6- Cấu trúc khoá luận
3.1. nghĩa hiện thực
Với Lỗ Tấn, văn học là vũ khí chiến đấu, sáng tác của ông là để cứu nớc và để làm cách mạng. Nhìn thẳng vào hiện thực xã hội và lịch sử, vạch trần những mâu thuẫn và đấu tranh của xã hội, đả kích dữ dội vào mọi thế lực phản động đen tối, đi tìm lực lợng của nhân dân và lối thoát cho cách mạng, phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân, đòi hỏi một cuộc cách mạng dân chủ, làm nổi bật đợc tính triệt để, tính kiên quyết chống phong kiến và tinh thần nhân đạo của những ngời cách mạng dân chủ.
Hình tợng ngời trí thức trong truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn là tiếng nói quan trọng góp phần vào việc phản ánh hiện thực xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vào những năm cuối của thế kỷ XIX xã hội Trung Quốc là xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Giai cấp phong kiến càng ngày tỏ ra ra bất lực, tình hình trong nớc liên tục nổ ra các cuộc nội chiến giữa các phe phái và đồng thời còn có nhiều cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lợc.
Đứng trớc sự xâm lợc của đế quốc phơng Tây, giai cấp phong kiến Trung Quốc đã không còn đủ sức để lãnh đạo nhân dân đứng lên để giải phóng đất nớc mà ngày càng trở nên tàn ác, nhu nhợc. Chính điều này đã làm cho nhân dân sinh ra hoang mang đau khổ và đi tìm lối thoát. Suy nghĩ về xã hội Trung Quốc nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Lỗ Tấn cho rằng: “Sự hình thành phơng thức sản xuất t bản chủ nghĩa là cái thai đang lớn lên trong thân hình nàng công chúa phong kiến Trung Hoa. Tiếc rằng đó là một cái quái thai giữa chiến thần đế quốc phơng Tây và nàng công chúa phơng Đông luống tuổi, nên nó không phát triển thành đứa con bình thờng mà là một quái thai kỳ hình, dị dạng” [6]. Lỗ Tấn đã không ngần ngại
khi miêu tả vẻ kỳ quái của những quái thai do xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân sinh ra. Một mặt ông tỏ ra thơng họ vì những điều khổ sở do xa hội gây nên, nhng mặt khác ông lại giận họ vì họ không biết đấu tranh. Không phải ngẫu nhiên mà Lỗ Tấn lại phản ánh hiện thực cuộc sống của quần chúng nhân dân trong cái xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân một cách chân thực đến nh vậy. Điều này bắt nguồn từ cuộc sống ngay từ nhỏ của Lỗ Tấn luôn gần gũi với bà con nông dân, tắm mình trong tình cảm chân thành và đôn hậu của họ. Hơn thế nữa, Lỗ Tấn còn thấy đợc sự đối xử tồi tệcủa xã hội diễn ra hàng ngày đối với họ đã ngày càng hun đúc thêm trong tâm hồn ông lòng căm thù và mong muốn tìn cho quảng đại quần chúng nhân dân con đờng giải thoát. Mặc dù, “Lỗ Tấn bú đợc sữa sói rừng” mà lớn lên, dần dần trở thành “đứa con bất hiếu” của giai cấp phong kiến, “bề tôi hai lòng” của gia cấp kẻ sĩ”.
Trong xã hội Trung Quốc nửa phong kiến, nửa thuộc địa trong rất nhiều những bữa tiệc thịt ngời lớn nhỏ do giai cấp thống trị bày ra để ăn thịt nào là nông dân, phụ nữ,... thì những phần tử trí thức cũng không thể không bị ăn thịt. Vào những năm cuối của thế kỷ XIX, do ảnh hởng t tởng tiến hoá luận của Dacuyn, do ảnh hởng về t tởng của các nhà thơ dân chủ yêu nớc nh Baizơn. Sêli, Puskin, Lacmôngtốp, Mit-skiê-vích, Pê-tô-phi... nhất là t tởng yêu nớc của ông thúc đẩy ông tìm đến con đờng cách mạng dân tộc, khiến ông bỏ học y mà chuyển sang công tác văn nghệ, quyết tâm phụcvụ cách mạng bằng văn học.
Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng do giai cấp t sản lãnh đạo và đã thất bại. “Đó là một cuộc cách mạng nửa vời, mang danh nghĩa chống phong kiến nhng nửa chừng lại thoả hiệp với giai cấp phong kiến. Vì bản chất gia cấp, những ngời cách mạng t sản sợ sức mạnh của quần chúng đợc phát động. Bởi thế họ cấu kết với giai cấp phong kiến đè nén sự nổi dậy của quần chúng” [6]. Lỗ Tấn thấy rằng trong xã hội Trung Quốc đầy áp bức giai cấp và dân tộc, ngời trí thức cũng bị dồn vào một số phận bi đát. Hơn nữa, trí thức thờng mang khuynh hớng
chủ quan, cá nhân, hành động của họ thờng dao động, t tởng thờng rỗng tuếch. Trí thức là những ngời có học thức, nhạy bén với cuộc sống do đó là những con ngời giác ngộ trớc. Trong cuộc cách mạng Tân Hợi, những phần tử trí thức buổi đầu cũng hăng hái tham gia nhng khi cách mạng thất bại thì họ lại trở nên chìm lặng, chán nản, xa cách quần chúng và thực tế. Lã Vi Phủ (Trong quán rợu) từ lâu đã gắn bó với cuộc đấu tranh chống phong kiến. Thế nhng vì bản chất dao động, ngã nghiêng của trí thức do đó ông đã trở nên chán nản, sống tách rời với cuộc sống của nhân dân sau sự thất bại của cách mạng Tân Hợi, “Lỗ Tấn ngậm ngùi vì Lã Vi Phủ và Lỗ Tấn, và những ngời kiên trì chiến đấu đã đi trái hớng nhau...” [10].
Hay nh Nguỵ Liên Thù (Ngời cô độc) tuy xuất thân từ trong xã hội phong kiến nhng anh lại phản đối cái xã hội đó. Anh sống trong sự cô độc, xa lánh tất cả mọi ngời xung quanh, anh nh là một kẻ “lạc loài”. Thế nhng anh ta lại cho rằng lúc này là lúc anh ta đang tuyên chiến với giai cấp phong kiến và anhta đang chiến thắng vì anh vẫn không bị xã hội cũ chinh phục, không bị dồn chung vào dòng nớc đục! Và đặc biệt là để nói đến sự dao động ngã nghiêng của những trí thức nh Nguỵ Liên Thù trong xã hội lúc bấy giờ chỉ vì một vài bài báo không kiêng nể vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn thì mất việc và lúc này cuộc sống trở nên khốn khó. Chỉ vì một vấp váp nhỏ ấy thôi đã khiến cho Nguỵ Liên Thù mang đầy những thơng tích trong tâm hồn, anh ta sống là để báo thù. Tất cả những gì mà trớc kia anh ta tôn thờ thì giờ đây anh ta lại chà đạp lên nó và thờ tất cả những cái trớc kia mình căm ghét, mình phản đối. Nhng chính lúc mà cuộc sống tởng chừng nh bế tắc, thất bại thì mọi ngời xung quanh lại tâng bốc anh ta. Viết lên điều này Lỗ Tấn một mặt muốn nói lên bản chất xấu xa của giai cấp phong kiến, mặt khác lại nói đến tính chất nửa vời của cuộc cách mạng Tân Hợi và những con ngời trí thức sống trong thời đại đó. Họ cha giác ngộ đợc vai trò lịch sử của mình nên xa rời quần chúng, họ thờng hoang mang, dao động, còn mang năng t tởng lạc hậu của lễ giáo phong kiến bám sâu trong gốc rễ đã làm cho con ngời họ trở nên mê muội, sinh ra mâu thuẫn và tâm trạng hoài nghi sâu sắc với quần chúng nhân dân.
Cuộc cách mạng Tháng Mời Nga thắng lợi đã có ảnh hởng sâu sắc, thức tỉnh nhân dân Trung Quốc đứng lên làm cuộc cách mạng để tự giải phóng mình. Dới sự ảnh hởng mạnh mẽ đó, cuộc vận động Ngũ Tứ (1919) đã nổ ra. Đây là cuộc cách mạng đòi độc lập và chống đế quốc, phong kiến mạnh mẽ cha từng thấy. Thành quả của cuộc cách mạng đem lại đó là sự ra đời của Đảng cộng sản Trung Quốc. Thế nhng chỉ một thời gian ngắn, năm 1927 Tởng Giới Thạch gây nội chiến, phát động cuộc thanh trừng chống cộng sản. Tình hình đất nớc Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp. Cũng từ cuộc đấu tranh giai cấp tàn khốc này, Lỗ Tấn đã rút ra đ- ợc nhiều bài học quý giá. Ông nói :”Máu ở Quảng Châu đã làm tôi chỉ biết trơng mắt nhìn không nói năng gì đợc.”, “tôi đã thấy cùng là thanh niên mà phân thành hai mặt trận, có kẻ chuyên việc làm mật thám giúp cảnh sát bắt ngời, có kẻ giết hại thanh niên lại chính là thanh niên” [2]. Tác phẩm “Một gia đình hạnh phúc” và
Tiếc th
“ ơng những ngày đã mất” của Lỗ Tấn đã mô tả tầng lớp trí thức trẻ sau Ngũ Tứ. Trong “Một gia đình hạnh phúc” ta thấy xuất hiện một tình huống khá đối nghịch, trong lúc nhà văn đang hy vọng viết đợc một cuốn tiểu thuyết mang tên “Một gia đình hạnh phúc” có cuộc sống thật lý tởng. Thế nhng hiện thực cuộc sống của nhà văn lúc đó lại hoàn toàn trái ngợc với cuộc sống gia đình trong truyện. Giữa lúc ông đang suy nghĩ về những điều kiện tốt nhất sẽ đợc giành cho cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ trong truyện của mình thì bên tai ông lại luôn văng vẳng tiếng kêu ca, tiếng quát con của vợ. Xung quanh ông chất nào củi, nào bắp cải. Viết nên điều này Lỗ Tấn muốn phản ánh hiện thực cuộc sống của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ đang nuôi ảo tởng thoát ly thực tế trong xã hội đen tối.
