Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Hình tượng người trí thức trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 29 - 31)

6- Cấu trúc khoá luận

2.3. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài ngời, nó không những là công cụ giao tiếp giữa ngời với ngời mà còn là phơng tiện để ngời ta bộc lộ t tởng, tình cảm,... Ăngghen đã từng nói: “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của t tởng”. Nh vậy, qua ngôn ngữ, ngời ta thể hiện đợc nội tâm, tâm lý của mình.

Lỗ Tấn là một nhà văn lớn đồng thời cũng là bậc thầy về ngôn ngữ. Ông là ngời đầu tiên dùng bạch thoại để viết tiểu thuyết, mở đầu cho nền tiểu thuyết bạch

thoại Trung Quốc. Trong các tác phẩm của ông, thờng không có những câu, những chữ thừa, ngôn ngữ rất cô đọng, súc tích và sinh động. Chính Lỗ Tấn nói: “Tôi cố để tránh hành văn dài dòng, chỉ cần truyền đợc ý mình cho ngời khác là đủ... Tôi không tả trăng gió, độc thoại cũng quyết không nói cả đoạn dài”[8].

Trong truyện “Khổng ất Kỷ” ta thấy xuất hiện rất nhiều lần câu nói “Chi hồ giả dã” [1. 35] của Khổng ất Kỷ chứng tỏ rằng anh ta luôn mong muốn mọi ngời hiểu mình là một ngời có học hơn ngời. Hoặc lại có khi cố tình thanh minh: “Lấy cắp sách không phải là ăn cắp! Có biết chữ mới lấy sách chứ? Thế mà bảo là ăn cắp đợc à?” [1. 36]. Mặc dù biết mình đã sai, mình đã thất bại trên con đờng khoa cử thế nhng vẫn không chịu chấp nhận hiện thực của cuộc sống. Có lúc, nhân vật của Lỗ Tấn không nói bằng lời mà bằng nét mặt, cử chỉ, ánh mắt... Nét mặt tái mét của Khổng ất Kỷ khi nghe ngời ta nói: “Làm thế nào mà đến một chút tú tài cũng không gỡ đợc hả?” [1. 37].

Lỗ Tấn là một bậc kỳ tài khi chỉ bằng một vài câu sơ sơ nhng lột tả đợc t t- ởng, tình cảm, diện mạo của nhân vật. Nhân vật trong truyện Lỗ Tấn thờng có những câu nói lặp đi, lặp lại nhiều lần. Phơng Huyền Xớc (Tết đoan ngọ) thì lúc nào cũng: “Cũng là một chín một mời” [1. 185]. Đây là chủ nghĩa tàm tạm, ngời trí thức sau một phen hô hào đấu tranh thì cho rằng việc gì đại khái cũng thế cả, chẳng tốt, chẳng xấu, không phải, không trái, mơ hồ trớc cuộc đời.

Đối với Trần Sỹ Thành (Luồng ánh sáng), đã có 16 lần đi thi nhng cái mộng khoa cử mãi vẫn không thành và ông ta luôn miệng nói: “Lần này lại hỏng!” [1. 201] và nghe mọi vật xung quanh ông ta cũng nói vậy. Đây chính là xuất phát từ sự đau đớn, xót xa xen lẫn tủi hổ vì thi mãi mà không đậu của Trần Sỹ Thành. Chỉ bằng những câu nói ngắn ngủi thế thôi nhng Lỗ Tấn đã lột tả cho ngời đọc thấy đ- ợc cái mộng khoa cử của ngời trí thức lớn nh thế nào để rồi khi thất bại thì thoát không khỏi bị nhục nhã, bị đè nén, bị hãm hại, thậm chí mất mạng. Đó là bi kịch

của trí thức đợc nền giáo dục phong kiến nuôi dỡng và cuối cùng bị chính xã hội đó làm cho tiêu trầm.

Bớc sang thời kỳ sau cuộc vận động Ngũ Tứ, trí thức thanh niên lúc này đã khác trớc, họ đã ý thức đợc vị trí của mình trong xã hội. Tử Quân (Tiếc thơng

những ngày đã mất) đã lớn tiếng tuyên bố: “Ngời em là của em không ai có quyền

can thiệp vào đời em cả” [1. 394]. Đây là lời khẳng định vai trò vị trí của ngời trí thức thanh niên trong xã hội, nhng cũng chính là lời tuyên bố tự mình cắt bỏ tất cả mọi sự ràng buộc của xã hội. Và “Tôi” trong “Lễ cầu phúc” thì lại tỏ ra vô trách nhiệm với câu nói “Không đợc rõ” [1. 243].

Bằng thủ pháp “vẽ rồng chấm mắt” Lỗ Tấn đã miêu tả đầy đủ mọi suy nghĩ, hành động của ngời trí thức. Ngôn ngữ mặc dù rất ngắn gọn, dung tục, có mặt trong cuộc sống hàng ngày nhng nó lại có tầm khái quát rất cao. Nó không chỉ có chức năng giao tiếp thông thờng mà còn truyền tải những nét tâm lý đa dạng và phức tạp của nhân vật.

Một phần của tài liệu Hình tượng người trí thức trong truyện ngắn thời kỳ đầu của lỗ tấn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w