18 Menochilus sexmaculatus
3.3.6. Diễn biến số lợng sâu hại và cánh cứng trên sinh cảnh lạc xen ngô
Trên sinh cảnh trồng lạc xen ngô nhận thấy có số loài cánh cứng ăn thịt xuất hiện đa dạng nhất (21 loài). Kết quả theo dõi biến động mật độ cánh cứng ăn thịt và sâu hại cánh vảy trên sinh cảnh này thể hiện ở bảng 15 và biểu đồ 6.
Thời điểm chúng tôi thu mẫu cây lạc đang vào giai đoạn ra hoa, ngô chuẩn bị trổ lau. Mật độ sâu hại cánh vảy đạt cao nhất ngay sau thời điểm lạc ra hoa và ngô trổ lau đạt 4.7 con/m2. Sau đó mật độ của sâu hại cánh vảy giảm dần cho đến cuối vụ, theo chúng tôi vào giai đoạn sau của vụ do thành phần thức ăn không còn phù hợp và có sự khống chế về mặt số lợng của các loài thiên địch nên mật độ của chúng giảm xuống.
Mật độ cánh cứng ăn thịt cũng tăng lên sau đỉnh cao của sâu hại và đạt đỉnh cao 7.0 con/m2 (ngày thu mẫu 3/11/04), chậm pha hơn đỉnh cao của sâu hại bộ cánh vảy 20 ngày. Về cuối vụ mật độ cánh cứng ăn thịt giảm dần cùng với sâu hại bộ cánh vảy.
Trong các loài cánh cứng ăn thịt trên sinh cảnh lạc xen ngô cho thấy loài P. fuscipes là loài chiếm u thế. Có thể sinh cảnh cây lạc rất phù hợp cho hoạt động của loài này nên chúng tập trung với số lợng lớn ở đây.
Bảng 15: Diễn biến số lợng cánh cứng ăn thịt và sâu hại trên ruộng trồng lạc xen ngô vụ đông, 2004 tại Nghi Lộc
Thời gian Cánh vảy CCAT P.fuscipes Cánh cứng
tổng số tổng số khác 2/10/04 1.5 1.3 0.5 0.8 8/10/04 4.7 1.8 1.0 0.8 16/10/04 3.0 2.0 1.5 0.5 24/10/04 2.4 5.8 2.1 3.7 03/11/04 2.5 7.0 2.0 5.0 11/11/04 1.0 5.0 0.8 4.2 21/11/04 0.3 1.0 0.0 1.0 01/12/04 0.3 1.0 0.0 1.0 12/12/04 0.0 0.6 0.0 0.6
Biểu đồ 6 : Diễn biến số lợng cánh cứng ăn thịt và sâu hại trên ruộng trồng lạc xen ngô vụ đông, 2004 tại Nghi Lộc
Kết luận và đề nghị 1. Kết luận
1. Kết quả nghiên cứu trong thời gian từ tháng 10 /2004 đến 1/2005 đã thu thập đợc 62 mẫu với 777 cá thể cánh cứng tại 6 sinh cảnh trên hệ sinh thái nông nghiệp tại các xã Nghi Trờng, Nghi Thịnh, Nghi Liên - Nghi Lộc - Nghệ An. Bọ chân chạy - Carabidae có 197 cá thể (chiếm 53.30%), họ Bọ rùa - Coccinellidae có 438 cá thể (chiếm 56,37%) và họ Staphylinidae thu đợc 142 cá thể (chiếm 18,28%). 2. Đã xác định đợc 25 loài cánh cứng bắt mồi ăn thịt thuộc 18 giống, 3 họ tại Nghi Lộc, Nghệ an. Trong 18 giống thuộc 3 họ cánh cứng thì Chlaenius là giống có nhiều loài nhất (3 loài), có 4 giống có 2 loài là Ophionea,Coccinella, Lemmia và Paederus . Trong 25 loài đã định loại thì có 5 loài rất phổ biến và có số lợng cá thể lớn là: Coccinella transversalis (66 cá thể, 96,77% số mẫu thu có bắt gặp), Micraspis discolor (128 cá thể, 100,0% số mẫu thu có bắt gặp)
Micraspis vincta (94 cá thể, 90,32% số mẫu thu có bắt gặp) Menochilus sexmaculatus (101 cá thể, 100,0% số mẫu thu có bắt gặp) và Paederus fuscipes
(78 cá thể, 100,0% số mẫu thu có bắt gặp).