Còn “Tiếc thơng những ngày đã mất” lại cho chúng ta thấy rằng trong tình hình rối ren của xã hội, khi mà các cuộc nội chiến thờng xuyên xẩy ra thì thanh niên dẫu có muốn có tự do hôn nhân cũng cha thể thực hiên đợc. Có thể nói, Tử Quân là đại diện cho những ngời phụ nữ trí thức sau cuộc cách mạng Ngũ Tứ. Một phụ nữ thời đại mới dám dũng cảm tìm đến để cùng chung sống với ngời mình yêu
bất chấp tất cả những lời dị nghị của xã hội và sự uy hiếp của gia đình. Cô đã từng tuyên bố: “Con ngời tôi là của bản thân tôi, không ai có quyền can thiệp vào công việc của tôi!” [1. 393]. Cũng giống nh Tử Quân, anh chàng Quyên Sinh đã rời xa bạn bè, rời xa Hội quán để tìm đến với hạnh phúc của mình. Lúc này mục đích của họ đã đạt, không còn vấn đề gì phải đấu tranh, họ chỉ ngồi nhấm nháp lại những cảm giác xa. Thế nhng mong ớc có đợc cuộc sống tự do hôn nhân của họ lại không thể thực hiện đợc trong xã hội Trung Quốc đen tối hồi bấy giờ. Chính vì phát triển không theo đúng quy luật của cuộc sống do đó họ không có chỗ dựa nào xung quanh, họ không đợc chấp nhận của những ngời xung quanh. Hơn thế nữa, bản chất của tầng lớp trí thức nói chung là ngả nghiêng, dễ dao động, khi gặp hoàn cảnh khó khăn là nhụt chí và dẫn đến thất bại. Quyên Sinh mất việc, cuộc sống gia đình họ trở nên nặng nề, những mộng tởng và quyết tâm buổi ban đầu của họ cũng dần dần tiêu tan. Tất cả lúc này với nàng: “Cuối cùng vẫn chỉ là một con số không mà con số không ấy nàng lại cũng không tự biết” [1] và nàng “đã quên mất mục đích thứ nhất của đời ngời là cầu sống, tiến tới con đờng cầu sống ấy tất phải dắt tay nhau mà đi hoặc tự mình hăm hở xông lên. Nếu chỉ biết túm giật vạt áo của một ngời khác thì dù là chiến sỹ, ngời này cũng khó mà chiến đấu, chỉ tổ cùng diệt vong cả mà thôi” [1]. Lúc đầu thì họ hăng hái xông lên để giành lấy cuộc sống tự do hôn nhân, bất chấp tất cả mọi sự ngăn cản thế nhng vừa vấp phải khó khăn là họ đã lùi bớc để rồi quay về vị trí ban đầu đã xuất phát. Tử Quân lại quay về với gia đình – nơi trớc kia nàng đã từ bỏ để rồi chẳng bao lâu sau chết trong sự cô đơn. Còn Quyên Sinh lại một mình quay trở về hội quán, ngày ngày suy nghĩ về quá khứ tơi đẹp trớc kia. Họ chẳng qua là “lợn một vòng nhỏ rồi lại trở về đậu xuống chỗ cũ” [1. 271]. Họ không thể tự mình đứng dậy sau thất bại. Đây cũng chính là những vấn đề lớn trong hiện thực đất nớc lúc bấy giờ, chỉ có giải phóng đất nớc thì mới có thể có tự do cá tính, tự do hôn nhân.
