Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phòng và thử nghiệm trị sán lá song chủ prosochis acanthuri ký sinh trong ruột và dạ dày cá giò (rachycentron cannadum) ương trong ao nước lợ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 38)

- Thời gian: Từ 01/03/2011 đến 30/06/2011.

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.3.1. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm

Kết quả kiểm tra mức độ nhiễm sán lá song chủ (SLSC) được thể hiện ở bảng 3.1 và các hình 3.2, 3.3, 3.4, 3.5.

Bảng 3.1. Mức độ nhiễm Proschis acanthuri trong ruột, dạ dày cá Giò giống qua 2 đợt ương.

Đợt ương I

(từ 12/03 đến 19/04/2011)

Kiểm tra lần 1 (10/04) Kiểm tra lần 2 (19/04/2011)

TLN

(%)

CĐN (sán/con cá giống) TLN

(%)

CĐN (sán/con cá giống)

Min Max Min Max

CTN 3 0 1 4 0 1

CTĐ 43 1 3 49 1 4

Đợt ương II

(từ 02/05 đến 06/06/2011)

Kiểm tra lần 1 (31/05) Kiểm tra lần 2 (09/06)

CTN 0 0 0 0 0 0

CTĐ 45 1 4 47 1 4

Trong đợt ương I, mức độ nhiễm SLSC Proschis acanthuri ở công thức đối chứng (CTĐ) cao hơn rất nhiều so với công thức thí nghiệm (CTN). Ở lần kiểm tra đầu, tỷ lệ nhiễm SLSC ở CTĐ là 43%, ở CTN là 3%; cường độ nhiễm ở CTĐ thấp nhất là 1 sán/cá Giò và cao nhất là 3 sán/cá Giò, ở CTN cường độ nhiễm cao nhất là 1sán/cá Giò. Ở lần kiểm tra 2, tỷ lệ nhiễm ở CTĐ là 49%, 4% là tỷ lệ nhiễm ở CTN; cường độ nhiễm cao nhất ở CTĐ là 4 sán/cá Giò, ở CTN cường độ nhiễm cao nhất chỉ là 1 sán/cá Giò. Nguyên nhân ở CTN cá Giò vẫn bị nhiễm SLSC Proschis acanthuri

với tỷ lệ nhiễm 4% được xác định là do từ nguồn thức ăn bên ngoài đưa vào, trong quá trình gây nuôi Copepod, ao nuôi bị rò rỉ nước, sự rò rỉ này làm cho ao nuôi Copepod không còn được an toàn nên khi thu Copepod bổ sung vào ao ương là cơ hội lây nhiễm SLSC Proschis acanthuri vào cá.

Trong đợt ương II, mức độ nhiễm SLSC Proschis acanthuri ở CTĐ vẫn rất cao. Tỷ lệ nhiễm sau lần kiểm tra đầu ở CTĐ là 45%, lần kiểm tra 2 là 47%. Cường độ nhiễm thấp nhất ở CTĐ là 1 sán/cá Giò, cao nhất là 4 sán/cá Giò sau 2 lần kiểm tra. Ở CTN, sau khi tìm ra nguyên nhân và có sự điều chỉnh nên sau 2 lần kiểm tra đều không phát hiện ra SLSC (Proschis acanthuri) ký sinh trong ruột, dạ dày cá Giò giống.

Tỷ lệ nhiễm SLSC tại CTN trong đợt ương I là 4%, đợt ương II là 0% cho thấy rằng việc diệt ký chủ trung gian, kiểm soát nguồn nước và thức ăn trong suốt quá trình ương là rất cần thiết, việc làm trên có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh do SLSC gây ra mà không làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Giò khi ương trong ao nước lợ.

Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm SLSC trên cá giò trong những năm gần đây Năm 2010 2009* 2008* 2007* Mức độ TLN (%) CĐN (Sán/con) TLN (%) CĐN (Sán/con) TLN (%) CĐN (Sán/con) TLN (%) CĐN (Sán/con) 3 - 4 0 -1 41 8 -10 35 5 -6 39 5 -6

(* Nguồn: Báo cáo sản xuất cá Giò Trạm Quý Kim – Hải Phòng)

So sánh mức độ nhiễm SLSC ở CTN có kiểm soát với CTĐ và kết quả kiểm tra sán từ năm 2007 đến 2009 và 2010 thấy sự khác biệt là rất rõ ràng. Năm 2010 khi áp dụng các giải pháp phòng bệnh SLSC, tỷ lệ nhiễm sán thấp hơn nhiều so với những năm trước. Năm 2007, tỷ lệ nhiễm SLSC ký sinh trong ruột, dạ dày cá Giò là 39%, năm 2008 là 35%, 41% là kết quả của năm 2009 khi ương theo phương pháp truyền thống. Như vậy các giải pháp phòng nhiễm SLSC trong ao ương cá Giò có hiệu quả giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh.

Hình 3.2. Tỷ lệ nhiễm SLSC Proschis acanthuri trong đợt ương I

Hình 3.4 .Cường độ nhiễm SLSC Proschis acanthuri trong đợt ương I

Hình 3.5 .Cường độ nhiễm SLSC Proschis acanthuri trong đợt ương II

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phòng và thử nghiệm trị sán lá song chủ prosochis acanthuri ký sinh trong ruột và dạ dày cá giò (rachycentron cannadum) ương trong ao nước lợ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w