3. Các loài cánh cứng có sự khác nhau về phân bố trên mỗi sinh cảnh. Trong các sinh cảnh khảo sát, ruộng trồng lạc xen ngô có nhiều loài phân bố nhất (21 loài), sinh cảnh ruộng trồng khoai xen ngô (19 loài), ruộng trồng lúa (15 loài) ruộng trồng khoai (15 loài), ruộng trồng ngô (17 loài), và ruộng trồng lạc (16 loài). Những ruộng trồng nhiều loại cây (lạc xen ngô và khoai xen ngô) thì thành phần loài cánh cứng ở đây cũng gặp nhiều hơn so với các sinh cảnh chỉ
trồng một loại cây chuyên biệt. Có 6 loài phân bố ở tất cả các sinh cảnh đó là: Coccinella transversalis, Micraspis discolor, Micraspis vincta, Menochilus sexmaculatus, Ophionea ishii và Paederus fuscipes.
4. Năm loài chiếm u thế trên hệ sinh thái nông nghiệp ở Nghi Lộc đó là:
Ophionea ishii Habu, Coccinella transversalis Fabr, Micraspis discolor (Fabr.),
Micraspis vincta (Gorham) và Menochilus sexmaculatus (Fabr.). Đã xác định đặc điểm hình thái, mật độ, phân bố và các đặc điểm sinh thái sơ bộ của các loài trên tại Nghi Lộc.
5. Thành phần sâu hại lúa ở khu vực nghiên cứu chủ yếu có hai loài sâu hại chính: Sâu đục thân lúa hai chấm (Scirpophaga incertulas Walker) và bọ xít dài (Leptocorisa acuta). Có 3 loài cánh cứng chiếm u thế trên sinh cảnh ruộng lúa là M. discolor, O. ishii và P. fuscipes. Mật độ cánh cứng tổng số (12,5 con/m2) đạt đỉnh cao cùng với đỉnh cao của bọ xít dài ở thời kỳ lúa ngậm sữa (2/10/04) tuy nhiên sau đó mật độ cánh cứng ăn thịt tiếp tục tăng cao ở pha thứ hai đạt 18,0 con/m2. Sâu đục thân trên lúa ở Nghi Lộc ở thời kỳ lúa ngậm sữa chắc xanh và chín đạt đỉnh cao 10,6 con/m2 .
6. Các loài cánh vảy trên ruộng ngô có hai pha phát triển chủ yếu, pha thứ nhất từ ngày 2/10/04 đến11/11/04 vào thời kỳ ngô cao 20cm đến lúc ngô trổ lau có mật độ đạt đỉnh cao 3,2 con/m2. Pha phát triển thứ hai từ giai đoạn ngô bắt đầu kết bắp cho đến cuối vụ ngô. Mật độ của các loài cánh cứng cũng tăng từ đầu vụ ngô và đạt đỉnh cao 8,6 con/m2 đến 10,0 con/m2 sau đỉnh cao của sâu hại bộ cánh vảy 18 ngày.
7. Sâu hại xuất hiện ngay từ đầu vụ khoai đông với mật độ tơng đối thấp (0,2 - 2.3 con/m2). Trên ruộng khoai mật độ cánh cứng ăn thịt phát triển tăng dần từ đầu đến cuối vụ khoai và đạt một đỉnh cao 7,8 con/m2. Tơng ứng với sự giảm chậm của mật độ cánh vảy trên ruộng khoai, cũng cho thấy cánh cứng ăn thịt cũng giảm nhng vẫn giữ đợc mật độ khá cao vào giai đoạn cuối vụ 4,3 con/m2
8. Sâu hại bộ cánh vảy có số lợng đạt đỉnh cao 5,2 con/m2, Cánh cứng ăn thịt trên ruộng lạc có số lợng cũng tăng từ đầu vụ đến cuối vụ, mật độ của chúng tăng từ 0,9 con/m2 và đạt đỉnh cao 12,1 con/m2. Trong vụ lạc trái sâu hại và cánh cứng ăn thịt đều đạt một đỉnh cao, đỉnh cao của cánh cứng ăn thịt đi sau đỉnh cao của sâu hại bộ cánh vảy 3 tuần. Loài P. fuscipes có số lợng lớn là loài u thế trong thành phần loài cánh cứng ăn thịt trên ruộng lạc vụ đông.
