VoIP song công toàn phần và thúc đẩy trò chuyện

Một phần của tài liệu Công nghệ truy nhập gói đường tốc độ cao HSDPA (Trang 74 - 75)

4.6.1.1Ưu điểm và nhược điểm của VoIP

- Ưu điểm: , , (1 ) (1 ) n old n n n old a r ad r a r − +  =  − 

• Giảm cước phí dịch vụ đường dài: chi phí cuộc gọi đường dài sử dụng VoIP chỉ bằng 30% chi phí cuộc gọi qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng • Hỗ trợ nhiều cuộc gọi với băng tần nhỏ hơn: một kênh thoại truyền thống yêu

cầu tốc độ 64 Kb/s. Với công nghệ hiện nay, tín hiệu thoại chất lượng tốt có tốc độ nhỏ hơn nhiều lần so với 64 Kb/s bằng phương thức mã hóa hiện đại. Chất lượng thoại chấp nhận được có thể đạt ở tốc độ 2kb/s, tuy nhiên thường sử dụng ở tốc độ 8 Kb/s. Như vậy so với một kênh thoại truyền thống khả năng kết nối tăng lên 8 lần.

• Hỗ trợ nhiều dịch vụ mới và chất lượng tốt hơn: Nói chuyện điện thoại chỉ là dịch vụ cơ bản, ở PSTN cũng như VoIP hỗ trợ nhiều dịch vụ cộng thêm như là chuyển hướng cuộc gọi, chờ cuộc gọi, cuộc gọi hội nghị, nhận dạng thuê bao chủ gọi,…

- Nhược điểm:

• Nhược điểm chính là chất lượng dịch vụ. Do dữ liệu truyền trên mạng khả năng mất gói hoàn toàn có thể xảy ra, vì vậy chất lượng cuộc gọi sẽ thấp và không lường trước được.

• Một nhược điểm khác là vấn đề tiếng vọng. Trong mạng IP do độ trễ lớn nên tiếng vọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thoại. Vì vậy tiếng vọng là một vấn đề cần được giải quyết.

• Bên cạnh đó thì vấn đề bảo mật cũng là một nhược điểm của thoại IP[4].

Một phần của tài liệu Công nghệ truy nhập gói đường tốc độ cao HSDPA (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w