Kết quả trị SLSC bằng Niclosamid: Niclosamid được dùng ở các nồng độ 45mg, 60mg và 75mg cho thấy, sau 10 ngày thí nghiệm tỷ lệ nhiễm SLSC ở cá Giò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phòng và thử nghiệm trị sán lá song chủ prosochis acanthuri ký sinh trong ruột và dạ dày cá giò (rachycentron cannadum) ương trong ao nước lợ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 52)

45mg, 60mg và 75mg cho thấy, sau 10 ngày thí nghiệm tỷ lệ nhiễm SLSC ở cá Giò giống đã giảm từ 47% xuống 2,2% ở nồng độ 45mg; 1,1% ở nồng độ 60mg và 0% ở nồng độ 75mg.

Chú thích: * Tỷ lệ nhiễm SLSC ban đầu

* Tỷ lệ nhiễm SLSC sau khi dùng thuốc

Hình 3.14. Tỷ lệ nhiễm SLSC Proschis acanthuri sau khi trị Niclosamid.

Chú thích: * CĐN minđ: Cường độ nhiễm SLSC ban đầu nhỏ nhất * CĐN maxđ: Cường độ nhiễm SLSC ban đầu lớn nhất

* CĐN minc: Cường độ nhiễm SLSC sau khi dùng thuốc nhỏ nhất * CĐN maxc: Cường độ nhiễm SLSC sau khi dùng thuốc lớn nhất

Hình 3.15. Cường độ nhiễm SLSC Proschis acanthuri sau khi trị bằng Niclosamid.

Khi so sánh hiệu quả trị bệnh ở các nồng độ 45mg, 60mg và 75mg ở các công thức thì không thể hiện sự khác biệt (P>0,05). Ở công thức đối chứng tỷ lệ nhiễm SLSC biến động từ 43% đến 47%.

Hình 3.16. Tỷ lệ sống của cá Giò sau khi trị bằng Niclosamid

Qua hình 3.15 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở CT2 có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm (P<0,05), ở CT3 tỷ lệ sống là 77,9%, trong khi ở nồng độ 75mg của CT2 tỷ lệ sống đạt 87,5%, ở nồng độ 45mg và 60mg tỷ lệ sống đạt 100%. Trong quá trình quan sát phản ứng của cá khi sử dụng thuốc cho thấy ở nồng độ 75mg cá có biểu hiện bất thường, cá ăn ít, hay nhả thức ăn; ăn xong thường ít vận động. Theo phỏng đoán ban đầu thì việc trị SLSC ở nồng độ 75mg có thể đã gây ra phản ứng phụ.

Kết quả theo dõi cường độ nhiễm SLSC ở các lô thí nghiệm sử dụng Praziquantel và Niclosamid giảm từ 4 -5 sán/cá xuống 1 sán/cá ở lô trị bằng Praziquantel nồng độ 45mg/kg thể trọng và giảm xuống 0 sán/cá ở các lô Praziquantel và Niclosamid 60mg, 70mg/kg thể trọng.

Như vậy, việc dùng Praziquantel và Niclosamid để trị SLSC Proschis acanthuri

đã mang lại hiệu quả. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm đều giảm nhiều so với không dùng thuốc.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤTKết luận Kết luận

Từ những kết quả thu được chúng tôi rút ra một số kết luận sau :

(1). Loài sán lá song chủ ký sinh trên cá Giò giống ương trong ao tại Trạm nghiên cứu thuỷ sản nước lợ là loài Proschis acanthuri, đây là loài ký sinh trùng nguy hại làm cá sinh trưởng chậm và chết rải rác đến hàng loạt trong quá trình ương nuôi.

(2). Các phương pháp tổng hợp phòng bệnh sán lá song chủ áp dụng trong ao ương cá Giò là: Diệt ký chủ trung gian của sán lá song chủ ; xử lý nguồn nước đầu vào ao ương ; nuôi có kiểm soát luân trùng và copepod.

