Mô hình giao thức HSDPA

Một phần của tài liệu Công nghệ truy nhập gói đường tốc độ cao HSDPA (Trang 40 - 41)

Hình 3.3 Kiến trúc giao diện vô tuyến của kênh truyền tải HS-DSCH [5] Trong sơ đồ cấu trúc HSDPA ở hình 3.3, thiết bị sắp xếp gói tin sẽ được chuyển từ bộ điều khiển mạng vô tuyến RNC tới Node B nhằm giúp người sử dụng dễ dàng truy nhập vào các chức năng thống kê giao diện vô tuyến. Kỹ thuật sắp xếp gói tin tiên tiến sẽ giúp điều chỉnh được tốc độ dữ liệu người sử dụng sao cho thích hợp với các điều kiện kênh vô tuyến tức thời.

Nếu như tất cả các kênh truyền tải theo kiến trúc Re’99, chúng đều chấm dứt tại RNC thì kênh HS-DSCH lại chấm dứt tại Node B nhằm mục đích điều khiển kênh HS-DSCH, lớp Mac-hs, sẽ điều khiển các tài nguyên của kênh này và nằm ngay tại Node B. Do đó, cho phép nhận các bản tin về chất lượng kênh hiện thời để có thể tiếp tục theo dõi giám sát chất lượng kênh hiện thời để có thể liên tục theo dõi giám sát chất lượng tín hiệu thuê bao tốc độ thấp. Vị trí này của MAC-hs tại Node B cũng cho phép kích hoạt giao thức HARQ từ lớp vật lý, nó giúp cho các quá trình phát lại diễn ra nhanh hơn [4].

Hình 3.4 Cấu trúc lớp MAC-hs [4]

Đặc biệt hơn, lớp MAC-hs chịu trách nhiệm quản lý chức năng HARQ cho mỗi user, phân phối tài nguyên HS-DSCH giữa tất cả các MAC-d theo sự ưu tiên của chúng (ví dụ như lập lịch gói), và lựa chọn khuôn dạng truyền tải thích hợp cho mỗi TTI (ví dụ như thích ứng liên kết). Các lớp giao diện vô tuyến nằm trên MAC không thay đổi so với kiến trúc Re’99 bởi vì HSDPA chỉ tập trung vào việc cải tiến truyền tải của các kênh logic. Sơ đồ cấu trúc lớp MAC-hs được cho như hình 3.4.

Lớp MAC-hs cũng lưu giữ dữ liệu của user được phát qua giao diện vô tuyến, điều đó đã tạo ra một số thách thức đối với việc tối ưu hóa dung lượng bộ nhớ đệm của Node B.

Một phần của tài liệu Công nghệ truy nhập gói đường tốc độ cao HSDPA (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w