điều khoản quy định về đồng tiền dùng để tính toán bồi thường thiệt hại. Trong khi đó, Bộ nguyên tắc Unidroit có Điều 7.4.12 quy định về đồng tiền thanh toán thiệt hại như sau: “Thiệt hại

hoặc bằng đồng tiền tại nơi thiệt hại phát sinh tuỳ theo đồng tiền nào thích hợp nhất”.

Thứ tư, về chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng theo Điều 308 Luật thương mại Việt Nam năm 2005 còn mang tính chung chung, thiếu thực tế. Vấn đề đặt ra là, khi bên bị vi phạm thông báo cho bên vi phạm hợp đồng việc tạm ngừng trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời hạn thông báo đã ấn định mà bên vi phạm vẫn không thực hiện hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể áp dụng các chế tài khác hay không ngoài yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Thứ năm, về chế tài huỷ hợp đồng. Trong chế tài này, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 chỉ cho phép các bên áp dụng hủy khi vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận trước có nghĩa là bên bị vi phạm sẽ không được sử dụng chế tài này nếu đã không quy định trong hợp đồng. Quy định này sẽ gây cản trở cho phía bị vi phạm vì đôi khi các bên ký hợp đồng một cách vội vã nhằm chớp thời cơ nên không quy định một cách đầy đủ cụ thể các chế tài vào trong hợp đồng được. Khi đã không quy định trường hợp nào hủy hợp đồng, trường hợp nào được đòi tiền phạt mà trong quá trình thực hiện hợp đồng, một bên bị vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng song bên kia theo Luật thương mại Việt Nam lại không thể áp dụng hình thức trách nhiệm này thì việc tiếp tục duy trì thực hiện hợp đồng chỉ gây bất lợi cho bên bị vi phạm, thậm chí có thể tạo cơ hội cho bên kia gian lận trong thương mại. Quy định của Luật thương mại vì vậy là chưa chặt chẽ và chưa đảm bảo được quyền lợi của các bên trong quan hệ mua bán.

Còn Công ước Viên 1980 lại cho rằng một bên khi xét thấy bên kia không có đủ khả năng thực hiện hợp đồng hoặc sẽ không thực hiện đúng hợp đồng thì có quyền tuyên bố chấm dứt hợp đồng cho dù hai bên chưa thực hiện nghĩa vụ gì. Hơn nữa, ngay cả khi không thỏa thuận trước trong hợp đồng thì các bên vẫn có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu bên kia vi

phạm nghiêm trọng những điều khoản cơ bản của hợp đồng. Quy định này sẽ phát huy được vai trò của chế tài hủy hợp đồng và đưa chế tài này trở thành một vũ khí bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm hợp đồng.

Việc hủy hợp đồng để lại cho các bên những hậu quả pháp lý nhất định. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đề cập những hậu quả này tại Điều 314, trong đó có Khoản 3 như sau: “Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường.” Điều này có hoàn toàn phù hợp với thực tế không? Chẳng hạn trong ví dụ sau: Công ty A và công ty B ký kết hợp đồng về mua bán vật liệu xây dựng, A là bên mua còn B là bên bán. Trong quá trình thực hiện hợp đồng do A không mở tài khoản nên B không thể giao hàng. Nếu trong hợp đồng có quy định trường hợp này được phép áp dụng chế tài hủy hợp đồng thì hợp đồng được hủy và để lại cho các bên hậu quả pháp lý như quy định tại Điều 314 Luật thương mại (trong đó có Khoản 3 nêu trên). B bị thiệt hại do đã giao hàng lên tàu, B thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhưng A không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, cụ thể là không mở tài khoản. Do đó, B hoàn toàn có quyền đòi A bồi thường. Tuy nhiên, mặc dù A đã vi phạm, dẫn đến hủy hợp đồng nhưng điều đó không có nghĩa là A không thể bị thiệt hại. Ví dụ A có ký kết hợp đồng bán lô hàng nói trên cho một công ty khác, vì hợp đồng bị hủy A không có hàng giao và phải chịu trách nhiệm vật chất trước khách hàng của mình tức là A cũng bị thiệt hại. Chiếu theo Điều 314, Khoản 3 nói trên thì A cũng có quyền đòi B bồi thường. Điều này hoàn toàn không hợp lý. Đây cũng là một sai sót nhỏ của Luật thương mại Việt Nam 2005.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật thương mại việt nam luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w