Nói tóm lại, qua hai tập truyện “Gào thét” và “Bàng hoàng”, Lỗ Tấn đã phản ánh một cách chân thực cuộc sống của trí thức. Nói chung họ là những ngời thông
minh, chính trực, ngay thẳng, là những phần tử giác ngộ trớc tiên trong tất cả các thời kỳ cách mạng nhng họ cha có nhận định vững vàng đối với hiện thực, họ tự tách mình ra để rồi trở nên yếu ớt và thất bại. Bởi vậy, họ cha thể nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo đất nớc.
Truyện ngắn thời kỳ đầu của Lỗ Tấn đã biểu hiện đợc cuộc sống cực khổ của ngời nông dân và sự bế tắc không tìm thấy lối thoát của ngời trí thức. T tởng bảo thủ của lễ giáo phong kiến đã cắm rễ sâu trong nếp nghĩ và trở thành máu thịt của ngời nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ rất khó thay đổi. Họ luôn luôn bị lễ giáo phong kiến chi phối, gây ảnh hởng xấu và khi họ tự mình đứng lên đấu tranh thì lại không triệt để, không vợt qua đợc hiện thực đen tối của xã hội.
3.2. ý nghĩa phê phán và cải tạo xã hội:
Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình Lỗ Tấn luôn tâm niệm múc đích chữa bệnh tinh thần cho quần chúng nhân dân. Việc Lỗ Tấn bỏ y học để theo đuổi văn học chủ yếu là do ông thiết tha yêu tổ quốc, muốn chữa bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc, cũng đợc quyết định sau một buổi xem chiếu bóng, mắt nhìn thấy những ngời Trung Quốc thân hình vạm vỡ mà tinh thần tê liệt. Viết tiểu thuyết theo Lỗ Tấn là để chữa trị căn bệnh tê liệt tinh thần ấy. Thông qua hình tợng ngời trí thức trong hai tập truyện “Gào thét” và “Bàng hoàng ” Lỗ Tấn đã phơi bày ra trớc mắt ngời đọc căn bệnh tinh thần của nhân dân Trung Hoa: Ngoan cố, bảo thủ, tàn bạo và khiếp nhợc, vừa tự cao lại vừa tự ty, vừa ăn thịt ngời nhng lại vừa bị ngời ăn thịt, xảo quyệt mà ngu xuẩn, giả dối mà dung tục, sợ cải cách nhng lại thích phá phách, thích mơ mộng nhng lại sợ sáng tạo, thích lừa dối nhng lại tự thoả mãn với việc bản thân mình bị lừa dối, trung dung nhng lại cực đoan. Lỗ Tấn nói: “Tôi vẫn ôm cái mộng “khải mông” mời năm về trớc cho rằng cần phải “vị nhân sinh” vả lại phải cải tạo cái nhân sinh đó... Cho nên, mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những ngời bất hạnh trong xã hội bệnh tật với mục đích là lôi bệnh tật của họ ra cho mọi ngời chú ý tìm cách chạy chữa” [7].
Trong xã hội Trung Quốc nửa phong kiến, nửa thuộc địa, trong “hằng hà vô số những bữa tiệc thịt ngời lớn nhỏ do giai cấp thống trị bày thết”, ở đó có những nông dân nh AQ, Nhuận Thổ... hay những ngời phụ nữ nh cô ái, thím Tờng Lâm... bị ăn thịt thì cũng có những phần tử trí thức nh Khổng ất Kỷ, Tứ Minh,... bị ăn thịt. Dới hai tầng áp bức của đế quốc và phong kiến, trí thức mới cũng nh cũ đều bị dồn vào một số phận bi đát. Viết về ngời trí thức trong xã hội Trung Hoa phong kiến Lỗ Tấn đã mạnh dạn phơi bày những nhợc điểm trong con ngời họ làm cho họ biết xấu hổ mà tỉnh ngộ vơn lên.
Khổng ất Kỷ (Khổng ất Kỷ) và Trần Sỹ Thành (Luồng ánh sáng) là con đẻ
của xã hội phong kiến, là hình ảnh những ngời trí thức đã chịu sự đầu độc của nền giáo dục phong kiến, cuối cùng bị xã hội phong kiến vùi dập. Cả Khổng ất Kỷ và Trần Sỹ Thành luôn luôn mong muốn có đợc tấm bằng tú tài, mơ ớc không thành đã nhấn chìm họ vào đáy sâu của sự thất vọng và tìm đến cái chết trong sự quên lãng của ngời đời. Qua hai hình tợng này, Lỗ Tấn đã công kích xã hội phong kiến, đồng thời phê phán cái bất tài, tầm thờng và lạc hậu củatầng lớp trí thức xã hội phong kiến. Trong “Xà phòng , Cao Phu Tử , Anh em” “ ” “ ” ông vạch trần cái bản