Mức độ nhiễm SLSC Theo dõi sự biến động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phòng và thử nghiệm trị sán lá song chủ prosochis acanthuri ký sinh trong ruột và dạ dày cá giò (rachycentron cannadum) ương trong ao nước lợ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 31)

- Theo dõi sự biến động

các yếu tố môi trường

Tỷ lệ sống của cá

CT2 CT3

Hình 2.2. Sơ đồ khối nghiên cứu thử nghiệm trị bệnh Chú thích:

CTN: Công thức thí nghiệm CTĐ: Công thức đối chứng CT1: Công thức 1 CT2: Công thức 2 CT3: Công thức 3

2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.2.1. Thí nghiệm phòng bệnh sán lá song chủ trong ao ương cá Giò

Thí nghiệm được tiến hành trên 2 ao ương có diện tích 500m2; sâu 1,5m; có lắp đặt hệ thống sục khí đáy ao. Ao thí nghiệm (CTN) áp dụng các giải pháp phòng sán lá song chủ. Ao đối chứng (CTĐ) theo phương pháp thông thường.

Tiến hành 2 đợt thí nghiệm; đợt I bắt đầu từ ngày 12/03/2011 đến 17/04/2011; đợt II tiến hành từ 02/05/2011 đến 06/06/2011,thời gian mỗi đợt ương là 36 ngày.

Mật độ thả cá bột ban đầu là 1con/l ở đợt ương I; 0,5con/l ở đợt ương II; Thức ăn sử dụng ương cá Giò là luân trùng, copepod, (gây tự nhiên trong ao và vớt từ các ao khác bổ sung khi thiếu), Nauplius artemia, thức ăn tổng hợp (TĂTH) NRD – Thái Lan và Outohime - Nhật Bản.

Nghiên cứu một số giải pháp phòng bệnh SLSC Prosochis

acanthuri ký sinh trong ruột và dạ dày cá Giò (Rhachycentron canadum) cỡ 3 -36 ngày tuổi

Hình 2.3. Sơ đồ thí nghiệm phòng bệnh SLSC trên cá Giò 2.3.2.2. Thử nghiệm trị sán lá song chủ Prochis acanthuri

Thí nghiệm với 2 loại thuốc trị sán là Praziquantel và Niclosamid ở 3 nồng độ là 45mg, 60mg và 75mg/kg thể trọng cá. Hai loại thuốc trên không có trong danh mục cấm hoặc hạn chế sử dụng.

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn trong 21 bể composite có dung tích 160lit; gồm 3 công thức (CT1 sử dụng Praziquantel ; CT2 sử dụng Niclosamid; CT3 là công thức đối chứng, không sử dụng thuốc); mỗi nồng độ trong các công thức lặp lại 3 lần; thể hiện qua hình 2.4. Mật độ ương là 0,5con/l.

Điều kiện thí nghiệm

- Thuốc được nghiền nhỏ, trộn với thức ăn công nghiệp Outohim (Nhật Bản sản xuất) có ký hiệu C1 cỡ 620µm.

- Quản lý các bể thí nghiệm: Siphon thức ăn thừa và phân thải của cá 1 lần/ngày, nước trong bể thí nghiệm được thay vào ban đêm (30 – 50%). Các yếu tố môi trường được theo dõi hàng ngày là nhiệt độ, DO; pH; S‰.

Sau 10 ngày kết thúc thí nghiệm. Dựa vào kết quả loại bỏ sán lá song chủ, tỷ lệ sống của cá để lựa chọn loại thuốc và nồng độ phù hợp để trị bệnh trên cá Giò giống.

AO ĐỐI CHỨNG

- Diện tích ao 500m2

- Tẩy dọn ao.

- Không diệt động vật thân mềm. - Không xử lý nước trong ao ương. - Tảo, luân trùng được gây nuôi tại ao ương bằng cá tạp, phân hữu cơ. - Bổ sung Copepod được thu từ các ao nuôi tôm, cá của trạm.

- Cho ăn TĂTH: Outohim. - Mật độ ương 1con/l (lần I); 0,5 con/l (lần II).

- Thời gian ương 36 ngày

AO THÍ NGHIỆM

- Diện tích ao 500m2

- Tẩy dọn ao.

- Diệt động vật thân mềm. - Xử lý nước trong ao ương. - Đưa tảo, luân trùng nuôi trên bể xuống ao ương.

- Bổ sung Copepod được thu từ ao nuôi Copepods có kiểm soát. - Cho ăn TĂTH: Outohim. - Mật độ ương 1con/l (lần I); 0,5 con/l (lần II).

Hình 2.4. Hệ thống bể Composite bố trí thí nghiệm

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng

Nghiên cứu ký sinh trùng dựa theo phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng của Viện sỹ V.A. Dogiel, có sự bổ sung của TS. Hà Ký và TS. Bùi Quang Tề (2007).

Hình 2.5. Sơ đồ nghiên cứu ký sinh trùng

2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.4.1. Phương pháp theo dõi các yếu tố môi trường

Trong quá trình thí nghiệm :

- Nhiệt độ và pH nước: mỗi ngày đo 2 lần (8h và 14h). - Ôxi hoà tan: đo 1lần/ ngày vào 8h sáng.

Quan sát mẫu Soi tươi

Phân loại Làm tiêu bản Thu mẫu

Xác định giống, loài

- Độ mặn, NH3: theo dõi định kỳ 1 tuần/lần

2.3.4.2. Phương pháp theo dõi sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá

- Định kỳ 9 ngày/ lần tiến hành kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá (chiều dài và khối lượng); với số lượng mẫu 30con/ lần kiểm tra

Tốc độ tăng trưởng riêng SGR (Special growth rate)

SGRW = ln(Ws) ln(Wt) t − V * 100 (%/ngày) SGRL = ln( ) ln( )Ls Lt t − V * 100 (%/ngày)

Trong đó: Lt là chiều dài đo được tại thời điểm trước (cm) Ls là chiều dài đo được tại thời điểm sau (cm) Wt là khối lượng cá cân được tại thời điểm trước (g) Ws là khối lượng cá cân được tại thời điểm sau (g) - Tỷ lệ sống:

TLS (%) = số cá thu hoạch (con) *100 /số lượng cá thả (con)

2.3.4.3. Phương pháp thu mẫu, xác định mức độ nhiễm sán lá song chủ

- Đối với ao ương: Kiểm tra mức độ nhiễm SLSC sau khi cá ăn thức ăn tổng hợp khi cá được 30 ngày tuổi và 39 ngày tuổi, số mẫu kiểm tra 100con/mẫu.

- Đối với thí nghiệm trị bệnh: Kiểm tra mức độ nhiễm SLSC ban đầu, sau 10 ngày kết thúc thí nghiệm kiểm tra lại mức độ nhiễm SLSC. Dựa vào khả năng loại bỏ SLSC để đưa ra loại thuốc và nồng độ trị phù hợp. Mỗi nồng độ kiểm tra 90 con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phòng và thử nghiệm trị sán lá song chủ prosochis acanthuri ký sinh trong ruột và dạ dày cá giò (rachycentron cannadum) ương trong ao nước lợ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w