9. Trên sinh cảnh ruộng trồng khoai xen ngô, mật độ bọ xít dài tăng dần từ đầu vụ và đạt đỉnh cao 3.7 con/m2, sâu hại bộ cánh vảy có 2 pha phát triển với hai đỉnh cao đạt 5.0 con/m2 và 2,0 con/m2. Mật độ cánh cứng ăn thịt cũng gia tăng từ đầu vụ và đạt đỉnh cao 10.0 con/m2 đồng thời chúng duy trì mật độ cao cho đến cuối vụ (8.0 con/m2). Nh vậy đỉnh cao của cánh cứng ăn thịt đi sau đỉnh cao của bọ xít dài là 12 ngày.
10. Trên sinh cảnh lạc xen ngô mật độ sâu hại cánh vảy đạt cao nhất (4.7 con/m2) ngay sau thời điểm lạc ra hoa và ngô trổ lau sau đó giảm dần cho đến cuối vụ. Mật độ cánh cứng ăn thịt cũng tăng lên sau đỉnh cao của sâu hại (7.0 con/m2), chậm pha hơn đỉnh cao của sâu hại bộ cánh vảy 20 ngày.
2. Đề NGHị
Để có đầy đủ cơ sở khoa học góp phần sử dụng cánh cứng ăn thịt trong phòng trừ sâu hại cần nghiên cứu những vấn đề sau đây:
- Cần tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của từng loài cánh cứng cụ thể để thấy rõ vai trò thiên địch của chúng trên hệ sinh thái nông nghiệp.
- Đề xuất các mô hình nuôi thả cánh cứng ăn thịt ra tự nhiên nhằm góp phần khống chế sự phát triển của sâu hại.
Tài liệu tham khảo
1 B.M.Shepard, A.T.Barrion và J.A.Litsinger - Các côn trùng nhện và nguồn bệnh có ích .Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI. Nxb Nông nghiệp, 1989: 10-15.
2 Cục BVTV, 1986 - Phơng pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng. Nxb Nông nghiệp, H,:87-89.
3 Trịnh Thị Hiền, 1998 - Nghiên cứu thành phần loài Bọ chân chạy (Coleoptera: Carabidae) trên đồng lúa Nghệ An, luận văn tốt nghiệp cử nhân. 62 tr.
4 Hà Quang Hùng, 1998 - Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp (IPM). Nxb Nông nghiệp, H., 120 tr.
5 Võ Hng, 1983 - Một số phơng pháp toán học ứng dụng trong sinh học. Nxb ĐHTHCN, 120tr
6 Phạm Văn Lầm, 1992 - Danh lục thiên địch của sâu hại lúa ở Việt Nam, Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật:1-72
7 Phạm Văn Lầm , 1994 - Nhận dạng và bảo vệ những thiên địch chính trên ruộng lúa. Nxb. Nông nghiệp, 95 tr.
8 Phạm Văn Lầm, 1995 - Biện pháp sinh học phòng chống dịch hại nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp, H., 236 tr.
9 Trần Ngọc Lân, Cao Tiến Trung, Trịnh Thị Hiền, 1999 - Diễn Bién số lợng cánh cứng và nhện lớn ăn thịt trên ruộng lúa vùng Vinh, Thông báo khoa học ĐHSP Vinh, số 20: 78-83
10 Trần Ngọc Lân, Phạm Bình Quyền, Nguyễn Huy Chiến, Cao Tiến Trung, Trịnh Thị Hiền, Hoàng Thị Minh Thắng, 1999 - Kết quả bớc đầu điều tra nghiên cứu cánh cứng ăn thịt (Insecta: Coleoptera), Thông báo khoa học ĐHSP Vinh, số 20, 1999:71- 77.
11 Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thanh, Hoàng Thị Minh Thắng, 1999 - ảnh hởng của điều kiện canh tác đối với Cánh cứng và Nhện lớn ăn thịt trên ruộng lúa vùng Vinh, Thông báo khoa học ĐHSP Vinh, số 21: 84-89
12 Trần Ngọc Lân, 2000 - Thành phần loài thiên địch và hớng lợi dụng chúng trong việc hạn chế mật độ quần thể một số loài sâu
hại luá ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An. Tóm tắt luận án Tiến sĩ Sinh học, H.,24 tr.
