Các loại đầu cuối HSUPA

Một phần của tài liệu Công nghệ truy nhập gói đường tốc độ cao HSDPA (Trang 93 - 95)

Có sáu loại đầu cuối HSUPA trong R6 với tốc độ đỉnh từ 0,72 Mbps đến 5.76 Mbps. Bảng liệt kê các khả năng của các loại đầu cuối HSUPA trong R6.

Bảng 5.1 Các loại đầu cuối R6 HSUPA [6] Thể loại Số mã cực đại sử dụng đồng thời cho E-DPCH TTI được hỗ trợ Hệ số trải phổ E- DPCH thấp nhất Tốc độ số liệu đỉnh lớp 1 với TTI=10ms Tốc độ số liệu đỉnh lớp 1 với TTI=2ms 1 1 10 4 0,72 N/A* 2 2 2,10 4 1,45 1,45 3 2 10 4 1,45 N/A 4 2 2, 10 2 2 2,91 5 2 10 2 2 N/A 6 4 (2SF4+2SF2) 2,10 2 2 5,76 * N/A: không áp dụng

Như vậy R6 có thể có ba loại thiết bị: •Thiết bị chỉ cho DCH

•Thiết bị có khả năng cả DCH và HSDPA

KẾT LUẬN CHUNG

Chính thức được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 2005, tính đến cuối năm 2006 đã có 19 nhà cung cấp 66 sản phẩm ứng dụng công nghệ HSDPA, trong đó có 32 sản phẩm điện thoại di động [9].

Với những cải tiến mang tính đột phá, HSDPA là một công nghệ đang được chú trọng phát triển. Trên thực tế, thị trường của HSDPA phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt là ở giai đoạn khởi đầu, là ở những nước phát triển, nơi có lượng khách hàng khổng lồ sử dụng điện thoại di động chất lượng cao. Lý do là vì những chiếc điện thoại HSDPA sẽ có giá thành cao hơn hẳn những chiếc điện thoại thông thường-được nhắm vào thị trường những nước phát triển thấp hơn.

Tính đến thời điểm nay các nhà mạng HSDPA đã đạt hơn 125 triệu thuê bao tại 107 quốc gia, theo công bố mới đây của Hiệp hội GSM hiện có 245 nhà cung cấp đang sử dụng công nghệ HSDPA và 65 nhà mạng khác đang trong giai đoạn thử nghiệm hoặc đang được triển khai. Trung bình một tháng có thêm khoảng bốn triệu kết nối dịch vụ và hơn 1380 thiết bị đầu cuối lựa chọn công nghệ này từ 134 nhà cung cấp khác nhau trên toàn thế giới [10].

Tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian để HSDPA thực sự trở nên phổ biến. Xét về lâu dài, tương lai và thành công của công nghệ HSDPA vẫn còn khá mù mờ bởi đây không phải là công nghệ download và truyền tải dữ liệu duy nhất được phát triển tại thời điểm này. Hơn nữa những công nghệ truyền thống như CDMA2000 1xEV-DO và WIMAX đang là những chuẩn đang có nhiều triển vọng hơn. Do là một phiên bản nâng cấp của W-CDMA, HSDPA không có nhiều khả năng thành công tại những nơi mà W-CDMA đã được phát triển. Do đó, thành công cuối cùng của HSDPA như một sản phẩm của công nghệ 3.5G sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công của W- CDMA với tư cách là một sản phẩm của công nghệ 3G [9].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://vntelecom.org/diendan/showthread.php?t=803, truy nhập ngày cuối cùng 15/03/2010.

[2] Nguyễn Phạm Anh Dũng, Wimax, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 12/2008.

[3] Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động thế hệ thứ ba, Nhà xuất bản Bưu Điện, 2001.

[4] Harri Holma and Antti Toskala, HSDPA/HSUPA for UMTS-High Speed Radio Access for Mobilecommunication, 2006.

[5] Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động thế hệ thứ ba, Học Viện Bưu chính Viễn Thông, Nhà xuất bản Bưu Điện, 2004.

[6] Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động cho đào tạo từ xa, Học Viện Bưu Chính Viễn Thông, 2007

[7] Nguyễn Thanh Tùng (3/10/2010), pp. 2-6: http://www.tapchibcvt.gov.vn/ [8] Nguyễn Phạm Anh Dũng, Thông tin di động 3G lên 4G, Học Viện Bưu Chính Viễn Thông, 12/2008.

[9] http://vi.wikipedia.org/wiki/HSDPA, truy nhập ngày cuối cùng 15/03/2010. [10] http://www.rfd.gov.vn, truy nhập ngày cuối cùng 10/03/2010

[11] http://vntelecom.org/diendan/forumdisplay.php?f=58, truy nhập ngày cuối cùng 15/03/2010.

[12] http://vntelecom.org/diendan/showthread.php?t=4053, truy nhập ngày cuối cùng 15/03/2010

Một phần của tài liệu Công nghệ truy nhập gói đường tốc độ cao HSDPA (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w