Nghi thức cúng tế tổ tiên:

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu địa danh diễn châu và một số dấu ấn lịch sử văn hoá (Trang 54 - 61)

Làng xã ở Diễn Châu nói riêng, tổ quốc Việt Nam nói chung hầu hết nhân dân đều thờ cúng tổ tiên. Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Ngời con hiếu thảo phải biết ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, và đã hiếu thảo với cha mẹ thì phải hiếu thảo với ông bà tổ tiên. Cây có gốc mới xây cành sum suê hoa lá, nớc có nguồn thì mới bể rộng sông dài, con ngời phải có tổ tiên mới có đợc, bỏ tổ tiên không thờ cúng tức là quên nguồn gốc, tức là bất nghĩa bất nhân. Huống chi đối với ngời Nghệ Tĩnh nói chung, ngời Diễn Châu nói riêng, tổ tiên thuộc về cái “ta” của họ, của gia đình, cá nhân trong họ, trong gia đình hoà vào cái “ta” chung ấy [14; 320] là giá trị tinh thần cao cả, nên sự phồn vinh của từng cá nhân, các gia đình cả họ đều đợc giải thích bằng công đức của tổ tiên, ngoài phong thổ và cố gắng của cá nhân. ở đây những công lao đóng góp của cha ông vào việc nớc, việc dân, việc làng, việc xã trong quá trình lịch sử, là niềm kiêu hãnh đối với con cháu. Những tiếng “họ ta” ,“ tổ tiên nhà ta” gắn bó mật thiết với mối quan hệ huyết tộc, với những lễ tục riêng biệt, với sự tồn vong của cả dòng họ. Tại Diễn Châu, nhiều làng không còn đền, đình, chùa nhng họ nào cũng có nhà thờ họ, nh nhà thờ họ Ngô ở Lý Trai, họ Cao ở Thanh Mỹ, họ Đặng ở Nho Lâm, họ Nguyễn Xuân ở Quần Phơng, họ Chu ở Hoàng Trờng,… Họ nào không có nhà thờ họ thì nhà trởng tộc là nhà thờ họ. Những tục tế lễ của làng có thể bị bãi bỏ song ngày giỗ họ, tế họ và các việc xây dựng mả tổ họ, tu sửa nhà thờ họ, lập gia phả họ, … vẫn còn đợc giữ nguyên. Ngày giỗ họ, tế họ, con cháu tề tựu ở nhà thờ họ đông đủ. Cúng tế xong, ông trởng tộc hay một số ngời có vai vế trong họ đọc gia phả cho con

cháu nghe, nếu không thì cũng nói tóm tắt lịch sử công lao của tổ tiên, các chi các ngành trong họ cùng những công việc phải làm để tôn vinh tổ tiên và nghĩa vụ của những ngời đang sống, của con cháu đối với tổ tiên. Nên nhà thờ họ ngoài việc thờ phụng tổ tiên, còn là nơi tập họp những thành viên trong họ, duy trì các mối liên hệ về tình cảm, huyết thống, về tôn ty trật tự, ngành nọ chi kia, là nơi sinh hoạt để làm những việc trong họ nh tế tự, vào đám, làm chay, bồi đắp mả tổ, tơng trợ trong họ, giáo dục những thành viên mắc sai lầm.

Tổ tiên có thể cách ngời sống vài ba chục đời, những ngời đã khuất gần gũi là cha mẹ, ông bà. Thờ cúng ông bà, cha mẹ, không tác rời thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên phải lập bàn thờ tại nhà và cúng bái trong những ngày giỗ tết. ở Diễn Châu, dù là nhà ngói hay nhà tranh thì cũng đều giành gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên. Trên bàn thờ đợc bài trí cẩn thận, bài vị, mộc chủ, bát hơng, ống hơng, cây đèn.

Nhà nghèo là các án th để mộc; nhà giàu thì có hơng án, linh toạ, khám thờ, … sơn son thiếp vàng, ngoài ra còn có thêm bộ tam sự hoặc ngũ sự, thật sự bằng đồng. Cũng ở gian thờ ấy, còn đợc thêm vào bức cửa võng bằng nỉ, câu đối, đại tự mà mấy chữ ta thờng thấy là “Đức lu quang” hoặc “ẩm hà tự nguyện”, … Những ngày giỗ tết, bàn thờ bày cỗ bàn, hoa trái để cúng lễ.

