Sinh hoạt văn hoá truyền thống

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu địa danh diễn châu và một số dấu ấn lịch sử văn hoá (Trang 49 - 54)

2.2.3.1. Lễ hội

Giống nh nhiều làng quê trong cả nớc, ở Diễn Châu hàng năm cũng diễn ra một số lễ hội. Đây là lĩnh vực văn hoá tinh thần đến nay dấu ấn vẫn còn đợc lu giữ đó là lễ hội mùa xuân, trò vui, sân khấu, v.v…

Thông thờng đối với các làng quê Việt Nam các ngày lễ hội thờng đợc diễn ra vào các ngày lễ tết đến xuân về, sau một năm làm ăn mệt nhọc, đó là lễ hội xuân. Lễ hội này không chỉ đối với ngời dân Diễn Châu mà đối với cả dân tộc Việt nói chung.

Một năm đi qua với bao vất vả ngợc xuôi, khi mùa xuân tới, năm mới đến thì mỗi đờng làng ngõ xóm, mỗi ngôi nhà ai cũng rộn ràng háo hức đón một điều gì mới mẻ và hi vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến. Trong không khí ngập tràn sắc xuân ấy từ những ngày tháng chạp bà con đã chuẩn bị nào bánh trái, nào gạo thịt, nào quần áo mớiv.v…

Ngày 30 cuối năm, nhà nào cũng sửa soạn nhà cửa, lau chùi bàn thờ, đồ thờ, trang hoàng cân đối, tranh vẽ,… Sau đó khoảng buổi tra bà con đi viếng mộ,

đắp điếm lại cho tử tế những ngôi mộ của tổ tiên nhà mình rồi thắp hơng lên các phần mộ. Chiều 30, coi nh đã tết, cây nêu đã trồng lên, nhà nào cũng làm cỗ, đặt bánh trái lên bàn thờ, làm lễ chính thức mời gia tiên về ăn tết với gia đình. Đêm 30 sau lễ trừ tịch ở đền thờ thành hoàng, mọi ngời náo nức chờ nửa đêm giờ tý xuân sang. Thời gian này cả làng im ắng, ai ở nhà nấy. Đúng giờ Tý, năm mới bắt đầu, ngoài đền, ông tiên chỉ trong bộ quần áo mới cáo thần rồi cầm dùi dõng dạc đánh vào cái trống to nhất ba hồi chín tiếng, báo cho dân làng biết xuân đã sang. Cùng với ba hôì trống ở đền trong mọi nhà pháo nổ râm ran, rồi nhà thì bỏ nống lúa vào cối xay, xay vài vòng, nhà thì bỏ mẻ gạo vào cối đạp.v.v… [14; 360].

Cả làng ồn ào nhng là cái ồn ào vui mừng, rộn rã. Bà con gọi là “ động thổ”. Đây là lúc đàn ông trong nhà lấy vôi trắng vẽ những hình cày, bừa, cào, quốc, cung, nỏ… ngoài sân,vẽ gì thì vẽ, không thể quên ba hình vuông, bảy hình tròn. Cúng giao thừa thừơng là nồi cháo chè, vài đĩa bánh ngào hoặc đĩa bánh xèo,… Các bánh khác nh bánh chng, bánh gai, bánh cuốn, bánh dày,…đã đặt sẵn lên bàn thờ: Ăn lễ cúng giao thừa xong, đàn ông ra đền tế nguyên đán, đàn bà chuẩn bị cho việc làm cỗ cúng gia tiên ngày mồng một, ngày quan trọng nhất trong ba ngày tết.

Sáng mồng một tết, pháo nổ râm ran, mọi nhà mở cửa cho ngọn gió lành của ngày đầu xuân ùa vào. Trẻ con sột soạt quần áo mới. Cả Diễn Châu đều bừng lên một không khí vui tơi, hứng khởi chan hoà. Trong mọi nhà, trên bàn thờ tổ tiên khói hơng nghi ngút, cỗ bánh chất đầy, ngoài sân xác pháo nh những cánh hoa đào mới nở cùng nhau khoe sắc. Mọi ngời nói với nhau nhỏ nhẹ, từ tốn mến thân. Đó là lúc ngời ta đi đến nhà thờ họ thắp hơng cho tổ tiên, đi mừng tuổi, đi mừng năm mới ông bà cha mẹ, chú bác, cô gì,v.v…

Giữa tra nhiều nơi nh Yên Lý, Yên Sở, Phúc Thiệm, Phợng Lịch, Vĩnh Lại, Phú Trung, Xuân Lôi, Mai các,… có tục thi cỗ, thi bánh, thi xôi. Có nơi theo làng, có nơi thì theo giáp, có nơi thì theo họ.

