Đảng ta ra đời giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của chủ nghĩa tư bản đang ảnh hưởng đến Đông Dương. Đế quốc Pháp trút tất cả gánh nặng của cuộc khủng hoảng đó lên vai nhân dân ta.
Từ 1929 đến 1933 thiên tai lại xảy ra luôn, hết hạn đến lụt.
Khủng hoảng kinh tế, sự tăng cường bóc lột thuộc địa và chính sách khủng bố trắng và sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc Pháp ngày càng sâu sắc.
Sau đêm đỏ Yên Bái, hàng nghìn người yêu nước bị bắt, nhiều làng xóm bị thiệt hại. Đặc biệt là vụ thảm sát làng Cổ Am (Hải Dương). Mười ba yếu nhân Việt Nam Quốc dân Đảng bị lên đoạn đầu đài ở ngay tỉnh l Yên Bái trong đó có Nguyễn Thái Học và Phó Đức Chính. Không khí �
chính trị ngột ngạt tựa như bầu trời trước cơn giông tố.
Nhưng thật lạ thường, chính lúc ấy, cách mạng Việt Nam lại nổ ra "trận chiến đấu rung trời chuyển đất; trong đó công nông đã vung ra nghị lực phi thường" (Lê Duẩn), gấp hàng chục, hàng trăm lần Yên Bái.
Mở đầu là những cuộc bãi công của 3.000 công nhân đồng điền Phú Riềng (Nam Bộ) vào tháng 2 năm 1930, của 4.000 công nhân sợi Nam Định (tháng 3 năm 1930), của 400 công nhân diêm và gạch Bến Thủy (4.1930) và đặc biệt từ 1.5.1930, bãi công ở hàng loạt thành phố, khu công nghệ lớn của đất nước, và hàng ngàn cuộc biểu tình của nông dân từ Nam chí Bắc. Lúc ấy, Nghệ Tĩnh là đỉnh cao nhất của phong trào. Từ đầu tháng 5.1930 trung tâm của phong trào công nhân đã chuyển dần về Vinh- Bến Thủy. Tại đây, sáng sớm ngày 1.5.1930, lần đầu tiên ở Việt Nam, trong một thị trấn lớn như Vinh- Bến Thủy có cuộc biểu tình giữa ngày Quốc tế Lao động cờ đỏ búa liềm dẫn đầu Toàn thể 1.200 công nhân Nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy và 400 công nhân xe lửa Trường Thi xuống đường đòi tăng lương giảm giờ làm và đòi bồi thường cho các gia đình tham gia khởi nghĩa Yên Bái. Cờ đỏ búa liềm tung bay suốt 8 giờ ở cột đèn ngã ba Bến Thủy. Tên giám binh Pơ-ti ra lệnh cho binh lính xả súng, bọn chủ từ gác nhà máy bắn xuống làm 7 người chết, 18 người bị thương. Chúng con bắt đi trên 100 người. Cùng ngày, hàng nghìn nông dân ở quanh thị trấn Vinh-Bến Thủy đã biểu tình. Đặc biệt 3.000 nông dân xã Hạnh Lâm (Thanh Chương) đã đập pháp đồn điền Ký Viễn. 5.000 nông dân huyện Can Lộc biểu tình đòi giảm thuế thân, giảm tô tức...
Báo Lao khổ, cơ quan của Đảng bộ Vinh-Bến Thủy mới xuất bản ít ngày sau đã gọi cuộc đấu tranh ấy là "cuộc bãi công mở đường". Từ tháng 6 đến tháng 9-1930, hình thái khởi nghĩa giành chính quyền đã xuất hiện ở Nghệ Tĩnh. Cũng báo Lao khổ, số ra ngày 5.9.1930 viết: ".. Tổng bãi công, tổng biểu tình của tất cả công nhân các nhà máy Bến Thủy truyền ra, anh chị em công nông khắp nơi đều sôi nổi đứng dậy phát cờ đỏ tranh đấu. ở Nghệ An, ngày 29.8 có 500 nông dân cầm cờ ỏ đến huyện biểu tình làm thằng quan huyện chết khiếp. Ngày 30 có 3.00 nông dân huyện Nam Đàn phất cờ đánh trống đến biểu tình phá huyện, thả tù nhân và bắt
thằng quan huyện phải ký nhận những yêu cầu... Công nhân Bến Thủy đã mở đường tranh đấu!
Cờ đỏ phấp phới khắp Nghệ An
Các tỉnh khác đang sôi nổi, thời kỳ tranh đấu kịch liệt đã đến.