Việc cúng lễ, thờ phụng này rất thành kính và cần thiết bởi bà con tin t- ởng rằng dơng sao âm vậy, ngời sống làm sao thì ngời chết làm vậy, nghĩa là ngời chết cũng ăn uống, tiêu pha, đi lại, có quần áo mặc, sinh hoạt nh ngời sống. Bà con cũng tin rằng, linh hồn ông bà cha mẹ đã qua đời thờng luôn ngự trụ trên bàn thờ để gần gũi con cháu để phù hộ cho con cháu làm nên, không ốm đau, không gặp tai nạn.v.v… Sự tin tởng đó ngăn cản, hạn chế bao việc định làm sai trái của con cháu, hớng thiện cho con cháu. Cho nên nhờ những ngời thân đã khuất, chính là môi trờng gặp gỡ giữa thế giới hữu hình và vũ trụ thần linh.

Không biết bắt đầu từ bao giờ mà trong nhiều câu chuyện kể đều đợc gợi mở bằng lời thoại ngày xửa, ngày xa… để rồi ngày hôm nay khi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu truyện kể dân tộc Việt nói chung huyện Diễn Châu nói riêng ta bắt gặp cả một kho truyện kể dân gian với những nhân vật ông Đùng, cố Bợ, ông Chẹn, ông Phó Ngà,… nội dung của câu chuyện rất phong phú đa dạng có nói về việc khai hoang lấp đất, nói về các vị thần, những nhân vật có sức khoẻ… Ngoài ra các nhà nho, nhà khoa bảng cũng đợc nhắc tới trong những giai thoại với những nhân vật nh: Ngô Trí Hoà, Nguyễn Xuân Ôn, Cao Xuân Dục. Các giai thoại không chỉ nói về các nhà khoa bảng mà còn có bao giai thoại khác nói đến tri thức bình dân, tổ s ngành nghề, nghệ nhân hát ví, hát giặm có tài, thợ thủ công giỏi… qua đó thấy rằng nhân dân Diễn Châu rất nhiều ngời có trí tuệ thông minh, ứng đối nhanh nhẹn, hiểu rộng biết sâu, gần gũi quần chúng, có tấm lòng tiết tháo, tính tình ngay thẳng, yêu nớc thơng dân, có đạo đức cao cả, có tay nghề lão luyện,… tất cả đều làm rạng đất Diễn Châu về mặt tài hoa, mặt trí thức, mặt thế thái nhân tình, làm giàu cho chúng ta về hiểu biết lịch sử cuộc sống.

Cũng nh gia tài truyện cời Việt Nam, truyện cời xứ Nghệ, truyện cời ở Diễn Châu có tiếng cời sinh học, tiếng cời phê bình, chế giễu nhẹ nhàng và tiếng cời đả kích sâu sắc. ở đây có những truyện cời chỉ mang tính chất phiếm, chỉ ở phạm vi hẹp. Diễn Châu có nhiều truyện cời đợc bà con gọi là truyện trạng. Nó xuất phát từ “nói trạng” tức là thờng nói đến những sự việc xảy ra trong cuộc sống, có dùng cái tục và tính đa nghĩa, nhất là phép tu từ của từ ngữ, của địa phơng ngữ, làm phơng tiện gây cời. Ngời nói trạng thờng nói câu chuyện trệch đi, bịa đặt pha trộn, nhào nặn, … lái câu truyện theo quỹ đạo của mình để ngời nghe thấy đợc ý nghĩa không nghĩ tới. Nói trạng và kể truyện trạng, truyện cời đều thể hiện tính vui vẻ thông minh, nhanh trí, dí dỏm, nghịch ngợc,… của con ngời Diễn Châu.

Tính chất bản địa đợc thể hiện rất rõ ràng trong những câu truyện trạng. Đối với nhân dân Diễn Châu, nhân dân Nghệ Tĩnh, truyện trạng gần đồng nghĩa với truyện cời có cái vô t, có cái cời thơng hại, có cái cời mang ý nghĩa giáo

dục, có cái cời châm biếm, chế giễu, những thói h, tật xấu, lên án những hành vi trái với tiêu chuẩn đạo đức, có cái cời đả kích mang nội dung đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc.

Cùng với kho tàng truyện kể dân gian thì vè cũng là một đặc trng của nét văn hoá trong lĩnh vực văn học. ở Diễn Châu có nhiều bài vè nói về thời nhiễu nhơng Tự Đức về cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất, về thời Cần Vơng, chống Pháp đặc biệt là vè nói về Nguyễn Xuân Ôn và chung quanh cuộc khởi nghĩa bình tây của Nguyễn Xuân Ôn , vè Duy Tân, Đông Du; vè hào hộ, vè đi ở, vè làm thuê, vè đi lính, nói về tình yêu trai gái… Làng nào cũng có vè. Một sự việc xảy ra là có vè. Vè là những sáng tác văn học mang tính chất thời sự. Nhiều bài mang nội dung trữ tình và nhiều bài mang ý nghĩa đả kích sâu cay trực diện.