13 Mayr E., 1969- Những nguyên tắc phân loại động vật. Nxb KH&KT., H., 1974, 349 tr.
14 Hoàng Đức Nhuận, 1982 – Bọ rùa (Coccinellidae) ở Việt Nam. Tập 1. Nxb KHKT, 208 tr.
15 Hoàng Đức Nhuận, 1983 – Bọ rùa (Coccinellidae) ở Việt Nam. Tập 2 .Nxb KHKT ,159 tr.
16 Vũ Đình Ninh và nnk, 1976 – Sổ tay sâu hại cây trồng. Nxb Nông nghiệp, H., 1-126 tr.
17 Phạm Bình Quyền,1976 - Đời sống côn trùng. Nxb KH&KT, 144-227.
18 Phạm Bình Quyền, 1979 - Các loài thiên địch của bọ rầy nâu (N.Lugeurstal) và triển vọng sử dụng chúng trong phòng trừ sinh học. Nxb KHKT. 78tr
19 Phạm Bình Quyền, 1994- Sinh thái học côn trùng. Nxb Giáo dục, H.,120 tr.
20 Phạm Bình Quyền, Nguyễn Văn Sản, Vũ Quang Côn, Trần Ngọc Lân,1995 - Phòng trừ sâu hại và ảnh hởng của chúng đối với đa dạng sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp . Tuyển tập công trình nghiên cứu của hội thảo khoa học đa dạng sinh học Bắc Trờng Sơn. Nxb Nông nghiệp .,H.: 27 - 35.
21 Mai Quý, Trần Thị Bích Lan, Trần Thị Lài, 1981- Kết quả điều tra nghiên cứu cơ bản côn trùng miền Bắc Việt Nam (60-70). Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam. Nxb KHKT, 245 tr.
22 Nguyễn Thị Thanh, 2002 - Thành phần loài và biến động số l- ợng Chân khớp ăn thịt, ký sinh một số sâu chính hại Lạc ở Diễn Châu, Nghi Lộc - Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ Sinh học, 99 tr.
23 Hoàng Thị Minh Thắng, 1999 - Điều tra nghiên cứu thành phần loài và biến động số lợng cánh cứng (Coleoptera) trên ruộng lúa Nghệ An (trừ họ Carabidae). Luận văn tốt nghiệp., 47 tr. 24 Trần Hữu Thọ và ctv, 1992 - Một số kết quả của các công trình
nghiên cứu về sâu hại lúa 1986-1990. TTBVTV (1):2-9
25 Nguyễn Công Thuật,1996 - Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng. Nxb Nông nghiệp, 300 tr.
26 Tổ Côn trùng học - UBKHKT Nhà nớc, 1967 - Quy trình và kỹ thuật su tầm, xử lý và bảo quản côn trùng. Nxb KH&KT, H., 62 tr.
27 Cao Tiến Trung,1998 - Kết quả bớc đầu nghiên cứu thành phần ong ký sinh và sự biến động số lợng của một số thiên địch sâu hại lúa trên đồng ruộng Vinh Tân năm 1997. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành sinh học. 71trang.
28 Nguyễn Khanh Vân (Chủ biên), Nguyễn Thị Hiền, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, 2000 - Các biểu đồ sinh khí hậu Việt Nam.
Nxb KHKT. 154 tr
29 Viện BVTV, 1976- Kết quả điều tra côn trùng 1967-1968. Nxb Nông nghiệp, H., 1-579 tr.
30 Viện BVTV, 1997 - Phơng pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, tập 1 - Phơng pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng. Nxb Nông nghiệp, H., 1-100 tr.
31 Nguyễn Đình Vinh, 2003 - Chân khớp ăn thịt, ký sinh của sâu bộ cánh phấn gây hại vừng V6 tại huyện Yên Thành và Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An, năm 2002. LVTN
32 Watt K.,1976 - Sinh thái học và việc quản lý nguồn lợi thiên nhiên. Nxb KH&KT, H., 1-146 tr.
Tài liệu tiếng Anh
33 Barrion A.T., Litsinger J. A., 1994 – Taxonomy of rice insect Pests and their arthropod Parasites and Predators. Management insects. IRRI. 13- 612.
34 Yasumatsu k., 1982 – An illustr2ated guide to some natural enemies of Rice insect Pests in Thailand. JICA, 72p.
khoa sinh học
---
Lê Thị thu
Góp phần nghiên cứu đa dạng côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) trên hệ sinh thái nông nghiệp tại
Nghi lộc - tỉnh nghệ an, vụ đông 2004