Những con người sống hoà đồng với môi trường

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong hương rừng cà mau của sơn nam (Trang 53 - 63)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.3. Những con người sống hoà đồng với môi trường

Xây dựng hình tượng những người nông dân khẩn hoang, Sơn Nam đã đặt họ vào một không gian nghệ thuật cụ thể, đó là không gian của vùng rừng nước Cà Mau như ông đã lựa chọn tiêu đề cho tập truyện là Hương rừng Cà Mau. Trong không gian sống đó, hình tượng toát lên một lối ứng xử đẹp, một tâm thế sống đẹp, đó là sự hoà đồng với môi trường sống.

2.3.1. Hoà đồng với môi trường sống là tâm thế con người mở lòng mình, hoà đồng vời cuộc sống thiên nhiên và xã hội. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn tìm thấy được sự hài hoà cân bằng trong cuộc sống. Ở người nông dân khẩn hoang Nam Bộ, sự hoà đồng với thiên nhiên là một phẩm chất nổi trội. Tuy nhiên, như chúng tôi đã từng nhắc đến ở các phần trước, môi trường sống của người nông dân Nam Bộ đó là chốn “rừng thiêng, nước độc” đầy thù nghịch với con người, bởi vây, sự hoà đồng luôn luôn là một quá trình chấp nhận những hậu quả mà thiên nhiên mang lại, đặc biệt là đấu tranh, vượt qua những thử thách với môi trường sống, mà chủ yếu là môi trường tự nhiên, để thích nghi và hướng đến

hoà hợp. Mặc dù vậy, tâm thế ứng xử với tự nhiên của con người khẩn hoang bao giờ cũng có xu hướng mở lòng, thoải mái, bất tận, xem thiên nhiên như là một người bạn hiện hữu trong cuộc sống. Đây không phải là hai tâm thế sống đối lập, vừa xem thiên nhiên là bạn, vừa xem thiên nhiên là lực lượng thù nghịch, thực chất đó là sự ứng xử thông minh, tình nghĩa của con người khẩn hoang, hướng đến một sự cân bằng trong cuộc sống những ngày đầy gian khó của họ. Đó cũng là lí do chúng tôi đi sâu khám phá phẩm chất này của người nông dân Nam Bộ.

2.3.2. Hoà đồng với thiên nhiên, trước hết, ở những con người Nam Bộ đó là tâm thế mở lòng, tận hưởng cảnh sắc thi vị, hấp dẫn mà cũng đầy hoang dã trong những ngày đầu tiên họ đặt chân lên mảnh đất Cà Mau. Ta nhận ra sự hoà đồng đơn sơ, mộc mạc tự nhiên của họ với môi trường sống trong những hình tượng nghệ thuật về con người Nam Bộ được xây dựng trong Hương rừng Cà Mau.

Trong câu chuyện nhuốm màu tích xưa mà ông già Nam Bộ nhẩn nha kể lại, nổi bật lên hình ảnh ông Từ Thông với cuộc sống hoang dã ban sơ, tóc “khi thả dài xuống khỏi lưng quần, khi thi bới thành bới thành búi to sau ót gài lại bằng cọng gai kim quýt” [28,227]. Ông hiện lên như hình ảnh cuộc sống đầu tiên của loài người, và ông cũng là người đầu tiên sống trên “hòn Cổ Tron”. Trong cuộc sống hoang sơ ấy, nhân vật hiện lên với tâm thế hoà hợp với thiên nhiên, tận hưởng, mở lòng với thiên nhiên, xem thiên nhiên như thế giới riêng của mình. Thực chất, đó cũng là một cách thích nghi để tồn tại trên hòn đảo chưa từng có sự sống này. Bởi vậy cuộc sống của ông Từ Thông vui vẻ, thoải mái. “Khi trời nực thì có những khe suối trong veo đón mời. Ông cứ ung dung mà uống, mà tắm một cách tự nhiên, vô tình khuấy rối giấc mơ của đàn bướm trắng đang xao động bay lên chập chờn như muốn rời mấy nhánh mai hoằng lơ thơ cúi nghiêng mình chấm mi nước” [28,227]. Cuộc sống hoà hợp với tự nhiên đã đem lại cho ông những cảm giác tận hưởng, mở lòng mình, phóng khoáng thanh thản. Dường như, trong thế giới Cổ Tron, có hai con người đang dựa vào nhau để sống. Ông Từ Thông ra rẫy, đào khoai luộc chín, “ngồi trên vồ cẩm thạch chậm rãi ăn buổi chiều, thỉnh thoảng rứt từ miếng khoai, thảy xuống nước. Loài cá nhỏ bu lại nhởn nhơ..” [28,

