27-9-1940 Khởi nghĩa Bắc Sơn

Một phần của tài liệu Các ngày lễ kỷ niệm và lịch sử (Trang 52 - 54)

Châu Bắc Sơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, với diện tích khoảng 800km2, phía Đông giáp huyện văn quán, phía Tây giáp huyện Võ Nhai, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng và phía Bắc giáp huyện Bình Gia.

kilômét với nhiều di tích khảo cổ. Giữa rừng núi trùng điệp là những thung lũng rộng, những vạt ruộng khá phì nhiêu. Bắc Sơn có 5 dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Hoa và Kinh. Người Tày đông nhất, chiếm tới 80% dân số.

Bắc Sơn là quê hương của đồng chí Hoàng Văn Thụ, một trong những người lãnh đạo xuất sắc của Đảng lúc ấy.

Năm 1933, từ Lũng Nghìu (một làng nhỏ huyện Long Châu, Trung Quốc) cách biên giới không xa, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã về quê hương gây dựng cơ sở từ Na Sầm, Khe Da đến Đồng Đăng, Kỳ Lừa. Ngày 25 tháng 9 năm 1936, chi bộ Đảng đầu tiên ở Bắc Sơn xuất hiện ở Mỏ Tát, xã Vũ Lăng.

Bắc Sơn lúc ấy nằm trên con đường chiến lược Lạng Sơn-biên giới Việt-Trung, vì thế tháng 8- 1938, Xứ ủy Bắc Kỳ cử cán bộ về củng cố. Tháng 5-1939, Ban cán sự châu Bắc Sơn thành lập ở đồi Nà Kheo, xã Vũ Lăng. Từ đó nhân dân Bắc Sơn luôn gắn mình với phong trào cách mạng chung của cả nước: chống phát- xít, chống bắt phu, đòi bán muối, đòi tự do đi lại...

Tháng 9 năm 1939, Hội nghị Trung ương lần thứ VI họp ở Bà Điểm (Sài Gòn) chỉ rõ: "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không có con đường nào khác hơn là đánh đổ đế quốc Pháp và chống tất cả mọi ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng".

Tháng 6-1940, nước Pháp của tên phản bội Pê-tanh đầu hàng Hít-le. Đón trước tình hình mới, Đảng ta rất chú trọng đến tình hình biên giới phía Bắc.

Quả vậy, ở Đông Dương, phát xít Nhật bắt đầu thực hiện kế hoạch xâm lược của chúng. Ngày 22-9-1940, quân Nhật vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn. Quân Pháp chống cự yếu ớt rồi rút chạy qua Điểm He, Bình Gia, Bắc Sơn, Thái Nguyên. Ngày 25-9-1940, tại cầu Rá Riềng, tên đại úy đồn Bình Gia bỏ chạy vứt lại cả ô-tô và súng đạn. Quân lính cởi bỏ quân phục cho dễ lẫn trốn. Chính quyền địa phương của giặc rệu rã.

Nhân dân Bắc Sơn không bỏ lỡ thời cơ, tự tổ chức việc thu nhặt võ khí, tước khí giới của các toán quân lẻ để tự vũ trang, sẵn sàng nổi dậy cướp chính quyền.

Đảng bộ Bắc Sơn được tăng cường một số đảng viên vừa thoát khỏi nhà ngục Lạng Sơn đã quyết định khởi nghĩa.

Ngày 27-9-1940, tiếng súng Bắc Sơn bùng nổ. ủy ban khởi nghĩa đã huy động một lực lượng tự vệ phục kích một toán quân Pháp ở đèo Canh Tiến, diệt 1 tên, thu súng ống rồi đuổi chúng về đèo Dập Dị.

Ngay chiều hôm ấy, với 20 khẩu súng trường, 8 súng kíp, đội tự vệ vũ trang lạI cùng 3.000 quần chúng thuộc các xã Tam Hoa, Hưng Vũ, Trấn Yên mang giáo mác gậy gộc kéo về châu l Bắc Sơn, tiến đánh đồn Mỏ Nhài, vị trí xung yếu nhất của địch ở Bắc Sơn. �

Lực lượng khởi nghĩa chia làm 3 mũi. Tuy chưa có kinh nghiệm tác chiến nhưng với khí thế hùng dũng, mọi người ào ạt xông lên, vừa bắn vừa kêu gọi binh lính trong đồn. Tri châu Hoàng Văn Sĩ và một trung đội lính đầy đủ súng ống hoảng sợ tháo chạy.

