- Thời gian: Từ 01/03/2011 đến 30/06/2011.
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.2.3. Ảnh hưởng của phòng sán lá song chủ Proschis acanthuri lên tỷ lệ sống của cá Giò
sống của cá Giò
Ảnh hưởng của phòng bệnh tới tỷ lệ sống của cá Giò thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.10.
Bảng 3.5. Tỷ lệ sống của ấu trùng cá Giò qua hai đợt ương
Chỉ tiêu Ương đợt I (mật độ 1 con/l) Ương đợt II (mật độ 0,5 con/l) CTN CTĐ CTN CTĐ
Thời gian ương (ngày) 36 36 36 36
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng hàng thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê p<0,05
Hình 3.10. Tỷ lệ sống của cá Giò qua đợt hai đợt ương
Sau 36 ngày ương ở đợt I, tỷ lệ sống của cá Giò ở CTN là 8,6% cao gần gấp hai lần tỷ lệ sống của cá Giò ở CTĐ (4,4%), sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Nguyên nhân làm cho tỷ lệ sống của cá Giò ở CTĐ thấp là do ngay từ ban đầu việc kiểm soát nguồn nước, thức ăn cấp vào ao ương không triệt để, nên trong quá trình ương cá Giò thường bị nhiễm KST như giận cá, trùng mỏ neo, trùng bánh xe. Để loại bỏ KST ký sinh trên cá trong quy trình ương cá Giò trong ao nước lợ phải định kỳ sử dụng formalin phun xuống ao (nồng độ 10 -15ppm, trị 3 ngày trị liên tục). Nguồn lây nhiễm KST chủ yếu từ thức ăn tự nhiên đưa vào ao ương, trong thức ăn tự nhiên được thu từ các ao nuôi tôm cá, 70% là Copepod, 30% còn lại gồm luân trùng và các động vật phù du khác. Đa số các loài Copepods đều có lợi vì được dùng làm thức ăn cho cá Giò thì chỉ có loài copepod Caligus là gây hại. Copepod Caligus
thường ký sinh trên mang và da của ấu trùng cá biển để hút chất dinh dưỡng, khi cường độ nhiễm cao nó gây chết đối với ấu trùng ( Katersky và Carter, 2005; Đỗ Văn Khương, 2001).
Trong đợt ương II, tỷ lệ sống của cá Giò ở CTN vẫn cao hơn CTĐ, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05), ở CTN tỷ lệ sống đạt 9,4% còn CTĐ là 3,8%. Đã có sự trùng hợp trong hai đợt ương, CTĐ tại đợt ương lần II vẫn bị nhiễm KST và các loài ký sinh được xác định giống so với đợt I. Tuy nhiên, khi dùng hoá chất để trị thì liều dùng đã tăng lên đáng kể là 100 – 200ppm.
Theo các báo cáo đã nghiên cứu trước đây, tỷ lệ sống của cá Giò thường dao động từ 5-10% (Jefferey, 2005; I Chiu Liao & CTV., 2004; Su & CTV., 2000; Lê Xân, 2005). Như vậy, với tỷ lệ sống dao động 8,6-9,4%, có thể thấy việc phòng SLSC Proschis acanthuri không những nâng cao tỷ lệ sống mà còn đáp ứng tiêu chí sạch SLSC theo yêu cầu của các nhà sản xuất thương phẩm.