228]. Thế giới thiên nhiên phong phú, tươi đẹp mở ra trước mặt ông, người đọc cảm nhận ở ông một tâm thế hoà mình tận hưởng xem thiên nhiên như là người bạn, như một thiên đường khi hoàng hôn, khi đêm trăng… Tất cả những điều đó, cuộc sống của ông già Từ Thông vơi đi những khó khăn, cô độc khi đầu tiên đặt chân lên hòn Cổ Tron gây dựng sự sống. Sơn Nam đã khắc hoạ một hình ảnh khá ấn tượng trong thế giới của Hương rừng Cà Mau, nhân vật một mình, tuy nhiên, cái “một mình” đó đã tô đậm tâm thế sống hoà đồng với thiên nhiên của con người như một cách ứng xử thông minh và đầy nhân bản. Có lẽ, Nguyễn Huy Thiệp đã đúng khi nói rằng “sống gần với thiên nhiên, con người sống nhân bản hơn”?

Chính vì hoà mình, mở lòng với thiên nhiên, vẻ đẹp trù phú, hấp dẫn vốn có của rừng Cà Mau sau những bí ẩn, dữ dằn của nó được người nông dân khẩn hoang phát hiện và cảm nhận. Thằng Kìm trong chuyến đi vào rừng U Minh, nó ngỡ như mình đang lạc lối trong thiên nhiên bất tận với đủ loài sinh vật phong phú. Nó ngả người ra căng lồng ngực hít thật sâu để cảm nhận “hương rừng” với những “bông kết oằn sai, mịn màng, trắng tuyết; đài, cánh đâu không thấy chỉ thấy toàn là nhuỵ ngọt” [28,275] mà “khoan khoái trong lòng”. Thiên nhiên ban cho con người những niềm vui tự nhiên, thanh khiết như chính từng những giọt mật lặng lẽ rơi xuống trong hương hoa rừng. Hương rừng “có ma lực quyến rũ” là bởi vậy, nó kéo con người trở về sống đúng đạo nghĩa, Tư Lập trở về bởi nỗi nhớ với cuộc sống hoà mình với thiên nhiên, bởi ở đó có những tâm hồn thuần khiết như Hoàng Mai sống hoà mình lấy cây cỏ, gió trăng làm bầu bạn.

Có thể thấy, sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên, môi trường sống của con người Nam Bộ không chỉ là lối ứng xử tồn tại, đó còn là không gian tình nghĩa. Cuộc sống hoà hợp với cỏ cây sông nước của con người nơi đây đã trở thành không gian văn hoá, tình nghĩa. Những điệu hò cất lên trên dòng sông xao động mang tâm tình của “con Bảy đưa đò” và cũng trên dòng sông, điệu hò ấy, con người trao cho nhau “một tấm lòng” sống ở đời. Miền đất Nam Bộ trên những chằng chịt kênh rạch, sông nước trở thành nơi diễn ra đời sống văn hoá