Đối với nguồn vè của nhân dân Diễn Châu không ít bài có giá trị về mặt nghệ thuật, vừa có giá trị lịch sử, giá trị xã hội. Bởi vè ít h cấu, ít cờng điệu, th- ờng miêu thuật sự việc, phần lớn là việc có thật. Vè chính là tờ báo miệng của nhân dân Diễn Châu [14, 228].

Nh toàn Nghệ Tĩnh, Diễn Châu cũng có hát ví và hát dặm mặc dù so với nam Nghệ Tĩnh nh Thạch Hà, Cẩm Xuyên hát dặm ở Diễn Châu không thịnh hành bằng.

Còn hát ví hay còn gọi là hát ghẹo đợc trai gái hát giao duyên khi kéo vải, khi làm vàng, đan lát, bện vải, đi cấy, đi gặt,… thờng vẫn sử dụng làn điệu hát ví. ở Diễn Châu, tại nhiều làng nh Trung Phờng, Hậu Luật, Hà Cát… có hát phờng vải, ở Phú Hậu, Hoàng La,… có hát phờng bện võng,.. Đặc biệt ở Nho Lâm có hát phờng reo với mục đích làm giảm những nặng nhọc trong công việc, trên đờng đi…

ở Diễn Châu mỗi một cuộc hát đối đáp đều cũng phải trải qua ba chặng. Chặng một có các bớc: hát dạo, hát chào, hát mừng, hát hỏi. Chặng hai: hát đố, hát đối. Chặng ba: hát mời, hát xe kết và hát tiễn. Nhiều cuộc hát ngoài ngời hát ra thì có những ngời cuộc hát bên nam và bên nữ đều có thày bày. Do đó gia tài dân ca, ca dao ở Diễn Châu nhiều câu có chữ nghĩa, có điển tích trong sách vở,

có đối chọi với nhau. Một điều đặc biệt ở đây là hầu nh trong các bài ca dao đều mang sắc thái địa phơng qua đó bộc lộ cảm nghĩ về quê hơng, xứ sở của mình, …

Làng ta phong cảnh hữu tình, Đời bên khéo đẻ ra mình ra ta.

Tra nồng nằm gốc cây đa Chiều về tắm mát ngã ba sông Bùng.

Sáng mai vừa hửng đàng đông Rủ nhau lấy đá non bồng Hai vai.

Ai về Phủ Diễn mà coi,

Sông Bùng tắm mát, Hai vai đứng chầu.

Trong số ca dao nói về tình yêu cũng không ít câu gắn với núi sông Diễn Châu, mà ta có thể nói chắc chắn rằng chúng ra đời ở Diễn Châu.

Nớc sông Bùng chảy xuống sông Si, Anh cha có vợ em vội chi lấy chồng

Cùng với các địa danh khác trong cả nớc Diễn Châu đã góp phần không nhỏ vào kho tàng ca dao toàn quốc mà không ít câu là hơi thở, là máu thịt của quần chúng mà ngôn từ, hình ảnh đã đợc mài rũa. Bao vận mạng, bao nỗi niềm, bao hi vọng… của nhân dân Diễn Châu từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đợc gửi gắm vào ca dao trong đó có yêu thơng da diết, có than thở buồn rầu, có phấn khởi tin tởng, có cá nhân, gia đình, xã hội, lịch sử; có thiên nhiên cảnh vật, có hiện thực, có trữ tình,… nhng đều thể hiện một sức sống dạt dào và tấm lòng rạo rực của bao ngời dân Diễn Châu yêu quê hơng, làng xóm, yêu quý cuộc sống, cần cù lao động và u ái đối với thời cuộc, đối với giang sơn.

C. Kết luận

Nghiên cứu, tìm hiểu về địa danh Diễn Châu và một số dấu ấn lịch sử, văn hoá sẽ gởi mở nhiều điều lý thú và bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến đất và ngời nơi đây. Cùng với Tổ quốc Việt Nam anh hùng, Diễn Châu là một trong những vùng đất ngàn năm văn hiến. Qua bao thăng trầm biến đổi địa giới hành chính, Diễn Châu ngày nay không còn nh trấn Diễn Châu, Phủ Diễn Châu, … ngày trớc. Song ở mỗi thời kỳ lịch sử bằng bàn tay, khối óc của mình ngời dân Diễn Châu đã xây dựng cho vùng đất này một bề dày lịch sử, văn hoá mà khi tìm hiểu sẽ minh chứng cho chúng ta thực tế ấy.