Những mâm cỗ khung chồng khép kín, mời tầng bát đĩa thức ăn đợc nấu chế biến công phu tài tình và rất ngon lành theo kỹ thuật truyền thống hay cách tân; những chiếc bánh đẹp đẽ, tinh tơm, nhiều loại, nhiều kiểu, nhiều màu sắc khác nhau, bánh chng, bánh dày, bánh tét, bánh đòn ống, bánh mật, bánh trôi, chè lam… đợc những bàn tay mềm mại, khéo léo của các cô gái dệt vải, dệt tơ lụa, đã từng đi đây đó làm ra; những mâm xôi dẻo mịn, thơm, kén chọn từ những thứ nếp quý, nhất là nếp rồng, nếp cái,… đợc cẩn thận mang tới đình trung hay đền thờ nhà tổ. Giám khảo là những quan viên già cả, có chức sắc, lịch lãm. Họ nhìn mâm cỗ này, họ nếm thức ăn kia,… trong khi dân làng vây quanh họ nhìn ngó, bình phẩm, khen chê. Cuối cùng ai đợc giải dù chỉ tấm lụa, dăm cái bánh chng, vài chai ruợi quan tiền của làng cũng đã hả hê súng sớng lắm rồi. Có làng nh Xuân Lôi, Mai Các, Tây Khê,… mâm cỗ, mâm xôi, của giáp mình đợc nhất, đợc trai làng rớc về với lọng che và tiếng trống, tiếng bát âm vui vẻ, rập rình. Có làng nh Phợng Lịch, Hạnh Kiều, Hoàng Xá,… lại không đem về mà dọn mâm cỗ, ngả bánh trái ra, mời quan viên kỳ lão, chức sắc cầm đũa nếm thử cho vui.

Qua các món ăn, qua bánh trái,qua cách trình bày mâm cỗ, ngời ta thấy văn hoá Huế đã du nhập vào Diễn Châu trong cách ứng xử, trong các hội làng.

Chiều tối, các làng Tiền Song, Hà Cát, Nguyệt Tiên, Thịnh Mỹ… tại sân đình nơi trai gái và các cháu nhỏ vui chơi trong ngày tết, làng tổ chức nấu cơm thi. Cứ hai ngời một cặp, một trai, một gái, mỗi xóm hai ngời. Trai mặc áo đai đen, quần trắng, đầu đội khăn nhiễu, lng thắt khăn xanh, gái mặc áo mớ ba quần lĩnh, mặc yếm đào, lng thắt khăn màu ngãi [14; 363]. Trên vai quảy cái gậy có treo chiếc dóng bằng thép mang chiếc niêu nhỏ.Trong niêu, gạo và nớc đã có sẵn với một lợng nhất định. Gái tay cầm bó đóm, trớc tiên làng phát cho mỗi cặp hai que nứa khô và một nhúm bùi nhùi, sau đa cho một bao diêm trong chỉ có hai que. Một hồi trống nổi lên, cuộc thi bắt đầu. Trên sân đình có khoảng m- ơi cặp trai gái ra mắt dân làng. Ba tiếng trống chuyển tiếp, gái đánh diêm châm

lửa. Rồi những tiếng trống tiểu cổ nổi lên đều đều nh thúc giục, cặp nào đi với cặp nấy, gái đi theo trai, vừa đi vừa nấu cơm, vòng lợn quanh sân đình. Giữa lúc đó, vài chú hề treo mặt nạ hiện ra làm trò. Hề trêu chọc hết cặp nọ đến cặp kia,để thử thách sự chú ý của những ngời đang dự thi. Dân làng, trẻ già,trai gái đứng xem với thái độ hân hoan tán thởng. Cứ thế, sau một thời gian đã định, cơm của cặp nào chín, dẻo, thơm sẽ đợc làng thởng phần thởng không chỉ dành cho đôi trai gái ấy mà cho cả xóm đã cử ngời đi dự thi.

Thi cổ, thi bánh, thi xôi, thi nấu cơm,… là những tục lệ mang ý nghĩa sinh hoạt xã hội.

Nó là biểu tợng những con ngời có tài năng gia chánh, trong cuộc sống hàng ngày. Và đó là một mặt văn hoá trong làng xã Diễn Châu.

Ba ngày tết, khắp Diễn Châu, có nơi tổ chức đánh cờ ngời tổ tôm điểm, nơi bày trò đi cầu kiều, đánh cờ đĩa, vật cù, kéo dây, nơi chơi đu tiên, đu tay, nơi đánh vật chọi gà, múa kiếm, múa rối,v.v… Song trò chơi, lễ hội, lễ tục mùa xuân và sân khấu nghệ thuật ở Diễn Châu đợc tổ chức rầm rộ vào ngày khai hạ (7 tháng 1) và ngày làng xã mở lễ hội mà bà con gọi là đại tế.