tinh thần của con người thời kì khẩn hoang. Trong điệu hò trên sông nước như một không gian văn hoá ấy, người ta trao nhau cái tình sau những cực nhọc của cuộc sống. Con Bảy đưa đò sống trên chiếc đò trên sông, hoà mình vào không gian sông rạch âm u với điệu hò vút cao, trầm bổng lẩn khuất theo nhịp đò trôi. Và trong điệu hò của cô cũng mang hình ảnh sông nước nước thiên nhiên, sự hoà quyện giản dị mà chân chất làm toát lên môi trường sống rặt Nam Bộ với những con người hoà mình trong tự nhiên. Đó là tâm thế sống đặc trưng của người nông dân Nam Bộ, nhất là những con người thủa khẩn hoang.

2.3.3. Người nông dân Nam Bộ trong những ngày khẩn hoang, cuộc sống còn thiếu thốn, mở lòng ra với môi trường không chỉ để thưởng thức thiên nhiên trù phú, phóng khoáng nơi đây. Với họ, hoà đồng với tự nhiên, môi trường sống đó còn là cách để họ hướng đến am hiểu và chinh phục tự nhiên còn đầy hoang dã và thù nghịch. Có thế, họ mới tạo được sự hài hoà, cân bằng trong cuộc sống mới nơi hun hút Cà Mau đầy chướng khí và bất trắc.

Để sinh tồn, với người nông dân nơi đây, trước hết họ hoà mình với tự nhiên để am hiểu tập tục của nó. Từ am hiểu mới có thể có những ứng xử phù hợp để thích nghi trong cuộc sống ban đầu khẩn hoang. Hình tượng con người trong

Hương rừng Cà Mau vì thế, hiện lên trong sự am hiểu cặn kẽ, sâu sắc môi trường họ đang sống, và sử dụng môi trường sống một cách hiệu quả.

Trong trồng lúa, họ cũng biết dựa vào thời tiết để mùa nước úng ngập đồng thì chịu khó phát cỏ, ngâm nước, khoảng hai tháng nước giựt thì cỏ thối thành một loại phân tốt, bắt đầu gieo hạt. Đó là sự vận dụng “tập quán” tự nhiên để làm nông của người nông dân Nam Bộ như Tư Lập mà anh gọi là “ruộng lò bom” .Có thể thấy, trong “bốn bề lênh láng như biển cả” [29, 172], không một căn chòi, không một bóng người, thiên nhiên đầy hoang dã, bất trắc, nhưng vợ chồng Tư Lập sống trên chiếc xuồng tận dụng ngập lụt để phát cỏ. Họ đã nghĩ cách để thích nghi trong thời tiết không thuận hoà này. Đó cũng là một cách để người nông dân có thể hoà đồng với môi trường sống của mình, trong bất kì hoàn cảnh nào.

