Cấu trúc làng xã

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu địa danh diễn châu và một số dấu ấn lịch sử văn hoá (Trang 47 - 49)

Trải qua các thời kỳ lịch sử làng xã Diễn Châu có nhiểu thay đổi về tên gọi. Nhng cho đến hiện nay khi các đơn vị hành chính trong huyện đợc phân chia lại cho phù hợp với vị trí địa lý, địa hình cũng nh một số phong tục tập quán nói riêng. Tuy nhiên cũng nh tại các huyện khác, làng xã ở Diễn Châu xa cũng nh nay có những làng to làng nhỏ. Mỗi làng có thể đợc đặt tên nhiều lần, tên làng có thể đặt theo tên ngời, có thể đặt theo tên của các nghề phụ lại có làng đặt tên theo ân sủng của triều đình, lại có làng đặt tên để nói lên đất khoa bảng nh Nho Lâm, Thủ Phủ, Bút Trận, Bút Điền. Nhiều làng có tên cũ là 12 kẻ nh: Kẻ Lèn, Kẻ Sụn, Kẻ Si, Kẻ Sò, Kẻ Trài, Kẻ Bích, Kẻ Vạn, …[14;305].

ở Diễn Châu , trong các làng sự tập họp theo giáp gầnnh là phổ biến, phe hay khoan cũng là giáp. Có xóm rồi vẫn có giáp. Xóm ngõ chỉ là tập họp tự nhiên hoặc theo dòng họ. Trên làng là xã, trớc cách mạng tháng 8 năm 1945, xã không phải là một đơn vị hành chính. Quan hệ giữa các làng trong xã chỉ là thông qua việc cúng tế tại một đền nào đó, rồi một văn miếu, một võ miếu,… ràng buộc với nhau bởi một khoán ớc. Cũng nh toàn vùng Nghệ Tĩnh, trớc đây làng ở Diễn Châu là một tập họp ngời sống với nhau dới những mái nhà trên một mảnh đất cao ráo, bằng phẳng có luỹ tre bao bọc nh Thủ Phủ, Bút Trận, Quần Phơng… Tuy nhiên vẫn có những làng không có luỹ tre bao bọc. Trong làng có đình, đền, chùa, văn miếu, có đờng làng, sông ngòi, ao hồ, đồng ruộng, cây đa, bóng mát, v.v…

Hiện nay, làng đợc phân bố lại và mỗi xã là một đơn vị hành chính. Dựa vào vị trí địa lý, các đơn vị hành chính đợc phân chia lại nh sau: các xã ven biển có 9 xã: Diễn Hùng, Diễn Hải, Diễn Kim, Diễn Vạn, Diễn Bích, Diênc Ngọc, Diễn Thành, Diễn Thịnh, Diễn Trung; xã ở ven đồi núi có 4 xã: Diễn Lâm, Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng; các xã có quốc lộ và đờng xe lửa đi qua: 17 xã kéo

dài từ Diễn Trờng cho vào mãi Diễn An. Trừ Diễn Nguyên đến Diễn Lợi, những xã khác và ngay một số xã trong 17 xã nói trên nếu không có quốc lộ 7 đi qua thì cũng tỉnh lộ 38, tỉnh lộ 48 đi qua. Nh vậy để thấy rằng nhân dân Diễn Châu có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận với nhiều luồng thông tin mới mẻ, dễ giao lu đây đó.

Làng ở Diễn Châu vẫn “gần nh một con ngời, một cơ thể trọn vẹn, một tâm lý cộng đồng” trong đó tính chất bình đẳng, dân chủ thô sơ còn hằn khá rõ. Hình nh mỗi làng đều có một tính cách riêng, một sắc thái riêng. Bởi vậy bà con Diễn Châu thờng có những câu nh: “ củi Kẻ Sàng, vàng Đồng Tháp”, “Trống đền Cuông, chuông chùa Bốn”, “Xôi nếp cái, gái họ Dơng”, “ Kẻ Dặm đục đá nấu vôi. Miệng thì thổi lửa tay lôi rành rành”, “Ai muốn ăn bún cháo lòng thì sang Thổ Hậu lấy chồng mà ăn”, v.v… Tính cách đặc trng này có nguồn gốc từ tính khép kín của làng xã xa xa, lại đợc tính chất bảo lu những giá trị cổ truyền của vùng biên trấn Hoan Diễn bồi đắp, nên nó làm cho ngời dân trong làng có phần thờ ơ với những đơn vị xung quanh, nhng lại cố hết sức bảo vệ những thành viên trong cộng đồng. Hơng ớc Nho Lâm ghi: “ Một ngời Nho Lâm bị ức hiếp, cả xã Nho Lâm phải bênh vực”. Khoán ớc làng Trung Phờng có điều khoản: “ Ai đi ra khỏi làng gặp ngời cùng quê bị ức hiếp mà không can thiệp hoặc làm điều xằng bậy mà không can ngăn thì về làng sẽ bị phạt 6 quan tiền”.

Tóm lại tính khép kín tự vệ là đặc tính phổ biến của làng xã Việt Nam nói chung, làng xã Diễn Châu nói riêng trong thời phong kiến. Đó là tâm lý h- ớng nội bền chắc và mạnh mẽ mà mọi thành viên đã mang trong tâm thức từ lâu đời.

Đối với Nhà nứơc, tính khép kín và cộng đồng của làng xã thể hiện hai mặt đan chéo nhau: phục tùng và không phục tùng. Với một nền kinh tế tự cung tự cấp, với một vũ trụ tinh thần tự tại: có đền, có đình, có chùa, có văn miếu với những phong tục tập quán riêng, với những khoán ớc, điều lệ tự đặt ra, … làng hầu nh là tất cả. “Nằm trong quốc gia. Nó đợc quan niệm nh một chỉnh

thể đồng đẳng với quốc gia”. Nớc xử theo luật nớc, làng xử theo luật làng. Luật nớc, lệ làng uyển chuyển với nhau ở chỗ hoà đồng và không hoà đồng. Làng nào cũng khai man số đinh, số ruộng và không đúng các loại ruộng. Đó là một phản ứng tự vệ của làng xã đối với sự bóc lột siêu kinh tế của Nhà nớc phong kiến .

Điều đó thể hiện sâu sắc ý thức cộng đồng của một tổ chức xã hội nông nghiệp và những đặc điểm về thiết chế, cấu trúc làng xã về quyền lợi và nghĩa vụ, thế giới tâm linh,… đã vợt lên không gian c trú cũng nh quan hệ dòng máu. Nói cách khác làng xã cổ truyền của ngời Việt Nam ở Diễn Châu còn là một môi trờng văn hoá, là tế bào cơ bản, là tấm gơng phản chiếu nền văn hoá lâu đời của nhân dân Diễn Châu. Văn hoá dân tộc chỉ là sự mở rộng và nâng cao của văn hoá xóm làng.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu địa danh diễn châu và một số dấu ấn lịch sử văn hoá (Trang 47 - 49)