Việc áp dụng các giải pháp phòng bệnh đã ảnh hưởng tích cực đến cá trong cả 2 đợt ương :

- Tốc độ tăng trưởng riêng của cá ở công thức thí nghiệm (CTN) về chiều dài SGRL (2,8 – 2,85%) và khối lượng SGRW (9,2%) đều cao hơn so với công thức đối

chứng (CTĐ) (SGRL đạt 2,7 – 2,8%, SGRW đạt 8,8 – 8,9%). Sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

- Tỷ lệ nhiễm sán lá song chủ giảm từ 45 – 50% (ở CTĐ) xuống 0 – 4% (ở CTN) ; cường độ nhiễm cũng giảm từ 3 – 4 sán/cá (ở CTĐ) xuống còn 0 – 1 sán/cá (CTN).

- Tỷ lệ sống ở CTN (8,6 – 9,4%) tăng mạnh so với CTĐ (3,8 – 4,4%), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

(3). Việc sử dụng Praziquantel và Niclosamid nồng độ 45mg; 60mg và 75mg/kg thể trọng cá để trị bệnh đã mang lại hiệu quả ở cả 2 đợt ương.

- Đối với Praziquantel, trị bệnh tốt nhất là ở nồng độ 60mg và 75mg/kg thể trọng cá ; trung bình 100% cá khỏi bệnh sau 5 ngày trị, tỷ lệ sống đạt 100%)

- Đối với Niclosamid, hiệu quả trị bệnh cao nhất ở nồng độ 60mg/kg thể trọng cá ( 98,9% cá khỏi bệnh)

Sự sai khác giữa các công thức trị thuốc (CT1 và CT2) với công thức đối chứng (CT3) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Giữa các nồng độ trong từng công thức sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Đề xuất

(1). Khi ương cá Giò trong ao nước lợ cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp: tiêu diệt ký chủ trung gian của sán lá song chủ, xử lý nước ao ương, thức ăn tự nhiên cần được gây nuôi đảm bảo chất lượng và không mang mầm bệnh.

(2). Khi cá bị nhiễm sán lá song chủ, sử dụng Fraziquantel ở nồng độ 60 mg/kg cá/ngày hoặc 75mg/kg cá/ngày trộn với thức ăn dùng liên tục trong 5 ngày sẽ khỏi bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢOI. Tài liệu tiếng Việt I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Thị Kim Anh (2008), Bài giảng kỹ thuật sản xuất cá biển và hải đặc sản, Đại học Vinh, Nghệ An.

2. Nguyễn Thị Hà (2007), Hiện trạng ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá (FZP) nhiễm trên cá Song (Epinephelus coioides) và cá Bống bớp (Bostrychus sinensis) tại Nghĩa Hưng, Nam Định, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.

3. Nguyễn Quang Huy (2002), Tình hình sinh sản và nuôi cá Giò (Rachycentron Canadum), Tạp chí thuỷ sản số 7 – 2002.

4. Nguyễn Quang Huy và Lê Xân (2005), Môn học kỹ thuật sản xuất giống cá biển. 5. Đỗ Văn Khương (2001), Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài

cá có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài.

6. Nguyễn Thị Lan (2004), Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ muối đến sự phát triển phôi cá Giò, Luận văn thạc sỹ, Đại học Nông nghiệp I.

8. Lê Ngọc Quân (2005), Đánh giá mức độ nhiễm ấu trùng metacercaria cá Rohu, cá mè Trắng nuôi tại Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp,Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.

9. Bùi Quang Tề (2001), Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị chúng, Luận văn tiến sỹ sinh học, trường Đại học Khoa học và tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nôi.

10. Bùi Quang Tề (2001), Bệnh của động vật thuỷ sản.

11. Bùi Quang Tề và ctv (2004), Giáo trình bệnh học Thuỷ sản, Nxb nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

12. Bùi Quang Tề và Hà Ký (2007), Ký sính trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

13. Bùi Quang Tề (2008), Danh mục ký sinh trùng cá Việt Nam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I.

14. Phan Thị Vân (2006), Nghiên cứu các tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá Mú, cá Giò nuôi và đề xuất các giải pháp phòng trị bệnh, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và kỹ thuật.

15. Lê Xân (2005), Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số loài cá Song (Epinephenus spp) phục vụ xuất khẩu.

16. Phạm Thị Yến (2008), Nghiên cứu ký sinh trùng ngoại ký sinh và tác hại do chúng gây ra trên cá Giò (Rachycentron canadum) giai đoạn cá con, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp phòng và thử nghiệm trị sán lá song chủ prosochis acanthuri ký sinh trong ruột và dạ dày cá giò (rachycentron cannadum) ương trong ao nước lợ luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w