Nghĩa quân chiếm được đồn, thu 17 khẩu súng kíp, 1 máy chữ và toàn bộ sổ sách, bằng, triện. Hàng nghìn đồng bào, từ già đến trẻ, đốt đuốc kéo đến, reo hò sung sướng, náo động cả một vùng đồi núi xưa nay yên tĩnh.

Hôm sau, ngày 28-9-1940, tự vệ Bắc Sơn còn phục kích tàn quân Pháp ở đèo Thâu Thông. Nhân dân các xã Chiên Vũ, Hưng Vũ đón đánh, thu thêm vũ khí của binh lính địch ở đèo Nà Ty, Dập Dị...

Cuộc khởi nghĩa đang tiến triển thì giặc Nhật thỏa hiệp với Pháp để Pháp rảnh tay đàn áp cách mạng. Quân Pháp từ Đình Cả, Võ Nhai, Bình Gia kéo đến chiếm lại châu l , đốt phá làng bản, �

tàn sát nhân dân. Xứ ủy Bắc Kỳ đã phát động quần chúng Võ Nhai hỗ trợ. Tại xã Phú Thượng, đồng chí Trần Đăng Ninh cùng với đồng chí Lương Văn Chi tập hợp các chiến sĩ tự vệ và một số quần chúng tích cực lập ra Đội du kích. Ngày 14-10-1940, Đảng bộ Bắc Sơn họp ở khu rừng Sa Khao quyết định thành lập chiến khu Bắc Sơn, lập chính quyền cách mạng và lực lượng vũ trang chống địch khủng bố. Quân du kích tiến đánh Khôn Ràng lùng bắt bọn đầu sỏ. 25-10- 1940, tiến đánh đồn Vũ Lăng. Tên châu úy và 100 tay súng phải bỏ chạy. Chỉ sau vài ngày, quân du kích đã lên tới 200 người.

Giặc Pháp cho tên Boóc-đi-ê, trưởng đồn Đình Cả huy động trên 100 lính khố xanh, lính dõng chiếm lại Mỏ Nhài, châu l Bắc Sơn. Ngày 28-10-1940, một cuộc tuần hành thị uy lớn có cờ đỏ�

sao vàng dẫn đầu từ Nam nhi đến Vũ Lăng đã bị quân Pháp nổ súng đàn áp. Giặc Pháp điên cuồng khủng bố. Phong trào tạm lắng xuống, nhưng ngọn lửa cách mạng vẫn âm ỉ. Đảng bộ Bắc Sơn đã thu thập lực lượng vũ trang, đIều động một số lên Vũ Nhai lập trung đội du kích mới.

Đội du kích phải chuyển sang hoạt động lẻ tẻ phân tán. Cuối năm, trời rét như cắt, mỗi người chỉ có một bộ quần áo chàm mỏng, lương thực thiếu, phải nhịn đói, gia đình bị khủng bố tàn sát, nhưng các chiến sĩ Bắc Sơn vẫn quyết chiến đấu đến cùng.

Lúc đó, Đảng ta cũng đã chỉ thị các địa phương phối hợp hành động. Đặc biệt, ở Ngọc Trạo (Thanh Hóa) có phong trào khá mạnh đã lập ra chiến khu Ngọc Trạo...

Tháng 11 năm 1940, trong khi Bắc Sơn đang gặp khó khăn và trong lúc Nam Kỳ đang sôi sục chuẩn bị khởi nghĩa thì Hội nghị trung ương lần thứ VII nhóm họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh). Sau khi nghe đồng chí Trần Đăng Ninh báo cáo, Hội nghị quyết định duy trì và bồi dưỡng đội du kích Bắc Sơn làm lực lượng quân sự đầu tiên cho cách mạng. Lực lượng đó phải chuyển

hướng từ hoạt động quân sự sang chính trị, gây cơ sở, thành lập căn cứ du kích lấy vùng Bắc Sơn, Võ Nhai làm trung tâm.

Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra khi cả nước chưa được chuẩn bị nên phải chiến đấu lẻ loi. Đó là tiếng súng đầu tiên báo hiệu thời kỳ đấu tranh vũ trang của dân tộc Việt Nam. Khởi nghĩa Bắc Sơn đã cho ra đời đứa con đầu lòng của lực lượng vũ trang cách mạng: Đội du kích Bắc Sơn.

Khởi nghĩa Bắc Sơn đánh dấu sự chuyển hướng trong hình thức đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ đấu tranh chính trị tiến đến kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang và nhờ những kinh nghiệm sinh động của cuộc khởi nghĩa ấy đã góp phần tạo ra khả năng cho một cuộc vận động cách mạng sôi nổi tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám.

Một phần của tài liệu Các ngày lễ kỷ niệm và lịch sử (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w