Trong cuộc sống đang còn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, am hiểu nó là cách tốt nhất để con người tìm cách chinh phục, sinh tồn trong mọi hoàn cảnh tự nhiên. Với “nguồn lợi to tát vô cùng” [29, 97] của tự nhiên mang lại, nhất là nguồn lợi tôm cá vào mùa mưa. “Ban ngày cá đi đớp bọt trắng bờ rạch. Ban đêm…cá lóc đớp mồi, cá trê chép miệng kế bên nhà’’ [29,97]. Người nông dân Nam Bộ nắm bắt tập tính của loài cá, mùa nào cá thường ăn vào giờ nào, nên giăng câu địa điểm nào thích hợp. Qua hình ảnh ông già mù với những am tường sinh hoạt của loài cá đã cho thấy sự hoà hợp với tự nhiên đến chỗ chinh phục nó, sử dụng nó của con người khẩn hoang Nam Bộ. “Về đầu mùa, cá thường ăn mỗi khi nước lớn. Giữa mùa, cá ăn lúc chạng vạng…Hừng sáng, chừng mây đam ngang, cá trở lại ăn lần chót… Cá tập trung nơi lằn ranh nước lờ lợ và nước ngọt” [29,98]. Những hiểu biểt của ông già mù không phải từ sách vở, mà từ thực tiễn cuộc sống hoà đồng với thiên nhiên để nắm bắt được cuộc sống của loài cá. Nó giúp, ông già mù loà trở thành “sư tổ giăng câu”. Hình tượng ông Vân Tiên mù với cuộc sống hoà nhập với thiên nhiên đem lại ý nghĩa sâu xa đối với con người khẩn hoang. Nếu mù loà là một hoàn cảnh sống khắc nghiệt nhất, thử thách lớn nhất với con người thì cuộc sống của ông người già Nam Bộ này chính là sự hoà nhập cao độ với số phận, chấp nhận và vượt qua nó. Đó là biểu hiện cao nhất sự hoà đồng với môi trường sống dù trong mọi hoàn cảnh thử thách của con người Nam Bộ (Người mù giăng câu). Cũng có khi, am hiểu tập tính loài vật giúp họ có những cái mẹo sinh nhai khiến cho bọn Tây cũng phải kinh ngạc. Trong Con rắn ri voi, người dân Nam Bộ như ông Bảy Đăng nắm được tinh ưa mùi rượu của loài rắn nên bắt dễ dàng đến hàng chục con rắn mỗi ngày để bán cho Tây. Cuộc sống hoà đồng với tự nhiên đã đem lại cho họ những hiểu biết phong phú, vận dụng vào cuộc sống để công việc nhẹ nhàng, đỡ cực nhọc hơn. Đó là cách hướng đến sự hài hoà, thích nghi với môi trường sống của người nông dân Nam Bộ.

Tự nhiên nơi mảnh đất Cà Mau những ngày khẩn hoang không chỉ hoang dã, trù phú, nhiều khi nó còn thù nghịch với cuộc sống của con người. Và trong hoàn

cảnh đó, người nông dân Nam Bộ cũng phải tìm cách hoà đồng với tự nhiên, chấp nhận và đấu tranh để sinh tồn.

Thiên nhiên là thử thách, là thù nghịch, chống chọi với nó để tìm sự cân bằng cho cuộc sống mới của họ cùng là một cách thích nghi, một sự hoà đồng với môi trường trong hoàn cảnh khác. Nhiều khi, cuộc sống chủ yếu lệ thuộc vào tự nhiên, nhưng tự nhiên dữ dằn thử thách họ, trên đường sinh nhai, vì thế, con người đã từng phải đổ máu. Quan hệ thù nghịch này đã khiến cho cuộc sống của người nông dân Nam Bộ thời kì khẩn hoang luôn là quá trình đấu tranh tìm sự yên bình, ổn định. Khi “con heo khịt” phá hoại mùa màng, nhiều người đã chiến đấu chống lại nó, người đã đổ máu, những người còn lại giết được con heo khịt cũng chỉ còn thiếu chết “nằm mê man, cơm ăn không trôi, phải nuốt cháo cầm hơi”, “hai hàng nước mắt rưng rưng tràn trề chảy trên má” ông Năm thợ săn. Đặc biệt, ở xứ sở sấu nổi đen “như trái mù u chín rụng”, cọp sống chung với loài người, cuộc sống của người nông dân ở đây đầy những hiểm nguy. Đám cưới trên dòng sông bị sấu làm lật thuyền và nuốt chửng cô dâu (Con sấu cuối cùng), “trên bước đường sinh nhai, giữa chốn nước đỏ rừng xanh, có thân nhân của họ đã bỏ thây vì đàn sấu này” [28, 92]. Tự nhiên đã làm xáo trộn cuộc sống thường ngày của họ. Bởi vậy, những người nông dân như ông Năm Hên đã phải lặn lội canh chờ để chiến đấu với đàn sấu “đã nhiều phen kịch chiến với loài người”, họ nghĩ ra những kế bắt sấu bằng hai tay không ít lao lực… Những cuộc đương đầu của loài người với loài sấu, cọp dữ dằn, dần dần đem lại sự hoà hợp tự nhiên giữa con người và môi trường sống, “lòng dạ con người thơ thới hơn. Không còn sợ cọp, sợ sấu” [27,224]. Thực chất, vượt qua những thử thách thù nghịch của thiên nhiên để tạo lập cuộc sống, đó là hành trình khẩn hoang đầy gian khó của người nông dân Nam Bộ mà Sơn Nam đã có một cái nhìn đầy am hiểu thông qua thế giới nghệ thuật trong Hương rừng Cà Mau.