Trên vùng đất Diễn Châu, các nhà khảo cổ học trong và ngoài nớc đã tìm thấy vô số các hiện vật thuộc nền văn hoá tiền Đông Sơn, phát triển liên tục, bền vững cho đến tận sau này. Đây là vùng đất mang đậm nền văn hoá bản địa của các thế hệ ngời Việt từ ngàn xa từng đổ mồ hôi, nớc mắt và cả xơng máu, chung lng đấu cật, chia ngọt xẻ bùi, khai phá đầm lầy, bãi hoang, cải tạo ruộng đồng, từng bớc tạo dựng xóm làng trù phú yên vui.

Diễn Châu trớc đây từng là phên dậu phía Nam của quốc gia Đại Việt trong nhiều thế kỷ, là bàn đạp chiến lợc đề cha ông xa mở rộng biên cơng, bờ cõi hay chặn đứng các cuộc tiến công từ phía Nam lên nhằm bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc. Theo dòng chảy của thời gian, tầng văn hoá ở Diễn Châu ngày càng sâu rộng. Mỗi ngọn núi, dòng sông, cánh đồng, gò bãi,… nơi đây từng in đậm nhiều chiến công oai hùng của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quốc gia dân tộc cũng nh gìn giữ và phát triển văn hoá, văn minh.

Không phải ngẫu nhiên mà trong mỗi thời kỳ lịch sử, trong trờng kỳ lịch sử những dấu ấn văn hoá - truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha anh lại càng đợc in đậm ở vùng đất Diễn Châu mà đó là tất cả những gì thuộc vào sự cần cù, sáng tạo, chịu thơng, chịu khó của con ngời nơi đây. Bởi nh chúng ta đã biết tên đất là cơ sở sinh ra tên làng, tên xã tuy nhiên đất có thiêng đến mức nào nếu không có sự hiện hữu của con ngời thì không thể tự nó nổi tiếng đợc. Nh vậy để

thấy rằng ngay từ thuở hồng hoang, từ khi xuất hiện con ngời đến nay trên đất Diễn Châu lớp lớp thế hệ ngời dân nơi đây đã cùng nhau chung lng đấu cật để lại cho nơi này một vùng đất trù phú với nhiều chiến công oanh liệt của các thế hệ cha anh trong quá trình tranh đoạt với thiên nhiên cũng nh trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nớc.

Điều này trở thành truyền thống đồng thời cũng là sức mạnh để nhân dân Diễn Châu nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung chiến đấu và chiến thắng với thiên tai cùng các thế lực thù địch chống thù trong giặc ngoài thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng ngay trong buổi đầu lịch sử.

Xây dựng và bảo vệ là hai mặt song song tồn tại chính vì vậy mà địa danh Diễn Châu không những là nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt mà đồng thời cũng chứa đựng nhiều dấu ấn văn hoá do con ngời sáng tạo ra trên nhiều lĩnh vực đời sống.

Tuy nhiên những gì đợc nghiên cứu và phát hiện ra còn vô cùng khiêm tốn so với bề dày lịch sử mà con ngời sống trên mảnh đất Diễn Châu từng lao động, chiến đấu, bảo vệ và xây dựng.

Thực tế ấy luôn là nỗi băn khoăn,trăn trở cho mỗi một ngời dân Diễn Châu nói riêng và cho tất cả những ai quan tâm đến đất và ngời nơi đây. Bởi vậy là một ngời con của quê hơng Diễn Châu, khi chọn đề tài “Góp phần tìm hiểu địa danh Diễn Châu và một số dấu ấn lịch sử, văn hoá” tôi cảm thấy rất đỗi tự hào về những gì mà lớp lớp thế hệ đi trớc đã đạt đợc. Tuy nhiên cũng không ít phần trăn trở về kết quả thu thập, tìm hiểu của bản thân mà cha anh đã xây dựng trên mảnh đất này.

Qua đây tôi cũng mong rằng ngày càng có nhiều ngời tham gia vào quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về địa danh Diễn Châu và sẽ có nhiều phát hiện mới góp phần làm phong phú, đa dạng trong tổng thể bề dày lịch sử, văn hoá ở vùng đất này.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu địa danh diễn châu và một số dấu ấn lịch sử văn hoá (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w