Ngày nay khi đời sống ngời dân đợc nâng lên, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày một cao, tuy nhiên một số nét sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đã mờ nhạt dần. Song xu thế chung là giao lu học hỏi những văn hoá mới nhng đồng thời làm sống dậy một số hoạt động văn hoá truyền thống mà lâu nay đã mờ nhạt. Nhng nhìn chung ở Diễn Châu đến nay vẫn còn lu giữ một số lễ hội nh là nét văn hóa truyền thống không thể thiếu đợc ở địa phơng nh: Lễ hội Đền Cuông đợc tổ chức tại núi Mộ Dạ vào ngày 14 và 15 âm lịch.Các làng xã khác tổ chức lễ hội hay các kỳ đại tế cũng thờng vào tháng giêng,tháng hai âm lịch. Tuy nhiên tế vào ngày nào mà dân làng cho là thích hợp với dân làng mình thông thờng đó là những ngày tốt. Đáng kể là các kỳ đại tế ở đền quận Bùng ở Tiên Lý, đền Sát Hải ở Vạn Phần đền thờ Lê Côi ở Hạnh Lâm, v.v…

Nhìn chung các lễ hội cổ truyền ở Diễn Châu nói riêng ở Nghệ Tĩnh nói chung không có hội làng nào lớn, kéo dài ngày, đông ngời đi hành hơng, mang một phạm vi rộng… Dù vậy, cũng nh toàn cõi Việt Nam lễ hội nào cũng hàm chứa một tâm tởng vừa kín đáo vừa sâu xa, vừa lan toả bao trùm là sự thờ cúng các vị thần thánh. Đây là lúc dân làng biểu hiện tập trung t tởng và tâm lý của cộng đồng, bao gồm lòng sùng kính biết ơn những bậc có công với làng với n- ớc, ý thức cộng đồng và sự gắn bó giữa những ngời cùng làng, nghĩa là cùng đ- ợc hởng ân đức của một hoặc những vị thần, đồng thời cũng thể hiện lòng cầu mong của toàn bộ dân làng về một đời sống chung no đủ, thái bình, thịnh vợng.

Ngoài ra hội làng còn là dịp thu hút các hoạt động nghệ thuật, thể thao, vui chơi, thi thố tài năng, tìm hiểu về lễ nghi, khoán ớc của làng, mọi ngời gặp gỡ chuyện trò hỏi han nhau,… Hội làng là nơi thể hiện sự tích tụ, bảo tồn văn hoá làng xã từ trong quá khứ của nhiều thời kỳ lịch sử và còn lu giữ cho đến đơng thời.

ở Diễn Châu dù là lễ hội nông nghiệp hay lễ hội gắn liền với di tích lịch sử văn hoá thì dờng nh nghi thức tiến hành thờng theo một thứ tự nh sau:

Lễ rớc nớc: trớc một ngày, nớc lấy tại một cái giếng hay một khúc sông nào đó trong sạch đem về tắm cho vị thần nhân dân tôn thờ.

Tiếp đến là lễ mộc dục: tắm rửa tợng thần bằng nớc vừa mới rớc về, sau đó lau lại bằng nớc ngũ vị hay nớc trầm hơng.

Kế tiếp theo là tế gia quan: tế mũ áo do sau khi đã lau hết bụi rồi để lên kiệu. Ngời đợc cử dự lễ này phải trái giới và khi lau chùi áo mũ phải bịt miệng.

Sau đó rớc nghênh thần: di chuyển thần từ đền về đình. Lễ rớc này rất trọng thể, đợc dân làng đón nhận gọi là xem rớc.

Tiếp theo là đại tế: đây là nghi thức long trọng nhất khi thần vị đã đợc rớc về đình. Tại lễ này làng thờng mổ trâu, bò, lợn, gà, vịt để cúng các vị thần. Ngay khi đại tế xong một số nơi có hát ca công để chúc các vị thần, chúc các quan viên chức sắc, chúc cả dân làng đợc mọi điều yên vui, no đủ.

Đại tế và nghe hát chúc tụng xong, dân làng ăn uống linh đình. Trong khi đó tại mỗi gia đình đều có chuẩn bị cỗ bàn, bánh trái để mời ngời thân, mời bà con ở các làng khác đến xem lễ hội làng mình về ăn uống cho vui. Trong quan niệm của nhân dân Diễn Châu, nhà nào hôm ấy mời đợc nhiều khách thì năm ấy làm ăn phát đạt.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu địa danh diễn châu và một số dấu ấn lịch sử văn hoá (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w