Nhiều khi, sự hoà đồng với môi trường tự nhiên đó là biết chấp nhận tự nhiên, và có cách ứng xử trước những thử thách tự nhiên đem lại. Vì vây, người nông dân Nam Bộ trong hoàn cảnh nào cũng luôn có được một cái nhìn ấm áp,

lạc quan hơn trong cuộc sống. Trong không gian tứ bề là nước, những ngày mùa nước nổi, cuộc sống của con người vẫn có cái gì hoà hợp và ấm áp đến vô ngần (Mùa len trâu). Chú Tư “mỉm cười khi thấy ở chân trời một cơn mưa to hơn sắp kéo đến” và nghĩ đến những nhánh lúa non “nứt ra trong nháy mắt để đón chào sự sống”, mặc cho “nước dậy đùng đùng, sóng gợn từng lượn lớn, vỗ lát chát vào vách”. Ngay cả khi biết những cơn mưa sẽ làm trâu hết nguồn ăn, phải “len” đi nơi khác, thằng Nhi con chú phải len trâu tận núi Ba Thê, chú cũng động viên vợ: “cảnh núi non thanh lịch, trâu ăn cỏ ngẩng đầu coi mây bay lui tới; ngứa lưng thì trâu cọ mình vào cột đền vua chúa mà gãi sồn sột”. Thực chất, đó là sự ứng xử hoà mình vào cái thử thách của thiên nhiên xem như lẽ thường để nhẹ nhàng vượt qua nó. Hết “mùa len trâu”, cuộc sống con người lại trở lại chan hoà, tận hưởng thiên nhiên, “con trâu Pháo bước tung tăng, nhịp móng xuống lớp phù sa mát rượi, đứng trên mặt đất hôm nay mà sao hơi khác lạ hơn mặt đất hôm nao, cũng ở chốn này. Nó hinh hỉnh lỗ mũi như cố phân biệt mùi thơm của cỏ núi hoa rừng với mùi thơm của lúa sạ đang độ chín” [29,46]. Cái nhìn của người nông dân Nam Bộ hướng về con trâu trong sự hoà mình với thiên nhiên mát mẻ chính là tâm trạng của con người khi đã vượt qua những thử thách của môi trường sống. Cuộc sống của họ trở về hoà mình trong tự nhiên, nhân hậu, ấm áp tình người.

Cũng khai thác cảnh nước nổi ở miền sông nước Cà Mau, Sơn Nam đã đặt không gian thử thách đối với cuộc sống của con người nhiều khi mong manh bên sự sống và cái chết. Giữa cái mênh mông “bờ bến ở tận chân trời”, cha con lão Bích tìm nơi ghé đậu nhưng quá mong manh. Cái chết của lão Bích giữa bốn bề là nước đã làm toát lên môi trường sống đầy khắc nghiệt, và kiếp sống con người như bãi bể nương dâu (Một cuộc biển dâu). Tuy nhiên, trong cái dữ dằn đó, môi trường thử thách con người, con người Nam Bộ đã cùng nhau vượt qua bằng tình thương, sự cưu mang đồng loại, ứng xử phù hợp trước mọi tình huống mà tự nhiên thử thách. Hành động ông Hai chôn những chiếc xương người mỗi lần cày

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong hương rừng cà mau của sơn nam (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w