Đỉnh cao là cuộc biểu tình khổng lồ của 20.000 quần chúng ở Hưng Nguyên nhằm ủng hộ công nhân Vinh-Bến Thủy tranh đấu. Từ sáng sớm ngày 12.9.1930, cả rừng người, khẩu hiệu, cờ đỏ từ khắp các ngả đường đổ về phía ga Yên Xuân, Vinh. Tiếng hô, tiếng trống mõ vang dậy. Giáo mác tua tủa. Đoàn biểu tình xếp hàng tư dài hàng kilômét. Bọn lính khố xanh chặn đường, nổ súng bắn gẫy hai lá cờ to. Đoàn người cứ tiến, ngày càng đông. 12 giờ trưa, tới làng Thái Lão, máy bay địch ập đến thả bom làm trên 100 người chết và bị thương. Lát sau, lính lê dương từ Vinh lên sát hại thêm 174 người, 300 người khác bị thương... Đến chiều khi quần chúng đi nhặt xác lại thêm 34 người thiệt mạng!
Từ hôm đó hàng vạn người lại trương cờ, đốt đuốc, bao vây đập phá huyện l Nam Đàn, Diễn �
Châu, Thanh Chương rồi Can Lộc, Hương Sơn... Bọn quan lại hoảng sợ trốn khỏi huyện đường. Nhiều tên phải tự đem sổ sách ra nộp.
Chính trong ngày 12 tháng 9 đẫm máu ấy, chính quyền Xô Viết đã xuất hiện đầu tiên ở đình làng Võ Liệt, xã Thanh Long, huyện Thanh Chương. Từ tháng 9, chính quyền cách mạng kiểu Xô Viết Nga được thiết lập khắp Nghệ Tĩnh. Tại các Làng đỏ, các ủy ban nhân dân mang tên xã bộ nông, thôn bộ nông, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã thực sự là chính quyền của nhân dân.
Đây là lần đầu tiên Công Nông nước ta nắm chính quyền, tại một địa bàn quan trọng của đất nước. Chính quyền Xô Viết đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, đồng thời thực hiện những quyền tự do dân chủ cho nhân dân, chia lại ruộng công cho nông dân, bài trừ hủ tục, xây dựng cuộc sống mới.
Đế quốc Pháp tổ chức lực lượng trở lại đàn áp. Cuộc khủng bố trắng tàn khốc trên qui mô lớn diễn ra từ đầu 1931. Chúng thêm quân lính đóng đồn khắp Nghệ Tĩnh. Các Làng đỏ bị tiến công như những mục tiêu quân sự. Hàng ngàn người bị bắn tại chỗ, không cần xét xử. Hàng vạn người bị bắt. Hàng ngàn nóc nhà bị đốt cháy.
Nhân dân Nghệ Tĩnh đã chiến đấu anh dũng và các địa phương đã phối hợp đấu tranh. Nhưng do tình hình cả nước chưa có tình thế cách mạng trực tiếp, do so sánh lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, do sự đàn áp, khủng bố tàn bạo của kẻ thù, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh phải lùi dần và đến cuối 1931 thì chấm dứt.
Mặc dầu chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, Xô Viết Nghệ Tĩnh có vị trí lịch sử rất trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta.
Cao trào 30-31 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Tháng Tám. Dưới dự lãnh đạo của Đảng, quần chúng vùng lên với nghị lực phi thường. Giai cấp công nhân và nông dân lần đầu tiên thể hiện mình trong khối liên minh vĩ đại. Hình thức chính quyền dân chủ nhân dân lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Đảng ta, bằng thực tiễn đấu tranh đã có dịp kiểm tra và chứng kiến đường lối cách mạng của mình trong bản luận cương chính trị được thông qua 10/1930. Điều hệ trọng hơn cả là Đảng và quần chúng cách mạng càng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Nhân dân có Đảng, được tổ chức và lãnh đạo, phát huy cao độ tiềm năng của mình. Đảng có nhân dân, sức mạng tăng lên nhiều lần, nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng.
Xô Viết Nghệ Tĩnh là kỳ tích đầu tiên của cách mạng Việt Nam đã có tiếng vang sâu rộng trong và ngoài nước.
Tháng 4 năm 1931, với sự kiện lịch sử này, Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản
Đồng chí Nguyễn ái Quốc lúc ấy hoạt động ở nước ngoài, nhưng đã theo sát và cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào.
Trong bài Nghệ Tĩnh Đỏ, viết ngày 19.2.1931, báo ráo gửi Quốc tế Cộng sản, Người nói:
"Nhân dân Nghệ Tĩnh có tiếng cứng đầu. Trong thời kỳ chinh phục của thực dân Pháp và trong phong trào cách mạng quốc gia (1905-1925) Nghệ Tĩnh đã nổi tiếng. Trong cuộc đấu tranh hiện nay, công nhân và nông dân Nghệ Tĩnh vẫn giữ vững truyền thống cách mạng của mình.
Nghệ Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu "Đỏ..!"
12 tháng 9 năm 1930! Ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh, trận ra quân đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Với khí thế của một cuộc tấn công long trời như Các Mác đã từng ca ngợi Công xã Pari 1871, trong ngày 12 tháng 9 năm 1930, nhân dân Nghệ Tĩnh đã lấy máu mình nuôi lớn những bào thai Xô Viết, chuẩn bị cho nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời sau đó 15 năm.